Chẩn đoán Và điều Trị Hạ Thân Nhiệt ở Trẻ Em | TCI Hospital

Hạ thân nhiệt ở trẻ em thường xảy ra ở những trẻ sinh non, nhiễm lạnh do thời tiết, hoặc có tình trạng dinh dưỡng kém. Hạ thân nhiệt ở trẻ thường đi kèm với hạ đường huyết hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Trẻ bị hạ thân nhiệt nếu được kịp thời phát hiện, xử trí, có thể nguy hiểm cho cơ thể của bé.  

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Biểu hiện trẻ bị hạ thân nhiệt
  • 2. Chẩn đoán và điều trị hạ thân nhiệt ở trẻ em
    • 2.1. Chẩn đoán
    • 2.2. Điều trị 
  • 3. Phòng ngừa tình trạng hạ thân nhiệt đột ngột ở trẻ em

1. Biểu hiện trẻ bị hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống bất thường, thấp dưới 35 độ (nhiệt độ đo được tại hậu môn). 

Có 3 mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ bao gồm:

– Nhẹ: 35 độ C – 34 độ C

– Trung bình: 34 độ C – 32 độ C

– Nguy hiểm: dưới < 25 độ C

hạ thân nhiệt ở trẻ em

Hạ thân nhiệt ở trẻ em có thể gây tử vong nhanh chóng nếu bé không được xử trí kịp thời (ảnh minh họa).

Khi bị hạ thân nhiệt, toàn thân trẻ lạnh, ít cử động, bỏ bú, khóc yếu. Trong trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt nặng, bé sẽ có thể có một số biểu hiện như:

– Mặt, chi đỏ

– Cứng bì vùng lưng, chi

– Hạ huyết áp

– Hạ đường huyết

– Nhịp tim nhanh, có thể rối loạn nhịp tim

– Độ bão hoà oxy giảm

– Suy hô hấp

2. Chẩn đoán và điều trị hạ thân nhiệt ở trẻ em

Trẻ bị hạ thân nhiệt nặng cần đưa con đến bệnh viện khám

Trẻ bị hạ thân nhiệt nặng cần đưa con đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (ảnh minh họa).

2.1. Chẩn đoán

Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ đo ở nách là dưới 35 độ C (<35 độ C) hoặc không đo được ở nhiệt kế bình thường thì cần nghĩ ngay đến khả năng trẻ bị hạ thân nhiệt. Khi nhiệt độ ở nhiệt kế quá thấp không đọc được, có thể đo ở hậu môn để xác định thân nhiệt của trẻ. 

2.2. Điều trị 

Những trẻ bị hạ thân nhiệt cần được bù nước trước tiên trong trường hợp mất nước. Sau đó hãy cho trẻ ăn ngay, nên cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ nếu bé không cảm thấy chướng bụng.

Giữ ấm cho trẻ: đảm bảo trẻ được mặc ấm, đặc biệt vùng đầu. Giữ trẻ ở nơi không có gió lùa.

Theo dõi nhiệt độ hậu môn của trẻ mỗi 2 giờ đến khi nhiệt độ tăng lên >36,5 độ C. Theo dõi mỗi 30 phút nếu sử dụng đèn sưởi ấm.

Đảm bảo trẻ được mặc ấm đầy đủ đặc biệt vào ban đêm.

Cần phải giữ ấm đầu, cổ, ngực, tay, chân cho trẻ.

Kiểm tra tình trạng hạ đường huyết khi phát hiện bé bị hạ thân nhiệt.

Hãy cho bé đến bệnh viện để con được thăm khám với các bác sĩ Nhi khoa khi cần thiết.

3. Phòng ngừa tình trạng hạ thân nhiệt đột ngột ở trẻ em

giữ ấm cho trẻ

Ba mẹ lưu ý giữ ấm cho bé để đề phòng tình trạng giảm thân nhiệt.

Để phòng ngừa tình trạng giảm thân nhiệt ở trẻ em, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Cho ăn ngay đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Đặt giường của trẻ ở nơi ấm, không có gió lùa và trẻ cần được mặc ấm.

– Tránh làm cho trẻ lạnh (ví dụ sau khi tắm hoặc trong quá trình thăm khám).

– Thay tã, quần áo, giường ướt để giữ trẻ và giường luôn khô ráo.

– Lau khô trẻ sau khi tắm.

– Sử dụng đèn sưởi cẩn thận, không sử dụng chai nước nóng hoặc đèn huỳnh quang.

Trên đây là một số thông tin về hạ thân nhiệt ở trẻ. Ba mẹ cần lưu ý theo dõi, khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đưa bé đi khám ngay để kịp thời xử lý. Khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.

Từ khóa » Nhiệt độ Dưới 36 5 độ