Chấn Thương Nhi: Gãy đầu Dưới Hai Xương Cẳng Tay

I. GIỚI THIỆU

Gãy đầu dưới hai xương cẳng tay ở trẻ em chiếm 20-36% các loại gãy xương trẻ em, trong đó 80% gãy hành xương, 20% bong sụn tiếp hợp. Độ tuổi thường gặp 8- 15 tuổi, nam thường gặp nhiều gấp 2-3 lần nữ

II. NGUYÊN NHÂN

Thường do ngã chống tay, cổ tay ở tư thế duỗi sau các hoạt động thể thao hay vui chơi của trẻ nhỏ.

III. GIẢI PHẪU

Sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay:

Đóng góp 75% sự phát triển của xương quay

Đóng góp 40% sự phát triển của toàn bộ chiều dài chi trên

Phát triển khoảng 5,25 mm/ năm

IV. PHÂN LOẠI

1. Theo Salter-Harris liên quan đến sụn tiếp hợp:

Salter-Harris I: Gãy ngang sụn tiếp hợp

Salter-Harris II: Gãy ngang sụn tiếp hợp và đường gãy vào hành xương

Salter-Harris III: Gãy ngang sụn tiếp hợp và đường gãy vào đầu xương

Salter-Harris IV: Đường gãy đi qua hành xương, sụn tiếp hợp và đầu xương

Salter-Harris V: Tổn thương nén ép sụn tiếp hợp

2. Các loại gãy:

+ Gãy phình vỏ xương ở hành xương ít phát hiện do triệu chứng nghèo nàn

+ Gãy hành xương hoàn toàn ở 1/4 dưới không tổn thương sụn tăng trưởng (80%) có thể 1 hoặc 2 xương

+ Bong sụn tiếp hợp:

- Xương quay chiếm 10-20% trong các gãy xương cẳng tay, 50% gãy phối hợp với xương trụ. Loại Harris Saler I xảy ra ở trẻ nhỏ thường không biết do ít di lệch. Harris Saler II nhiều nhất. Harris Saler III, IV ít nhưng dể gây hàn sụn tăng trưởng

- Xương trụ chiếm 5% trong các gãy xương cẳng tay. Loại Harris Saler I thường nhất, nguy cơ hàn sụn tăng trưởng 50%

+ Gãy Galéazzi và tương đương hiếm nhưng có loại tương đương là gãy hành xương quay và bong sụn tiếp hợp xương trụ (không trật đầu dưới xương trụ). Nếu gãy Galéazzi thì có chỉ định phẩu thuật

+ Gãy xương quay 2 tầng, 1 ổ gãy ở hành xương, 1 ổ gãy bong sụn tiếp hợp, có nguy cơ hàn sụn tăng trưởng

+ Gãy mỏm trâm trụ dễ gây khớp giả

V. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng

Khai thác tiền sử, cơ chế chấn thương

Triệu chứng: Đau, sưng, biến dạng vị trí tổn thương

Khám lâm sàng:

  • Biến dạng bên ngoài có thể thấy hoặc không
  • Bầm tím và sưng nề vùng tổn thương
  • Kiểm tra vết thương bị chọc cho thấy gãy xương hở
  • Mặc dù ít gặp, nhưng cần đánh giá tình trạng chèn ép khoang và tổn thương mạch máu, thần kinh trong tất cả các gãy xương cẳng tay

2. Cận lâm sàng

  • X Quang cổ tay, cẳng tay thẳng nghiêng

X Quang khuỷu tay thẳng nghiêng nếu có đau về phía khuỷu hoặc có gãy thân xương

  • Cần chú ý những tổn thương phối hợp:

+ Khoảng cách thuyền nguyệt

+ Khớp quay trụ dưới

+ Mỏm trâm trụ

+ Chấn thương khuỷu

  • CT Scanner thường được chỉ định cho các loại gãy phạm khớp nhưng cần hạn chế sử dụng ở trẻ em vì sự ảnh hưởng của tia xạ.

VI. ĐIỀU TRỊ:

1. Bảo tồn

a. Bó bột cẳng bàn tay 2-3 tuần không cần nắn

Chỉ định:

  • Gãy một vỏ xương hoặc hai vỏ xương mà gập góc dưới 10 độ
  • Gãy nén

b. Nắn chỉnh bó bột có gây tê

Chỉ định:

  • Gập góp > 10 – 20 độ
  • Salter – Harris I với gập góp không chấp nhận được
  • Salter – Harris II với gập góp không chấp nhận được

Điều trị bảo tồn nên lưu ý tư thế bó bột ngược tư thế gãy

- Gãy 1/4 dưới di lệch ra sau, gặp lòng 800 nghiêng trụ cẳng tay trung tính hoặc ngữa. Di lệch ra trước cổ tay duỗi quá mức

- Bong sụn tiếp hợp xương quay di lệch ra sau thì bó bột tư thế gập cổ tay 45% (gập quá mức dễ chèn ép thần kinh giữa). Di lệch ra trước thì bó bột tư thế duỗi cổ tay

2. Phẫu thuật

Điều trị phẩu thuật khi bảo tồn thất bại, gãy hở

  1. Nắn kín và xuyên đinh qua da dưới màn hình tăng sáng
  2. Mổ hở nắn chỉnh và cố định bên trong: Nắn kín thất bại

VII. BIẾN CHỨNG

  1. Tổn thương do nhiệt nóng từ bột
  2. Tổn thương do cưa cắt bột
  3. Can lệch: Biến chứng thường gặp
  4. Đóng sụn tiếp hợp
  5. Xung đột trụ - cổ tay
  6. Tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác
  7. Tổn thương thần kinh

Để được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp BS. Nguyễn Duy Quyết - Trưởng khoa Chi Trên - Chấn thương nhi qua số điện thoại 0978 458936

Từ khóa » Giải Phẫu Xương Cẳng Tay Trẻ Em