Chẩn đoán Và Xử Trí Suy Hô Hấp Cấp

– Tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp nhất tại khoa Hồi sức cấp cứu, là nguyên nhân tử vong chủ yếu của các bệnh nhân hồi sức cấp cứu.

Mục lục

  • 1 Triệu chứng và chẩn đoán
    • 1.1 1. Lâm sàng
    • 1.2 2. Cận lâm sàng
  • 2 Định hướng chẩn đoán nguyên nhân
    • 2.1 1. Các nguyên nhân chính
    • 2.2 2. Định hướng chẩn đoán nguyên nhân
  • 3 Các biện pháp xử lý
    • 3.1 1. Khai thông đường thở
    • 3.2 2. Thở oxy
    • 3.3 3. Thông khí nhân tạo
    • 3.4 4. Phát hiện và chọc dẫn lưu các trường hợp tràn khí màng phổi nguy hiểm
    • 3.5 5. Các thuốc
    • 3.6 6. Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân: kháng sinh, chống đông…

– Là cấp cứu thực sự, nhiều khi rất cấp cứu, đòi hỏi phải xử trí ngay, kết hợp vừa xử trí, vừa đánh giá lâm sàng và chỉ định xét nghiệm.

– Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi rất khó.

Triệu chứng và chẩn đoán

1. Lâm sàng

– Khó thở:

  • Là triệu chứng báo hiệu quan trọng và nhạy.
  • Khó thở nhanh (> 25 lần/phút) hoặc chậm (< 12 lần/phút) hoặc loạn nhịp thở (Kussmaul, Cheyne – Stockes…), biên độ thở nhanh hoặc giảm.

– Tím: là biểu hiện nặng.

  • Sớm: quanh môi, môi, đầu chi.
  • Nặng, muộn: tím lan rộng ra toàn thân.
  • Không có hoặc xuất hiện muộn nếu gây ngộ độc CO.

– Vã mồ hôi

– Rối loạn tim mạch:

  • Mạch nhanh, có thể rối loạn nhịp
  • Huyết áp tăng, nếu nặng có thể tụt huyết áp.
  • Thường kết hợp triệu chứng suy hô hấp + suy tuần hoàn quan trọng là chẩn đoán phân biệt suy hô hấp, là nguyên nhân hay hậu quả.

– Rối loạn thần kinh và ý thức: là triệu chứng nặng của suy hô hấp

  • Nhẹ: lo lắng, hốt hoảng, thất điều…
  • Nặng: Vật vã hoặc ngủ gà, lờ đờ, hôn mê, co giật…

2. Cận lâm sàng

Khí máu:

– PaO2 giảm dưới 60 mmHg (bình thường 95 – 96 mmHg)

– Lưu ý PaO2 có xu hướng giảm dần theo tuổi.

PaO2 sinh lý = 109 – 0,43 x tuổi (năm ) ở người không hút thuốc

– SaO2  giảm < 85% (bình thường 95- 97%)

– PaCO2: có thể giảm, bình thường hoặc tăng (bình thường = 35 – 45 mmHg)

Định hướng chẩn đoán nguyên nhân

1. Các nguyên nhân chính

– Đường thở: tắc nghẽn thanh quản: u, viêm, phù Quiccke, dị vật đường thở, chấn thương thanh quản, co thắt…

– Bệnh lý phổi và màng phổi – thành ngực

  • Viêm phổi
  • Xẹp phổi, u phổi
  • Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi
  • Hen phế quản
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Suy hô hấp tiến triển ở người lớn.
  • Chấn thương phổi – màng phổi – thành ngực.

– Bệnh lý tim mạch

  • Phù phổi cấp huyết động
  • Suy tim nặng
  • Tắc mạch phổi.

– Bệnh lý thần kinh – cơ

  • Liệt cơ hô hấp (liên sườn, hoành): hội chứng Guillain – Barries: nhược cơ, rắn độc cắn.

– Phù phổi do cơ chế thần kinh

2. Định hướng chẩn đoán nguyên nhân

– Hỏi tiền sử bệnh: hen phế quản, COPD, bệnh lý tim mạch.

– Đặc điểm lâm sàng

Co kéo cơ hô hấp:

  • Tiếng rít, khó thở thanh quản.
  • Ran rít, co thắt phế quản.

Biên độ thở yếu (nhược cơ, mệt cơ), mạnh (toan chuyển hóa)

– Đột ngột: dị vật, nang, tràn khí màng phổi

– Nhanh: phù phổi cấp, hen phế quản, viêm phổi…

– Từ từ: u phổi, tràn dịch màng phổi, suy tim trái.

Đau ngực: tràn khí màng phổi, nhồi máu phổi, viêm màng phổi, nhồi máu cơ tim.

Sốt (nhiễm trùng): viêm phổi, viêm phế quản…

– Chú ý khám kỹ phổi

  • Ran ẩm
  • Ran rít
  • Hội chứng 3 giảm, đông đặc, tam chứng Galia.

– Các xét nghiệm cơ bản

  • Xquang phổi
  • Khí máu

– Điện tim

– Các xét nghiệm khác tùy theo trường hợp cụ thể: siêu âm tim, chụp CT…

Xử trí suy hô hấp cấp

Kết hợp với đánh giá lâm sàng và xét nghiệm: mức độ nặng, nhẹ, nguyên nhân.

Các biện pháp xử lý

1. Khai thông đường thở

– Cổ ưỡn (dẫn lưu tư thế)

– Canuyn Grudel hoặc Mayo chống tụt lưỡi

– Hút đờm dãi, hút rửa phế quản

– Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.

– Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở.

– Nội khí quản (hoặc mở khí quản): biện pháp hữu hiệu khai thông đường thở.

2. Thở oxy

3. Thông khí nhân tạo

– Bóp bóng, thổi ngạt: chú ý ưỡn cổ bệnh nhân nếu chưa đặt NKQ

– Thông khí nhân tạo bằng máy.

4. Phát hiện và chọc dẫn lưu các trường hợp tràn khí màng phổi nguy hiểm

5. Các thuốc

– Các thuốc giãn phế quản: khí dung; truyền tĩnh mạch

– Corticoid: hen phế quản, phù thanh quản, đợt cấp COPD?

6. Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân: kháng sinh, chống đông…

Benh.vn (cẩm nang truyền thông)

Chia sẻ

Từ khóa » Chẩn đoán Và Xử Trí Suy Hô Hấp Cấp