Chân Dung Doanh Nhân Lê Viết Lam – Chủ Tịch “bí ẩn” Của Sun Group
Có thể bạn quan tâm
- Tweet
Lê Viết Lam – Người sáng lập kiêm Chủ tịch của tập đoàn đa ngành Sun Group. Nhiều dự án của Sun Group đã trở thành biểu tượng của nhiều địa phương, giúp phát triển ngành du lịch nước nhà. Vậy cùng tìm hiểu về tiểu sử của ông chủ Sun Group để biết thêm về con đường xây dựng sự nghiệp của ông!
Đôi nét tiểu sử doanh nhân Lê Viết Lam
Doanh nhân Lê Viết Lam sinh năm 1969 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1987, khi học xong năm nhất ngành Cơ khí năng lượng dệt tại đại học Bách Khoa hà Nội, ông được cử sang Nga học tập. Năm 1992, ông hoàn tất việc lấy bằng thạc sĩ tại Moskva, Nga.
Sau khi tốt nghiệp, Lê Viết Lam quyết định chưa vội về nước mà ở lại Nga cùng bạn bè buôn bán, lập nghiệp. Nhờ biết cách nắm bắt được thị trường, kinh doanh những ngành hàng thị trường Nga còn thiếu đã giúp ông thu về được không ít vốn liếng để gây dựng sự nghiệp riêng. Sau đó, ông quyết định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, nhờ đó có sự ra đời của Sun Group.
Hiện nay, Sun Group đã phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua 12 năm hoạt động phát triển, tập đoàn đã có 51 công ty thành viên và 113 dự án với tổng mức đầu tư lên đến hơn 137.000 tỷ đồng.
Hành trình xây dựng Sun Group của Lê Viết Lam
Lập nghiệp nơi xứ người
Doanh nhân Lê Viết Lam sinh năm 1969 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1987, khi học xong năm nhất ngành Cơ khí năng lượng dệt tại Đại học Bách Khoa hà Nội, ông được cử sang Nga học tập. Năm 1992, ông hoàn tất việc lấy bằng thạc sĩ tại Moskva, Nga.
Sau khi tốt nghiệp, Lê Viết Lam quyết định chưa vội về nước mà ở lại Nga. Trong một bài phỏng vấn trên Chuyên đề An ninh Thế giới, Lê Viết Lam tâm sự: “Tốt nghiệp Đại học năm 1992, biết là về nước sẽ rất khó tìm được việc hợp sở trường, tôi đã quyết định ở lại làm kinh tế vài năm chỉ với ý nghĩ là cố gắng tích lũy được ít vốn cho tương lai, vừa đỡ đần gia đình, vừa tự lo và tạo được sức bật cho mình khi về nước”.
Ông Lam cùng bạn bè của mình thuê một phòng ở DOM 5 (một trung tâm thương mại lớn của người Việt ở Moscow) và tự nhập hàng hóa về bán. Tuy nhiên, Thủ đô Xô Viết thời đó thường xuyên phải chịu các biến động trong khi tự nhận môi trường Moskva không phù hợp với mình, Lê Viết Lam quyết định chuyển về Kharkov. “Tại Moscow có quá nhiều sự cạnh tranh, quá nhiều “anh tài”, quá nhiều những người có sẵn vốn kinh doanh và các mối quan hệ từ trước khi mình bước chân vào DOM 5… Nếu mình cứ tiếp tục làm ăn cò con, “du kích” thì sẽ khó mà ngóc lên được”, Lê Viết Lam nói.
Vậy nên, năm 1993, ông cùng với Phạm Nhật Vượng và nhóm thanh niên trí thức tu nghiệp tại đây lập ra chợ Barabarosha. Khu chợ này rộng hàng chục hecta, một địa điểm nhiều người có thể đến kinh doanh, buôn bán.
Ngày 09/08/1993, Công ty Technokom được thành lập, với sự góp sức của các cựu du học sinh Đông Âu, trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng như: Phạm Nhật Vượng, Phạm Thu Hương, Phạm Thúy Hằng,… Đây là công ty chuyên chế biến mì ăn liền thương hiệu Mivina. “Lúc đầu, hàng bán cũng trầy trật, có khi cả tháng không hết một công, tưởng “sập tiệm” tới nơi. Sau chúng tôi đổi chiến lược kinh doanh, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo mới cải thiện được tình hình…”, vị tỷ phú nhớ lại.
Đến năm 1999, trên thị trường Ukraine xuất hiện thêm nhiều sản phẩm mới mang thương hiệu Mivina, đó là các loại gia vị (trong đó có loại chứa muối i-ốt giúp phòng bệnh); mì sợi (mì trứng không chiên), mì ngọt tẩm hương vị hoa quả…
Bằng những chiến lược vững chắc, ban lãnh đạo công ty đã biến Technocom từ một doanh nghiệp nhỏ thành một “đế chế” hùng mạnh, giữ vị trí số 1 trên thị trường thực phẩm ăn nhanh, với doanh thu bình quân 150 triệu USD/năm, và được định giá lên tới 1 tỷ USD trước khi bị bán lại cho Nestle.
Nói về bí quyết thành công, Lê Viết Lam tâm sự: “Mặc dù chúng tôi hồi đó rất trẻ nhưng có lẽ chính vì trẻ nên trong mọi việc chúng tôi có cách ứng xử mạnh dạn hơn, dám chấp nhận rủi ro… Và đã làm việc gì thì luôn cố gắng làm tốt hơn người khác kể cả người bản xứ”.
Thời gian hoạt động bên Đông Âu, doanh nhân Lê Viết Nam từng giữ chức Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam tại Ukraine và lãnh đạo Future Generation- một tập đoàn lớn của người Việt tại nước ngoài.
Những siêu dự án mang tầm vóc châu lục
Năm 1998, ông cùng cộng sự của mình thành lập tập đoàn Sun Group, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Nga. Doanh nghiệp của ông đã thực hiện rất nhiều những dự án lớn nhỏ khác nhau. Một số dự án nổi bật có thể kể đến như: Trung tâm thương mại Barabasova, Làng thời đại, Siêu thị cho thuê Sun City,…
Năm 2007, khi nền kinh tế tại Ukraine suy thoái, ông Lê Viết Lam đã quyết định đưa Sun Group về đầu tư tại Việt Nam. Dù là một gương mặt mới nhưng doanh nghiệp này đã khiến nhiều “ông lớn” khác phải “kiêng nể” bởi những công trình hoành tráng của mình.
Công trình lớn đầu tiên của Sun Group tại Việt Nam chính là khu du lịch Bà Nà Hills tại Đà Nẵng. Đây là một tổ hợp dự án áp treo dài kỷ lục hơn 5.801m với tổng kinh phí đầu tư hơn 30 triệu euro (hơn 34 triệu USD), Làng Pháp với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD cùng Công viên Fantasy (Fantasy Park) thuộc top 5 Công viên trong nhà lớn nhất Châu Á.
Bên cạnh việc đầu tư thêm các hạng mục cho Ba Na Hills, tập đoàn Sun Group đã ra mắt những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River, Premier Village Danang Resort trong những năm từ 2009 – 2012.
Đầu năm 2017, Sun Group đã cho ra mắt thương hiệu mới Sun World quy tụ các hệ thống công viên, tổ hợp vui chơi, giải trí. Các công trình thuộc tổ hợp này gồm: Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonder, Sun World Halong Complex và Sun World Fansipan Legend.
Mới đây, Sun Group được lựa chọn “vào phút 89” dự án cảng hàng không Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng. Nên dù chưa lên sàn chứng khoán nhưng với hàng chục dự án lớn trong tay không khó để thấy được khối tài sản đồ sộ của doanh nhân Lên Viết Lam như thế nào.
Tài sản của doanh nhân Lê Viết Lam
Bên cạnh những thông tin liên quan đến tiểu sử của người sáng lập Sun Group thì khối tài sản ông sở hữu cũng khiến dư luận tò mò. Là một người kín tiếng trong mọi hoạt động nên ít ai thực sự biết chính xác về số tài sản mà ông hiện có.
Những thông tin về ông Lê Viết Lam cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Mặc dù công ty chưa lên sàn, nhưng với hàng chục dự án nghìn tỷ trong tay, không khó để thấy khối tài sản của ông chủ Sun Group lớn đến mức nào. Và ngoài biệt danh “ông vua cáp treo”, người ta còn gọi người đàn ông này là vị tỷ phú đô la “ẩn mình”.
Trong dòng chảy thông tin trên thị trường bất động sản, rất ít khi người ta thấy Lê Viết Lam xuất hiện trên mặt báo để nói về một điều gì đó. Ông là người sáng lập ra Sun Group, rồi dẫn dắt tập đoàn này phát triển…
Lập nghiệp nơi xứ người
Doanh nhân Lê Viết Lam sinh năm 1969 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1987, khi học xong năm nhất ngành Cơ khí năng lượng dệt tại Đại học Bách Khoa hà Nội, ông được cử sang Nga học tập. Năm 1992, ông hoàn tất việc lấy bằng thạc sĩ tại Moskva, Nga.
Sau khi tốt nghiệp, Lê Viết Lam quyết định chưa vội về nước mà ở lại Nga. Trong một bài phỏng vấn trên Chuyên đề An ninh Thế giới, Lê Viết Lam tâm sự: “Tốt nghiệp Đại học năm 1992, biết là về nước sẽ rất khó tìm được việc hợp sở trường, tôi đã quyết định ở lại làm kinh tế vài năm chỉ với ý nghĩ là cố gắng tích lũy được ít vốn cho tương lai, vừa đỡ đần gia đình, vừa tự lo và tạo được sức bật cho mình khi về nước”.
Ông Lam cùng bạn bè của mình thuê một phòng ở DOM 5 (một trung tâm thương mại lớn của người Việt ở Moscow) và tự nhập hàng hóa về bán. Tuy nhiên, Thủ đô Xô Viết thời đó thường xuyên phải chịu các biến động trong khi tự nhận môi trường Moskva không phù hợp với mình, Lê Viết Lam quyết định chuyển về Kharkov. “Tại Moscow có quá nhiều sự cạnh tranh, quá nhiều “anh tài”, quá nhiều những người có sẵn vốn kinh doanh và các mối quan hệ từ trước khi mình bước chân vào DOM 5… Nếu mình cứ tiếp tục làm ăn cò con, “du kích” thì sẽ khó mà ngóc lên được”, Lê Viết Lam nói.
Vậy nên, năm 1993, ông cùng với Phạm Nhật Vượng và nhóm thanh niên trí thức tu nghiệp tại đây lập ra chợ Barabarosha. Khu chợ này rộng hàng chục hecta, một địa điểm nhiều người có thể đến kinh doanh, buôn bán.
Ngày 09/08/1993, Công ty Technokom được thành lập, với sự góp sức của các cựu du học sinh Đông Âu, trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng như: Phạm Nhật Vượng, Phạm Thu Hương, Phạm Thúy Hằng,… Đây là công ty chuyên chế biến mì ăn liền thương hiệu Mivina. “Lúc đầu, hàng bán cũng trầy trật, có khi cả tháng không hết một công, tưởng “sập tiệm” tới nơi. Sau chúng tôi đổi chiến lược kinh doanh, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo mới cải thiện được tình hình…”, vị tỷ phú nhớ lại.
Đến năm 1999, trên thị trường Ukraine xuất hiện thêm nhiều sản phẩm mới mang thương hiệu Mivina, đó là các loại gia vị (trong đó có loại chứa muối i-ốt giúp phòng bệnh); mì sợi (mì trứng không chiên), mì ngọt tẩm hương vị hoa quả…
Bằng những chiến lược vững chắc, ban lãnh đạo công ty đã biến Technocom từ một doanh nghiệp nhỏ thành một “đế chế” hùng mạnh, giữ vị trí số 1 trên thị trường thực phẩm ăn nhanh, với doanh thu bình quân 150 triệu USD/năm, và được định giá lên tới 1 tỷ USD trước khi bị bán lại cho Nestle.
Nói về bí quyết thành công, Lê Viết Lam tâm sự: “Mặc dù chúng tôi hồi đó rất trẻ nhưng có lẽ chính vì trẻ nên trong mọi việc chúng tôi có cách ứng xử mạnh dạn hơn, dám chấp nhận rủi ro… Và đã làm việc gì thì luôn cố gắng làm tốt hơn người khác kể cả người bản xứ”.
Thời gian hoạt động bên Đông Âu, doanh nhân Lê Viết Nam từng giữ chức Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam tại Ukraine và lãnh đạo Future Generation- một tập đoàn lớn của người Việt tại nước ngoài.
Sáng lập và phát triển Tập đoàn Sun Group
Trong khi ông Phạm Nhật Vượng còn gắn bó với Technocom một thời gian nữa trước khi trở về Việt Nam để xây dựng Tập đoàn Vingroup, thì năm 1998, ông Lê Viết Lam cùng một vài đồng sự lại sớm ra riêng để thành lập Tập đoàn Sun Group, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Nga. Doanh nghiệp của ông đã thực hiện rất nhiều những dự án lớn nhỏ khác nhau. Một số dự án nổi bật có thể kể đến như: Trung tâm thương mại Barabasova, Làng thời đại, Siêu thị cho thuê Sun City,…
Cũng như các doanh nhân “gốc Đông Âu” khác như Phạm Nhật Vượng, Đặng Khắc Vỹ, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Ngô Chí Dũng, Nguyễn Cảnh Sơn, ông Lê Viết Lam đã quyết định trở về đầu tư tại Việt Nam sau khi đã rất thành công ở xứ người.
Năm 2007, khi nền kinh tế tại Ukraine suy thoái, ông Lê Viết Lam đã quyết định đưa Sun Group về đầu tư tại Việt Nam. Dù là một gương mặt mới nhưng doanh nghiệp này đã khiến nhiều “ông lớn” khác phải “kiêng nể” bởi những công trình hoành tráng của mình.
Thay vì chọn Hà Nội, TP.HCM như các đồng nghiệp khác, ông đã chọn Đà Nẵng để chính thức mở rộng các hoạt động đầu tư tại quê nhà.
Công trình lớn đầu tiên của Sun Group tại Việt Nam chính là khu du lịch Bà Nà Hills tại Đà Nẵng. Đây là một tổ hợp dự án với hệ thống cáp treo dài kỷ lục hơn 5.801m với tổng kinh phí đầu tư hơn 30 triệu euro (hơn 34 triệu USD), Làng Pháp với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD cùng Công viên Fantasy (Fantasy Park) thuộc top 5 Công viên trong nhà lớn nhất châu Á.
Bên cạnh việc đầu tư thêm các hạng mục cho Ba Na Hills, Tập đoàn Sun Group đã ra mắt những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River, Premier Village Danang Resort trong những năm từ 2009 – 2012.
Cũng tại Đà Nẵng trên đường 2/9 dọc theo bờ Tây sông Hàn, ngay chân cầu Tuyên Sơn, Sun Group đầu tư Công viên Châu Á (Asia Park) với tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.
Đầu năm 2017, Sun Group đã cho ra mắt thương hiệu mới Sun World quy tụ các hệ thống công viên, tổ hợp vui chơi, giải trí. Các công trình thuộc tổ hợp này gồm: Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonder, Sun World Halong Complex và Sun World Fansipan Legend.
Ngoài ra, tại Quảng Ninh, Sun Group còn triển khai tổ hợp dự án Công viên Đại Dương tại thành phố Hạ Long với vốn đầu tư lên tới 6.000 tỷ đồng. Tháng 5/2018, Sun Group đã ‘trình làng’ siêu phẩm nghỉ dưỡng Sun Premier Village The Eden Ba.
Sun Group cũng chính là nhà đầu tư được chọn vào “phút 89” trong dự án đầu tư cảng hàng không Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng.
Sau đó, doanh nghiệp này cũng đã đồng loạt khai trương, thông tuyến 3 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm do Tập đoàn Sun Group đầu tư trên cả 3 lĩnh vực đường không, đường thủy, đường bộ. Đó là, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long và thông tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn. Ba công trình này có tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng…
Mặc dù công ty chưa lên sàn, nhưng với hàng chục dự án nghìn tỷ trong tay, không khó để thấy khối tài sản của ông chủ Sun Group lớn đến mức nào. Và ngoài biệt danh “ông vua cáp treo”, người ta còn gọi người đàn ông này là vị tỷ phú đô la “ẩn mình”.
TH
5 / 5 ( 2 bình chọn )Bài viết liên quan
-
Bộ TN&MT: Giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá đất có sự chênh lệch lớn
-
Giá rao bán nhà ở xã hội cũ tăng vụt, có nơi chạm mốc 50 triệu đồng/m2
-
Doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị gì để bước vào chu kỳ mới?
Từ khóa » Nguyễn Viết Lam Sun Group
-
Chân Dung Tỷ Phú Lê Viết Lam - Chủ Tịch Tập đoàn Sun Group
-
Tiểu Sử Lê Viết Lam & Con đường Thành Công Của Chủ Tịch Sun Group
-
Tỷ Phú đô La Lê Viết Lam Là Ai? Tổng Hợp Thông Tin Về Doanh Nhân ...
-
[Giải Mã] Doanh Nhân Lê Viết Lam – Chủ Tịch “bí ẩn” Của Sun Group
-
Chủ Tịch Sun Group: Lập Nghiệp Nơi Xứ Người Khiến Nhiều “ông Lớn ...
-
Tiểu Sử Tỷ Phú Lê Viết Lam, Người Sáng Lập Tập đoàn Sun Group
-
Thông Tin Hiếm Hoi Về ông Lê Viết Lam - Chủ Tịch Sun Group
-
Tiểu Sử LÊ VIẾT LAM - Chủ Tịch 'bí ẩn' Của Sun Group - YouTube
-
AI GIÚP LÊ VIẾT LAM THÂU TÓM, BIẾN BÀ NÀ THÀNH " ĐẶC KHU ...
-
Ông Đặng Minh Trường - Chủ Tịch HĐQT Tập đoàn Mặt Trời (Sun ...
-
Chủ Tịch Sun Group Là Ai? Tiểu Sử Chi Tiết ông Chủ Sun Group Lê ...