Chấn Thương Cổ Tay ** [229 Cases]

1. Đại cương

– Chấn thương cổ tay có thể gây ra tổn thương đáng kể cho mô mềm và xương, trong đó gãy xương thuyền chiếm tới 70% các trường hợp gãy xương cổ tay. – Việc chẩn đoán sai gãy xương cổ tay có thể dẫn đến các biến chứng như hoại tử xương, không liền xương và viêm khớp thoái hóa, đồng thời có thể gây ra đau dai dẳng và suy giảm chức năng. – Kiểm tra X quang thường được sử dụng trong đánh giá ban đầu nghi ngờ gãy xương cổ tay cấp tính. Tuy nhiên, do các cấu trúc chồng chéo, khả năng định vị và kỹ thuật không tối ưu, thiếu chế độ xem X-quang chuyên dụng và các vấn đề khác vốn có trong phân tích X-quang, nên gãy xương cổ tay vẫn bị bỏ sót. Do đó, các phương pháp chụp ảnh khác như CT cũng được sử dụng trong cả đánh giá ban đầu nghi ngờ gãy xương cổ tay và trong đánh giá quá trình lành xương sau gãy xương.

Chấn thương cổ tay

* Giải phẫu đại thể

– 8 xương cổ tay: + Hàng gần: Thuyền, nguyệt, tháp, đậu (Scaphoid, lunate, triquetrum, pisiform). + Hàng dưới: thang, thê , cả, móc (Trapezium, trapezoid, capitate, hamate). – 5 xương bàn đốt, đánh số từ 1 đến 5 từ ngón cái đến ngón út, khớp với xương cổ tay. – 14 xương ngón tay, 2 ở ngón cái, 3 ở các ngón còn lại (gần, giữa, xa). Ngón cái có xương chêm ở trong gân gấp của nó. – Khớp cổ tay: + Khớp quay – cổ tay: giữa đầu dưới xương quay và 2 xương cổ tay: thuyền và nguyệt, (một phần nhỏ xương tháp). + Khớp giữa cổ tay: khớp giữa hai hàng xương cổ tay. + Khớp gian cổ tay: giữa hai xương cổ tay. – Khớp cổ bàn tay: khớp giữa xương cổ tay với 5 ngón tay qua các xương bàn đốt. – Khớp bàn đốt: Khớp nối xương bàn và các xương ngón tay. – Là các khớp giữa các ngón với nhau. Mỗi ngón có hai khớp gian ngón: gần và xa nối các đốt gần, giữa và xa.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh   NỘI DUNG WEB » 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh » X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI » 25.000 Hình ảnh case lâm sàng   ĐỐI TƯỢNG » Kỹ thuật viên CĐHA » Sinh viên Y đa khoa » Bác sĩ khối lâm sàng » Bác sĩ chuyên khoa CĐHA   Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !   Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập | EmailMật khẩu Lưu tài khoản Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Giải phẫu x-quang

[gallery columns="2" link="file" ids="30693,30694"]

Chú thích: 1. Hành xương quay; 2. Khớp bàn ngón II; 3. Mỏm trâm quay; 4. Đầu xương trụ; 5. Xương tháp; 6. Xương đậu; 8. Xương móc; 9. Xương móc; 10. Nền xương bàn I; 11. Hành xương trụ; 12. Thân xương bàn II; 13. Xương  nguyệt; 14. Đầu xương quay; 15. Chỏm xương bàn III; 16. Xương thuyền; 17. Nền đốt 1 ngón IV; 19. Xương cả; 21. Thân xương quay; 23. Khớp cổ tay quay; 25. Khớp quay trụ dưới; 26. Khớp gian cổ tay; 27. Khớp bàn cổ tay; 28. Gian khớp xương bàn tay; 29. Khớp bàn ngón V; 32. Lớp mỡ; 33. Thân xương trụ; 34. Lớp mỡ; 35. Mỏm trâm trụ; 36. Xương thang; 37. Xương vừng; 38. Xương thang.

Chú thích: 1. Hành xương quay; 2. Khớp bàn ngón II; 3. Mỏm trâm quay; 4. Đầu xương trụ; 5. Xương tháp; 6. Xương đậu; 8. Xương móc; 9. Xương móc; 10. Nền xương bàn I; 11. Hành xương trụ; 12. Thân xương bàn II; 13. Xương  nguyệt; 14. Đầu xương quay; 15. Chỏm xương bàn III; 16. Xương thuyền; 17. Nền đốt 1 ngón IV; 19. Xương cả; 21. Thân xương quay; 23. Khớp cổ tay quay; 25. Khớp quay trụ dưới; 26. Khớp gian cổ tay; 27. Khớp bàn cổ tay; 28. Gian khớp xương bàn tay; 29. Khớp bàn ngón V; 32. Lớp mỡ; 33. Thân xương trụ; 34. Lớp mỡ; 35. Mỏm trâm trụ; 36. Xương thang; 37. Xương vừng; 38. Xương thê.

Chú thích: 1. Hành xương quay; 2. Khớp bàn ngón II; 3. Mỏm trâm quay; 4. Đầu xương trụ; 5. Xương tháp; 6. Xương đậu; 8. Xương móc; 9. Xương móc; 10. Nền xương bàn I; 11. Hành xương trụ; 12. Thân xương bàn II; 13. Xương  nguyệt; 14. Đầu xương quay; 15. Chỏm xương bàn III; 16. Xương thuyền; 17. Nền đốt 1 ngón IV; 19. Xương cả; 21. Thân xương quay; 23. Khớp cổ tay quay; 25. Khớp quay trụ dưới; 26. Khớp gian cổ tay; 27. Khớp bàn cổ tay; 28. Gian khớp xương bàn tay; 29. Khớp bàn ngón V; 32. Lớp mỡ; 33. Thân xương trụ; 34. Lớp mỡ; 35. Mỏm trâm trụ; 36. Xương thang; 37. Xương vừng; 38. Xương thê.

Chú thích: 1. Xương cả; 3. Mỏm trâm trụ; 5. Mỏm trâm quay; 6. Đầu xương trụ; 7. Xương tháp; 9. Xương đậu; 11. Xương móc; 12. Hành xương quay; 13. Xương móc; 14. Nền xương bàn I; 15. Thân xương bàn II; 16. Xương nguyệt; 18. Đầu xương quay; 20. Xương thuyền; 23. Thân xương quay; 25. Khớp cổ tay quay; 27. Khớp quay trụ dưới; 28. Khớp gian cổ tay; 30. Gian khớp xương bàn tay; 32. Thân xương trụ; 35. Xương thang; 36. Xương vừng; 37. Xương thê; 38. Hành xương trụ.

Chú thích: 1. Xương cả; 3. Mỏm trâm trụ; 5. Mỏm trâm quay; 6. Đầu xương trụ; 7. Xương tháp; 9. Xương đậu; 11. Xương móc; 12. Hành xương quay; 13. Xương móc; 14. Nền xương bàn I; 15. Thân xương bàn II; 16. Xương nguyệt; 18. Đầu xương quay; 20. Xương thuyền; 23. Thân xương quay; 25. Khớp cổ tay quay; 27. Khớp quay trụ dưới; 28. Khớp gian cổ tay; 30. Gian khớp xương bàn tay; 32. Thân xương trụ; 35. Xương thang; 36. Xương vừng; 37. Xương thê; 38. Hành xương trụ.

* Vòng cung cổ tay Gilula

– 3 vòng cung cổ tay Gilula được sử dụng trong việc đánh giá sự liên kết bình thường của xương cổ tay. Trên phim chụp X-quang cổ tay tư thế thẳng: + Vòng cung thứ nhất:  là một đường cong đi qua bờ lồi của xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp. + Vòng cung thứ hai: đường cong đi qua bờ lõm của các xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp. + Vòng cung thứ ba: đường cong đi qua bờ gần của xương cả, xương móc.

[gallery link="file" columns="4" ids="134911,134886,134887,134921"]

2. Trật khớp cổ bàn tay

– Trật khớp cổ bàn tay (Carpometacarpal joint dislocation) hiếm gặp trong chấn thương, tỷ lệ < 1% chấn thương cổ bàn tay. – Đặc điểm hình ảnh: + Mất khe khớp xương cổ – bàn tay trên phim thẳng. + Trên phim nghiêng: di lệch xương bàn tay. + Thường gặp trật khớp cổ – bàn tay 4,5.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="56385,56387,56388,56384,56386"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="114744,114745,114746,114747"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="114749,114750,114751"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="114754,114755,114756"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="114758,114759,114760"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="114762,114763,114764"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="114767,114769,114770,114771"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="116397,116398,116399,116400"]

3. Trật khớp thuyền nguyệt

– Trật khớp thuyền – nguyệt (Scapholunate dislocation) thường bị bỏ sót ở khoa cấp cứu. Bệnh nhân có dấu hiệu nhạy cảm đau khi sờ, có thể khu trú ở khớp thuyền-nguyệt. – Phim chụp thẳng cho thấy khoang giữa xương thuyền và xương nguyệt rộng > 3 mm (> 2mm nghi ngờ, > 4mm có thể chẩn đoán xác định) => Terry Thomas sign.

[gallery link="file" columns="4" ids="114773,18514,18518,114786,114787,18517,18513,18515"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="128176,128177,128178"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="114775,114777,114778,114779,114780"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="151980,151981,151982,151983"]

– Góc thuyền nguyệt “Scapholunate angle” là góc giữa trục dài của xương thuyền và trục giữa xương nguyệt trên phim chụp nghiêng > 60 độ.

[gallery link="file" columns="5" ids="112859,112858,112860,114784,114789"]

4. Trật xương nguyệt

* Phân loại: – Trật xương nguyệt (Lunate dislocation): là một chấn thương cổ tay phổ biến. Xương nguyệt bị di lệch và xoay. Phần còn lại của xương cổ tay ở vị trí giải phẫu bình thường trong mối quan hệ với xương quay. – Trật quanh nguyệt (Perilunate dislocation): khớp quay nguyệt vẫn còn nguyên vẹn, phần còn lại của xương cổ tay di lệch ra sau. – Trật khối khớp cổ tay (Midcarpal): khớp quay nguyệt không còn nguyên vẹn, xương nguyệt và các xương cổ tay đều di lệch so với xương quay.

[gallery link="file" columns="5" ids="134918,151923,151924,151925,151927"]

* Trật xương nguyệt (lunate dislocation):

– Trật khớp xương nguyệt thường xảy ra do bị ngã với bàn tay duỗi ra (hoặc trong một chấn thương cơ giới), khi đó lực tập trung mạnh ở mặt lưng khối xương cổ tay. Có chấn thương của tất cả các dây chằng cổ tay, đáng kể nhất là các dây chằng mu quay nguyệt. – Xương nguyệt bị trật ra trước xương quay, phần còn lại xương cổ tay thẳng trục với xương quay. – Phim chụp tư thế thẳng: + Xương nguyệt bình thường có hình dáng ly trà thẳng đứng. Trật khớp thường bị bỏ qua. + Rộng khoang quay – nguyệt + Xương nguyệt chồng lên xương cả, có hình tam giác. – Phim chụp nghiêng: + Mất sự thẳng hàng bình thường của xương quay – xương nguyệt – xương cả. + Xương nguyệt di lệch và xoay => hình ảnh đổ tách trà “spilled teacup” + Xương nguyệt không còn tiếp khớp với xương cả hoặc xương quay.

[gallery link="file" ids="147188,147192,18521,117048,117034,18523"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="117022,117023,117024,117025"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="117026,117027,117028,117029"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="117036,117037,117039,117040"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="117042,117043,117045,117046"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="117051,117052,117053,117054"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="117056,117057,117058"]

* Trật quanh nguyệt (perilunate dislocation):

– Trật khớp quanh nguyệt thường do cơ chế gián tiếp hoặc trực tiếp. Cơ chế gián tiếp thường do té chống tay, cổ tay duỗi quá mức và nghiêng trụ. Ngoài ra, các cơ chế khác hiếm gặp hơn như cổ tay gập lòng trong tai nạn, chấn thương xoắn vặn trong thể thao. Cơ chế trực tiếp ít gặp hơn, như lực chấn thương tác động trực tiếp lên các xương cổ tay. – Xương nguyệt vẫn thẳng hàng và tiếp khớp với xương quay, nhưng phần còn lại của xương cổ tay bị trật, thường ở sau xương nguyệt. – Thường có gãy phối hợp của xương thuyền và phần gần của xương thuyền vẫn dính với xương nguyệt, trong khi phần xa bị trật cùng với khối xương cổ tay. – Phim chụp tư thế thẳng: + Không rõ hình ảnh trật khớp. + Xương nguyệt chồng lên xương cả, có hình tam giác (cũng thấy trong trật xương nguyệt). – Phim chụp tư thế nghiêng: + Xương cả không tiếp khớp với xương nguyệt nhưng xương nguyệt vẫn còn tiếp khớp với xương quay. + Xương cả không thẳng hàng với đường thẳng qua xương quay – xương nguyệt. + Góc thuyền nguyệt “Scapholunate angle – SLA” là góc giữa trục dài của xương thuyền và trục giữa xương nguyệt trên phim chụp nghiêng < 30 độ (Bình thường 30-60 độ). + Góc cả nguyệt “Capitolunate angle – CLA” là góc giữa trục dài của xương cả và trục giữa xương nguyệt trên phim chụp nghiêng > 30 độ (Bình thường < 30 độ).

[gallery link="file" columns="4" ids="147194,18530,134881,117065,117066,18525,114799,18529"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="117072,117073,117074,117076"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="117078,117079,117080,117082"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="117084,117085,117086,117087"]

5. Vỡ xương thuyền

– Vỡ xương thuyền (Scaphoid Fracture) là loại gãy xương cổ tay thông thường nhất, chiếm tới 70% các trường hợp gãy xương cổ tay. Bệnh nhân nhạy cảm đau khi sờ vào hõm lào. – Không được điều trị thích đáng => nguy cơ hoại tử vô mạch xương thuyền.

[gallery link="file" columns="5" ids="147190,147002,147003,146940,147004,18535,18536,18537,18539,18540,18541,134904,134908,134909,154977"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="89595,89596,89597,89598"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="99860,99861,99862"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="105045,105046,105047,105048"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="113541,113542,113543,113544,113545"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="134877,134878,134879"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="158913,158914,158915"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="177516,177517,177518"]

6. Vỡ xương nguyệt

– Vỡ xương nguyệt (Lunate Fracture) là gãy xương quan trọng nhất trong số các gãy xương cổ tay, bởi vì nó chiếm 2/3 mặt khớp của xương quay. Có nguy cơ bị hoại tử vô mạch. – Vỡ xương nguyệt chiếm khoảng 4% gãy xương cổ tay. – Chụp phim cổ tay thường âm tính do sự chồng lấn với các xương cổ tay khác trên phim chụp.

[gallery link="file" ids="18549,18550,18571"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114792,114793,114794,114795,114796,114797"]

7. Vỡ xương tháp

– Vỡ xương tháp (Triquetrum Fracture) là một gãy bong ở mặt sau hay gãy thân xương. Có nhạy cảm đau khi sờ ở mặt sau, ngay dưới mỏm trâm trụ.

[gallery link="file" columns="5" ids="171441,18543,18544,18546,114804"]

– Gãy giật mặt lưng: thường quan sát rõ trên phim chụp nghiêng, mảnh xương vỡ nằm phía sau xương tháp => dấu hiệu vịt ị “Pooping duck sign”: xương thuyền (phần đầu và cổ vịt), xương nguyệt (thân và cánh vịt), xương tháp (đuôi vịt), mảnh vỡ xương tháp (phân).

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="171437,171438,171439,171440"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="114806,114807,114808"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="114811,114813,114814"]

– Gãy thân: quan sát rõ nhất trên phim chụp chếch.

8. Vỡ xương đậu

– Vỡ xương đậu (Pisiform Fracture) hiếm gặp, chiếm 0,2% tổng số trường hợp gãy xương cổ tay. – Vỡ xương đậu có nhạy cảm đau ở đáy của ô mô út. – Hình ảnh có thể kín đáo trên phim chụp.

[gallery link="file" ids="18573,177520,18553,18554,18555,50006"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="124338,124340,124341"]

9. Vỡ xương thang

– Vỡ xương thang (Trapezium Fracture) hiếm gặp, chiếm ~ 3-5% tổng số trường hợp gãy xương cổ tay. – Gãy xương thang gây nên cử động đau ngón cái. – Hình ảnh gãy có thể kín đáo.

[gallery link="file" columns="5" ids="18551,18552,18574,134913,18575"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="63024,63025,63026,63027"]

10. Vỡ xương thê

– Vỡ xương thê (Trapezoid Fracture) rất hiếm gặp, chiếm ~ 0.4% tổng số gãy xương cổ tay. – Gãy xương thế rất hiếm và khó thấy trên phim chụp X quang.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114821,114822,114823"]

11. Vỡ xương cả

– Vỡ xương cả (Capitate Fracture) riêng rẽ hiếm xảy ra, thường được liên kết với gãy xương thuyền. Xương cả cũng có nguy cơ bị hoại tử vô mạch. – Chiếm 1-2% tổng số gãy xương cổ tay. Đây là chấn thương xương cổ tay phổ biến thứ hai ở trẻ em

[gallery link="file" columns="4" ids="114826,114827,114828,114829"]

12. Vỡ xương móc

– Vỡ xương móc (Hamate fracture) thường xảy ra nhất ở mỏm xương móc, có thể sờ thấy trong mô mềm của cạnh quay của ô mô út.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="99223,99224,99225"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="114832,114834,114833"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="114836,114837,114838,114840,114841"]

13. Chẩn đoán MRI

– Cộng hưởng từ đặc hiệu khi đánh giá đường gãy xương kín đáo, phù tủy xương, tổn thương dây chằng, dịch khớp, phù phù mô  mềm.

[gallery link="file" columns="4" ids="134895,134896,134897,134898,134925,134923,134924"]

Từ khóa » Giải Phẫu Cổ Tay X Quang