Chẩn Đoán Và Tầm Soát Loãng Xương - Bệnh Viện Quận Tân Phú

Khối lượng xương hay mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density-BMD) có thể đo lường được, hiện đang được sử dụng để chẩn đoán loãng xương

Loãng xương thường gặp nhất là thể loãng xương tiên phát ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi ở cả nam và nữ. Loãng xương cũng có thể thứ phát do nhiều bệnh lý hoặc do sử dụng các thuốc khác nhau, đặc biệt là do sử dụng glucocorticoid kéo dài.

Loãng xương với hậu quả gãy xương có thể gây đau đớn, thay đổi hình thể, tàn phế, thậm chí tử vong là một gánh nặng lớn cho người bệnh và cho cả cộng đồng.

Gãy xương do loãng xương là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên thế giới vì xuất độ khá cao và gây tàn phế, giảm chất lượng sống, tăng nguy cơ tử vong và tăng đáng kể chi phí y tế.

Xuất độ của loãng xương.

+ Trong lứa tuổi từ 50 - 70: 19,6% phụ nữ và 3,1% nam giới bị mắc bệnh loãng xương (Nữ = 5 lần Nam)

+ Trên 70 tuổi: 58,8% phụ nữ và 19,6% nam giới bị mắc bệnh loãng xương (Nữ = 3 lần Nam).

+ Ước tính, năm 2010, toàn thế giới có tới trên 200.000.000 người bị loãng xương và con số này ở Việt Nam khoảng 2.800.000 người.

I. LÀM SAO ĐỂ XÁC ĐỊNH LOÃNG XƯƠNG?

1. Tầm soát các yếu tố nguy cơ trên lâm sàng qua thăm khám và hỏi tiền sử, đặc biệt tiền sử gãy xương của người bệnh và gia đình.

2. Thăm khám để phát hiện các dấu hiệu của loãng xương và các nguyên nhân gây loãng xương thứ phát, trong đó bao gồm việc đo chiều cao định kỳ để xác định sự thay đổi chiều cao và quan sát hình dáng bệnh nhân để phát hiện gù cột sống.

3. Chỉ định một số xét nghiệm và thăm dò để chẩn đoán loãng xương và phát hiện các yếu tố nguyên nhân góp phần gây mất xương:

a. Đo mật độ xương (BMD – Body Mineral Density), tốt nhất là bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DXA – Dual-Energy X-Ray Absorptiometry).

b. Xem xét chỉ định một số xét nghiệm cơ bản cần thiết.

4. Lượng giá nguy cơ gãy xương 10 năm đối với gãy cổ xương đùi và các gãy xương lớn khác dựa vào mô hình tiên đoán gãy xương FRAX của tổ chức y tế thế giới (WHO) hoặc mô hình của viện GARVAN, Úc.

5. Chẩn đoán xác định loãng xương dựa vào:

a. Đo mật độ xương (BMD) bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) và sử dụng tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO).

b. Trên lâm sàng, có thể chẩn đoán loãng xương khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ và có bằng chứng của gãy xương sau chấn thương nhẹ (trong đó có gãy lún đốt sống), kết hợp với việc loại trừ các bệnh lý gây hủy xương hoặc loãng xương thứ phát (như cường cận giáp trạng, đa u tủy xương, …).  

II. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Loãng xương là một bệnh lý chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố vì vậy tất cả phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi cần được đánh giá nguy cơ loãng xương:

1. Suy giảm mật độ xương là yếu tố nguy cơ số 1.

2. Cao tuổi: Phụ nữ sau mãn kinh và nam sau 50 tuổi có nguy cơ gãy xương gia tăng so với những các nhân dưới 50 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng.

3. Giới tính: nữ có nguy cơ gãy xương cao hơn nam. Khoảng 2/3 ca gãy xương xảy ra ở nữ giới.

4. Trọng lượng cơ thể thấp: những cá nhân có chỉ số khối cơ thể (body mass index - BMI) ≤ 18.5 kg/m2 có nguy cơ gãy xương tăng 1.8 lần so với những người có BMI cao hơn 18.5.

5. Dùng glucocorticoid đường uống với liều lượng ≥ 5mg predisone/ngày hoặc chế phẩm tương đương ≥ 3 tháng là một yếu tố gãy xương, đặc biệt là xương đốt sống.

6. Đang hút thuốc

7. Uống nhiều rượu, bia ≥ 3 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu = 40 ml rượu mạnh hoặc 150 ml rượu vang hoặc 300 – 350 ml bia).

8. Té ngã và yếu cơ là một trong những yếu tố nguy cơ gãy xương quan trọng. khoảng 90% ca gãy cổ xương đùi là do té ngã.

9. Tiền sử gia đình có cha mẹ bị gãy khớp háng hoặc bản thân bị gãy xương sau tuổi 50.

10. Thiếu canxi: Người có liều lượng canxi cung cấp từ thực phẩm

Từ khóa » Chẩn đoán Loãng Xương Theo Who