Chân Dung Các Hoàng Tử Triều đại Nhà Thanh - Hình Ảnh Lịch Sử

Chân dung các Hoàng tử triều đại nhà Thanh Thời kỳ nhà Thanh có chế độ phong tước riêng biệt dành cho nam giới Tông thất, tức hậu duệ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích hoặc hậu duệ của anh em cùng cha của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đều chia ra hai hạng "Nhập Bát phân" và "Bất nhập Bát phân", trong đó "Nhập Bát phân" là phạm trù tôn quý. Hệ thống tước hiệu cơ bản có 12 tước vị cùng 2 tước vị đặc thù, là tổng 14 tước vị, còn gọi Thập tứ đẳng Tước vị.

Đời Thanh gọi Hoàng tử bằng kính xưng Mãn ngữ A ca, đây cũng là một điểm nhận biết chủ chốt của các Hoàng tử triều Thanh. Bên cạnh đó, triều Thanh không như các triều đại trước chủ trương phong tước khi còn nhỏ, nhìn chung các Hoàng tử triều Thanh đều phải qua 16 tuổi mới thụ phong, hơn nữa không phong Vương ngay mà thấp nhất là "Bối tử", sau đó có công lao hoặc đã cao tuổi thì mới xét phong Vương. Tình trạng này khiến triều Thanh có địa vị đặc thù dành cho các "Hoàng tử", bởi vì nhiều Hoàng tử khi trưởng thành vẫn chưa phong tước, thế nhưng địa vị Hoàng tử vẫn là đặc thù nhất chỉ sau Hoàng đế, cho nên triều Thanh quy định mũ áo của riêng thân phận Hoàng tử đều bằng hoặc hơn hẳn tước Thân vương.

Ái Tân Giác La Chử Anh (1580-1615)
  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Chử Anh
  • Thân phụ: Nỗ Nhĩ Cáp Xích
  • Thân mẫu: Cáp Cáp Nạp Trác Thanh
  • Thụy hiệu: Quảng Lược Bối lặc
  • Sinh: Năm 1580
  • Mất: 14 tháng 10 năm 1615 (34-35 tuổi)
  • An táng: Chử Anh viên tẩm, Đông Kinh lăng, Thái Tử Hà, Liêu Dương

Từ khóa » Hậu Duệ ái Tân Giác La