Chẩn Đoán Viêm Da Cơ Địa Khởi Phát Ở Người Lớn - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bác sĩ cần chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người lớn trước khi đưa ra phương án điều trị. Chẩn đoán sẽ giúp xác định rõ mức độ bệnh cùng các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Từ đó giúp đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, kiểm soát tốt triệu chứng cũng như diễn tiến của bệnh.
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa (có tên tiếng anh là atopic dermatitis), đây là một dạng viêm da mãn tính có tính chất cố thủ, diễn tiến dai dẳng. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm nhưng lại có nguy cơ cao tái đi tái lại nhiều lần khi có yếu tố thuận lợi tạo điều kiện.
Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm. Nhiều trường hợp, không phát hiện sớm và can thiệp đúng cách thì tổn thương da sẽ trở nên nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
Thống kê cho thấy rằng, trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất, trong đó hơn 60% trẻ mắc viêm da cơ địa có biểu hiện ở 2 tháng đầu đời. Bệnh lý này nếu khởi phát ở người lớn thì thông thường là sự nối tiếp tình trạng bệnh từ khi còn nhỏ. Rất hiếm trường hợp bệnh khởi phát ở những người trưởng thành.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở người lớn vẫn chưa được thống kê chính xác. Tuy nhiên, bệnh không có sự khác biệt rõ ràng ở 2 giới. Viêm da cơ địa là bệnh lý có tính chất di truyền, chính vì thế khi bố mẹ mắc bệnh thì khả năng còn cũng bị lây nhiễm là rất cao.
Tham khảo thêm: Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Bàng: Ưu, Nhược Điểm
Các phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn
Cho đến nay, các nghiên cứu dược lý hiện đại vẫn chưa thể tìm ra xét nghiệm đặc hiệu với bệnh viêm da cơ địa. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác nhau.
Dưới đây là thông tin về 4 phương pháp thông dụng được dùng trong chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người lớn:
1. Chẩn đoán lâm sàng
Đây là phương pháp chẩn đoán được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị viêm da cơ địa. Bệnh thường gây tổn thương da nên bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám lâm sàng để xác định bệnh cùng diễn tiến của bệnh.
+ Ở giai đoạn cấp tính:
Lúc này, triệu chứng viêm da cơ địa thường sẽ bùng phát một cách đột ngột và dữ dội. Đồng thời có xu hướng lây lan rất nhanh chóng.
- Trên vùng da bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các vết ban có màu đỏ hồng, ranh giới thường không rõ ràng.
- Sau đó, mụn nước nhỏ, nông hay đám sẩn sẽ xuất hiện trên bề mặt da. Lúc này da thường chưa bị bong tróc vảy.
- Da có thể bị phù nề, tiết dịch và đóng vảy tiết màu trắng hay vàng nhạt trên bề mặt.
- Trường hợp cào gãi hay chà xát thì da có thể bị tổn thương thứ phát và đôi khi còn có nguy cơ nhiễm trùng.
- Tổn thương da xuất hiện khu trú, đặc biệt ở các vùng như cổ, má, trán hay cằm, sau đó mới lan ra chân tay và thâm mình.
+ Ở giai đoạn bán cấp:
Với giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh thường có mức độ nhẹ, không điển hình nên rất khó nhận biết. Tổn thương da thường có xu hướng thuyên giảm dần, da không bị tiết dịch hay phù nề.
+ Ở giai đoạn mãn tính:
Triệu chứng mãn tính thường diễn tiến chậm và ít gây sưng viêm. Tuy nhiên người bệnh có thể bị ngứa ngáy từ âm ỉ tới dữ dội và đặc biệt là ngứa nhiều vào ban đêm, ngay cả khi ngủ.
- Tổn thương da thường sẽ bị thâm nhiễm do cào gãi hay chà xát nhiều.
- Vùng da nhiễm bệnh bị dày sừng, khô ráp và có dấu hiệu nứt nẻ gây đau.
- Mặc dù phạm vi ảnh hưởng ít hơn giai đoạn cấp tính nhưng lại có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh.
Bên cạnh việc quan sát và hỏi han và triệu chứng trên da của người bệnh, bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh lý trong chẩn đoán lâm sàng. Bởi bệnh viêm da cơ địa có thể sẽ đi kèm hoặc liên quan tới một số bệnh lý cơ địa khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dày sừng nang lông…
Tham khảo thêm: Xử lý viêm da tiếp xúc ở vùng kín (bộ phận sinh dục)
2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
Việc thăm khám lâm sàng đôi khi chưa thể giúp bác sĩ xác định rõ mức độ bệnh và các yếu tố nguy cơ liên quan. Chính vì vậy, các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được chỉ định để hỗ trợ thêm.
Sau đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng được dùng trong chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn:
- Xét nghiệm định lượng IgE:
Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có đến hơn 80% trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa có nồng độ kháng thể dị ứng IgE cao hơn mức bình thường. Để đo định lượng kháng thể IgE, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh và đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên vẫn có khoảng 20% người bệnh viêm da cơ địa có định lượng kháng thể IgE bình thường.
- Test áp bì:
Test áp bì hay còn được gọi là Patch test. Đây là một xét nghiệm dị ứng được tiến hành bằng tấm dán. Test áp bì cũng là một trong những xét nghiệm được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa và bệnh hen suyễn.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng cồn để sát khuẩn lưng sau đó sử dụng 1 miếng dán có chứa yếu tố nghi ngờ là dị nguyên để dán lên vùng da được sát khuẩn. Xét nghiệm test áp bì sẽ giúp bác sĩ xác định được các yếu tố nguy cơ kích thích bệnh bùng phát.
- Xét nghiệm bạch cầu ái toan:
Trong giai đoạn bùng phát bệnh viêm da cơ địa thì bạch cầu ái toan thường sẽ có xu hướng tăng lên. Chính vì thế mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để đo nồng độ bạch cầu ái toan. Điều này cho phép có thêm dữ liệu để phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm tìm dị nguyên huyết thanh:
Thông thường, khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên thì hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể IgE đặc hiệu để đối kháng. Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ chỉ định xét nghiệm máu nhằm phát hiện sự hiện diện của kháng thể IgE đặc hiệu. Kết quả này sẽ giúp tìm ra được thành phần dị nguyên kích hoạt bệnh bùng phát.
3. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định bệnh viêm da cơ địa bao gồm 4 tiêu chuẩn chính cùng với một số tiêu chuẩn phụ khác. Hiện nay, tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980) là đang được sử dụng phổ biến nhất. Theo đó, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính đi kèm với 3 tiêu chuẩn phụ.
+ Bốn tiêu chuẩn chính theo Hanifin và Rajka bao gồm:
- Ngứa da: Đây chính là triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa ở người lớn. Tình trạng ngứa ngáy trên da có thể có mức độ từ âm ỉ tới dữ dội. Có thể nghiêm trọng hơn khi có ma sát, thân nhiệt tăng hay vào ban đêm.
- Triệu chứng tái phát và kéo dài: Các triệu chứng trên da do viêm da cơ địa thường có xu hướng kéo dài dai dẳng từ khoảng vài tuần cho tới vài tháng. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh có đặc tính tái đi tái lại, đôi khi bùng phát nhiều lần trong năm.
- Vị trí cùng hình thái tổn thương điển hình: Tổn thương da điển hình ở trường hợp người lớn thường là dày sừng, khô ráp, nứt nẻ và có dấu hiệu lichen hóa.
- Tiền sử gia đình và cá nhân: Có tiền sử liên quan mật thiết với các bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa…
Tham khảo thêm: Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa
+ Một số tiêu chuẩn phụ theo Hanifin và Rajka:
- Viêm môi
- Khô da
- Mặt thường bị đỏ và tái
- Bị viêm kết mạc mắt
- Đục thủy tinh thể
- Ngứa ngáy nhiều khi ra mồ hôi
- Dị ứng thức ăn
- Tổn thương da kích hoạt ở tay
- Nồng độ kháng thể IgE tăng
- Da rất dễ bị nhiễm trùng
- Mắc chứng vẽ nổi
- Giác mạc có hình chóp
- Da xuất hiện các vảy phấn trắng
- Xuất hiện quầng thâm mắt
- Tổn thương da giống với tình trạng dày sừng nang lông
- Bị chàm ở núm vú
Chẩn đoán xác định dựa theo tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka thường tốn nhiều thời gian hơn so với việc áp dụng chẩn đoán cận lâm sàng. Nguyên nhân là do các tiêu chuẩn phụ ở người bệnh viêm da cơ địa thường thiếu tính điển hình và không rõ ràng. Chính vì thế mà hiện nay, chẩn đoán xác định chỉ được xem như phương pháp hỗ trợ thêm và ít khi được thực hiện.
4. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có thể gây ra những tổn thương trên da không điển hình. Chính vì vậy mà rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý về da mãn tính khác. Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ thường sẽ áp dụng phương pháp chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý sau:
- Bệnh vảy nến: Dây là một bệnh viêm da đặc trưng bởi tình trạng da bị khô ráp và bong tróc vảy trắng bạc như nến. Bệnh lý này có sự liên quan mật thiết với tình trạng rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền.
- Viêm da ánh nắng: Là tình trạng viêm da do có làn da quá nhạy cảm hay tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng khác. Tổn thương da đặc trưng là tình trạng da bị đỏ, phù nề hay xuất hiện mụn nhỏ, có tiết nước. Các tổn thương này có xu hướng khởi phát ở vùng môi.
- Các bệnh lý khác: Viêm da cơ địa ở người lớn cần được phân biệt rõ với các bệnh da liễu khác. Bao gồm: viêm da tiếp xúc, nấm da, viêm da tiết bã, ghẻ chàm hóa…
Bài viết đã đề cập rõ thông tin về các cách chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn. Tốt nhất khi trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp can thiệp đúng đắn. Dù là viêm da cơ địa hay bất cứ bệnh lý da liễu nào cũng sẽ được kiểm soát tốt nếu kịp thời phát hiện và nghiêm túc điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?
- Bệnh viêm da tiết bã có lây không? Cách nào điều trị hiệu quả?
Từ khóa » Chẩn đoán Viêm Da Cơ địa
-
Viêm Da Cơ địa (Eczema) - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
(Tiếng Việt) Bệnh Viêm Da Cơ địa - National Hospital Of Dermatology
-
Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Da Cơ địa - Vinmec
-
Viêm Da Cơ địa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Viêm Da Cơ địa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Phòng ...
-
Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Chẩn Đoán Và ...
-
Bệnh Viêm Da Cơ địa: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic Dermatitis) - Health Việt Nam
-
Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chẩn Đoán Viêm Da Cơ Địa
-
Viêm Da Cơ địa - Hội Hen - Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM
-
Chẩn đoán Bệnh Viêm Da Cơ địa - Suckhoe123
-
BỆNH DA DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic Dermatitis)
-
Bệnh Viêm Da Cơ địa? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Dấu Hiệu Thường ...
-
Nỗi ám ảnh Của Bệnh Viêm Da Cơ địa