Chân Tóc Yếu Dễ Rụng - Cách Chăm Sóc, Phục Hồi Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Chân tóc yếu dễ rụng – Cách chăm sóc, phục hồi hiệu quả
Chân tóc yếu dễ rụng – Cách chăm sóc, phục hồi hiệu quả
Đặt lịch
Chân tóc yếu dễ rụng có thể là hậu quả từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, nghèo nàn dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do thường xuyên sử dụng nhiều hóa chất lên tóc, thói quen dùng các thiết bị nhiệt, stress, căng thẳng kéo dài… Trong trường hợp không kịp thời xử lý và khắc phục, tình trạng chân tóc yếu, tóc khô xơ, gãy rụng kéo dài có thể làm thưa tóc, tăng nguy cơ hói đầu gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến chân tóc yếu dễ rụng
Chân tóc yếu dễ rụng là nguyên nhân khiến số lượng tóc rụng mỗi ngày tăng cao, làm thưa tóc. Đồng thời khiến tóc mất đi độ mềm mượt và óng ả. Ngoài ra tóc dễ gãy rụng còn làm tăng nguy cơ hói đầu ở người trẻ, từ đó gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Chính vì thế nếu nhận thấy chân tóc có dấu hiệu khô xơ, yếu và dễ gãy rụng, bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân để có phương pháp xử lý và khắc phục thích hợp. Tình trạng chân tóc yếu, khô xơ và dễ gãy rụng có thể phát sinh do một số nguyên nhân sau:
1. Thường xuyên sử dụng nhiệt lên tóc
Lượng nhiệt thoát ra từ những thiết bị làm tóc như máy uốn tóc, máy duỗi, máy sấy… có thể khiến chân tóc và đầu ngọn nhanh chóng bị khô xơ, hư tổn và làm tăng số lượng tóc bị gãy rụng. Nguyên nhân là do nhiệt độ nóng từ các thiết bị làm tóc có thể khiến lớp keratin bao phủ quanh tóc bị mất đi, nang tóc dễ bị tổn thương và tóc giòn hơn bình thường.
Nếu duy trì thói quen dùng những thiết bị nhiệt lên mái tóc để làm khô tóc hoặc tạo kiểu có thể khiến chân tóc yếu, tóc gãy rụng thường xuyên so với bình thường. Việc tăng số lượng tóc gãy rụng sẽ khiến chân tóc thưa và gây hói đầu ở trường hợp rụng nhiều.
Ngoài ra thói quen sử dụng nhiệt lên tóc còn gây khô xơ, khiến tóc bị chẻ ngọn, thiếu sức sống cũng như không còn óng mượt.
2. Gội đầu thường xuyên
Thành phần của dầu gội đầu thường chứa một lượng vừa đủ xà phòng nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên tóc và làm sạch da đầu. Tuy nhiên việc gội đầu quá thường xuyên có thể khiến chân tóc bị suy yếu, mất độ đàn hồi của nang tóc và khiến tóc dễ gãy rụng.
3. Búi tóc hoặc cột tóc quá chặt
Búi tóc hoặc cột tóc quá chặt có thể khiến phần chân tóc bị kéo căng, gây tổn thương tại nang tóc và khiến tóc bị suy yếu. Ngoài ra, thói quen búi tóc hoặc cột tóc thường xuyên còn tạo nếp gấp tại vị trí cột và gây gãy tóc, không giữ được độ bồng bềnh và suôn mượt của mái tóc.
4. Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Để duy trì độ óng mượt và chắc khỏe của mái tóc, bạn cần dung nạp đủ các dưỡng chất quan trọng gồm vitamin C, collagen, vitamin B, sắt…
Chính vì thế nếu bạn duy trì chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất, cơ thể không thể hoàn thành và thực hiện quá trình tổng hợp đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe mái tóc nói riêng. Điều này khiến nang tóc teo dần, dễ bị tổn thương, phát sinh tình trạng khô xơ và chứng gãy rụng tóc xuất hiện.
Tham khảo thêm: Qik Hair giảm rụng, kích thích mọc tóc và điều cần biết
5. Mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể
Sự mất cân bằng nồng độ hormone estrogen ở nữ và hormone testosterone ở nam không chỉ khiến chức năng sinh lý bị ảnh hưởng mà còn sức khỏe cơ thể và sự phát triển của tuyến lông bị suy giảm.
Việc nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng có thể tác động xấu, khiến quá trình tổng hợp nguồn dinh dưỡng cho tế bào da đầu và tóc bị gián đoạn. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị gãy rụng và thưa tóc.
6. Ngủ không đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thành phần dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Do đó để bảo vệ sức khỏe tổng thể, đảm bảo chức năng của các cơ quan bạn cần ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya.
Nếu thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc, các cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng mệt mỏi, suy nhược và hoạt động kém. Đồng thời làm phát sinh nhiều tình trạng như thiếu máu, căng thẳng, thiếu tập trung, mất căng bằng nội tiết, chân tóc suy yếu và gãy rụng.
7. Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài
Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây áp lực, hình thành nhiều tác động xấu lên hệ tuần hoàn và vùng dưới đồi trong cơ thể. Trong trường hợp căng thẳng không được kiểm soát, diễn ra kéo dài sẽ làm giảm số lượng hồng cầu, giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến nang tóc và gây mất cân bằng nồng độ hormone trong. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ hư tổn, khiến nang tóc suy yếu, khô xơ và dễ gây ra tình trạng tóc mỏng.
8. Mắc một số bệnh lý toàn thân
Suy giáp, hội chứng rối loạn chán ăn tâm thần có thể là những nguyên nhân làm suy giảm chức năng của tế bào da đầu, khiến nang tóc dễ tổn thương, chân tóc yếu và tăng số lượng tóc gãy rụng trong ngày.
Suy giáp là tình trạng suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp. Chính vì thế khi bệnh lý này hình thành và phát triển, nồng độ hormone được sản sinh bởi tuyến giáp không được đảm bảo, thường ít hơn so với bình thường. Điều này làm mất ổn định nồng độ nội tiết trong cơ thể và gây ra tình trạng thiếu hụt.
Trong khi đó, ở những trường hợp mắc hội chứng chán ăn tâm thần, người bệnh sẽ bị suy dinh dưỡng. Điều này khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo nang tóc luôn khỏe mạnh và không có khả năng thúc đẩy sự phát triển của tóc.
9. Thời tiết lạnh và khô hanh
Sinh sống và làm việc trong môi trường khô hanh, thời tiết lạnh có thể làm mất độ ẩm của da, khiến tóc giòn và dễ gãy rụng hơn. Khi độ ẩm không được đảm bảo, chân tóc thường có xu hướng khô xơ, không óng mượt, không chắc khỏe và rất dễ gãy rụng.
Tham khảo thêm: B1 và công dụng trị rụng tóc, kích thích mọc nhanh
10. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân cơ bản nêu trên, tình trạng chân tóc yếu dễ rụng còn có thể xảy ra do sự tác động xấu từ một số nguyên nhân khác. Cụ thể:
- Thường xuyên để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Giảm cân đột ngột
- Chải tóc mạnh, chải tóc khi mới gội đầu
- Ngủ khi tóc còn ướt
- Đang mang thai
- Mắc các bệnh lý về da đầu…
Cách chăm sóc, phục hồi hiệu quả tình trạng chân tóc yếu dễ rụng
Tình trạng chân tóc yếu dễ rụng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên nếu không có biện pháp chăm sóc và phục hồi phù hợp, số lượng tóc rụng tăng khiến tóc có xu hướng mỏng dần, nang tóc dễ bị tổn thương, tóc mất sức sống khiến nguy cơ hói đầu tăng cao.
Chính vì thế ngay khi nhận thấy chân tóc suy yếu và xuất hiện những vấn đề tiêu cực (chẻ ngọn, rối, khô xơ, gãy, rụng…), bạn nên nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm các biện pháp xử lý phù hợp.
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh có thể khiến chân tóc nhanh chóng bị suy yếu, tóc dễ gãy rụng. Chính vì thế để khắc phục tình trạng này, cải thiện sự óng mượt và chắc khỏe cho mái tóc, bạn cần loại bỏ những thói quen xấu khiến nang tóc bị tổn thương và gây gãy rụng, cụ thể:
- Loại bỏ thói quen cột hoặc búi tóc quá chặt. Tốt nhất bận nên thả tóc tự nhiên hoặc sử dụng các loại kẹp tóc. Điều này sẽ giúp bạn tránh làm ảnh hưởng đến tóc và tránh gây áp lực lên da đầu.
- Hạn chế sử dụng hóa chất lên tóc hoặc dùng thiết bị làm tóc. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng thiết bị tạo kiểu tóc 1 lần/ tuần. Đối với hóa chất duỗi, nhuộm, bạn chỉ nên dùng 6 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng hư tổn tóc.
- Nên sử dụng dù hoặc đội mũ trong khi hoạt động hoặc di chuyển ngoài trời. Bạn cần tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đồng thời tránh để da đầu bị tổn thương bởi tia UVB và UVA. Bởi điều này có thể khiến lớp biểu bì bị tổn thương và gây khô tóc.
- Tránh gội đầu quá thường xuyên. Mỗi tuần bạn chỉ nên gội đầu từ 3 đến 4 lần. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng dầu gội và dầu xả phù hợp, có thành phần là các dưỡng chất dịu nhẹ và lành tính. Bởi việc sử dụng những sản phẩm này có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng kích ứng và hạn chế gây tổn thương chân tóc.
- Ngay sau khi gội đầu, bạn nên dùng quạt sấy tóc cho đến khi khô hoàn toàn, hạn chế sử dụng máy sấy. Tuyệt đối không tạo kiểu hoặc ngủ khi tóc còn ướt.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, loại bỏ thói quen hút thuốc lá. Bởi rượu bia và thuốc lá đều là những sản phẩm không chỉ gây hại cho hệ tiêu hóa, phổi… mà còn khiến chân tóc nhanh chóng suy yếu, nang tóc bị tổn thương và tóc dễ gãy rụng.
- Nếu muốn cải thiện tình trạng chân tóc yếu dễ rụng, chất lượng giấc ngủ cần được đảm bảo. Tốt nhất bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. Đồng thời giảm khối lượng công việc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm áp lực lên hệ thần kinh, não bộ, giúp thư giãn đầu óc.
Tham khảo thêm: Vì sao tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc?
2. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống phù hợp
Đối với những trường hợp có chân tóc yếu, tóc gãy rụng với số lượng nhiều do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, giảm cân đột ngột… bạn cần xây dựng thói quen ăn uống, thiết lập lại chế độ dinh dưỡng để kích thích tóc mọc trở lại và phục hồi nang tóc. Khi bị rụng tóc, bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng sau vào chế độ ăn uống:
- Bơ: Bảng thành phần của bơ cho thấy, loại hoa quả này chứa hơn 14 loại acid amin và vitamin. Chính vì thế nếu bạn tăng cường bổ sung bơ vào khẩu phần ăn uống, những dưỡng chất trong loại quả này sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen của cơ thể. Việc cải thiện nồng độ collagen không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe và sắc đẹp của làn da mà còn giảm đáng kể nguy cơ tóc gãy rụng và khô xơ.
- Chuối: Nhờ thành phần chứa đa dạng các loại vitamin, kali và nhiều khoáng chất quan trọng, chuối có khả năng giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và chân tóc bằng việc bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào., Việc thêm chuối vào chế độ dinh dưỡng có thể thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tế bào da đầu, kích thích nang tóc phát triển, giảm gãy rụng, tránh rơi vào trường hợp tóc mỏng và thưa.
- Thịt bò: Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt và đạm dồi dào, giúp cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra suôn sẻ. Vì thế nếu thường xuyên bổ sung thịt bò vào khẩu phần ăn uống, số lượng hồng cầu di chuyển đến nang tóc sẽ tăng cao, giúp nuôi dưỡng sâu từ chân đến ngọn tóc, duy trì mái tóc đen bóng và chắc khỏe.
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạt lanh, hạt bí ngô, hạt hướng dương… thường chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin E. Đây đều là những dưỡng chất có khả năng ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, giữ ẩm cho da đầu, phòng ngừa tổn thương nang tóc, các tế bào da đầu và bảo vệ chân tóc khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố môi trường và thời tiết.
- Trứng gà: Theo kết quả nghiên cứu, trứng gà chứa một hàm lượng lớn Biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng chân tóc và tái tạo mái tóc khỏe mạnh. Vì thế việc tăng cường bổ sung Biotin trong trứng gà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng rụng tóc, tóc hư tổn. Đồng thời giúp kích thích tóc mọc nhanh, hạn chế tình trạng chân tóc khô ráp và chẻ ngọn.
Ngoài việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm bổ dưỡng nêu trên, những người có chân tóc yếu dễ gãy rụng nên bổ sung dưỡng chất từ một số loại thực phẩm lành mạnh khác như bơ, thịt gà, sữa, trái cây, rau xanh, nấm… để dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết, cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo quá trình mọc tóc diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý hạn chế sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho sự phát triển của tóc, có khả năng làm tăng số lượng tóc gãy rụng và hư tổn như:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo bão hòa (thức ăn nhanh, snack, khoai lang chiên, khoai tây chiên, gà rán…)
- Thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp và chứa chất bảo quản (xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng…)
- Thực phẩm quá ngọt, chứa nhiều đường (nước ngọt có gas, socola, bánh kẹo…)
3. Áp dụng những biện pháp ngăn ngừa chân tóc yếu và gãy rụng tại nhà
Việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể có thể cải thiện độ chắc khỏe, óng mượt của mái tóc từ bên trong. Tuy nhiên biện pháp cải thiện này thường phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì áp dụng ít nhất từ 3 đến 6 tháng.
Để sớm cải thiện sức khỏe chân tóc, giảm số lượng tóc rụng và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, bạn nên sử dụng kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng các biện pháp khắc phục tình trạng gãy rụng, cải thiện sức khỏe chân tóc tại nhà. Cụ thể:
- Dùng lòng đỏ trứng gà: Bên cạnh việc thêm trứng vào chế độ dinh dưỡng, bạn nên kết hợp sử dụng lòng đỏ trứng gà đánh tan thoa trực tiếp lên vùng chân tóc và da đầu. Khi đó hàm lượng protein vùng vitamin H trong loại thực phẩm này có thể nhanh chóng thẩm thấu vào tế bào da đầu, nang tóc. Từ đó giúp cải thiện tình trạng chân tóc yếu, tóc khô xơ và gãy rụng nhiều.
- Thoa dầu dừa: Trong dầu dừa chứa vitamin E, acid béo, chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có tác dụng cung cấp độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa tình trạng lão hóa và teo nang tóc. Đồng thời giúp giảm khô xơ và gãy rụng tóc. Để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mái tóc, giúp phòng ngừa tóc rụng, chẻ ngọn và cháy tóc, bạn có thể dùng một lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên chân tóc và da đầu. Sau đó nhẹ nhàng massage khoảng 5 đến 10 phút.
- Sử dụng gel nha đam: Nha đam nổi tiếng với khả năng dưỡng trắng da, làm dịu làn da cháy nắng hiệu quả. Bên cạnh đó loại nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng cải thiện tình trạng chân tóc suy yếu gãy rụng, khô xơ, giúp dưỡng tóc chắc khỏe và mềm mượt. Để cải thiện tình trạng chân tóc yếu dễ rụng bằng nha đam, hãy dùng một lượng vừa đủ gel nha đam bôi trực tiếp lên tóc khô (nên tập trung nhiều vào phần chân tóc và da đầu), dùng tay nhẹ nhàng massage tóc trong 10 phút, cuối cùng gội lại tóc bằng nước sạch. Nếu thường xuyên sử dụng nha đam, phần chân tóc và tế bào da đầu sẽ dược nuôi dưỡng, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng hiệu quả.
Ngoài ta bạn có thể lưu lại và áp dụng thêm các cách trị rụng tóc theo dân gian như sử dụng dầu ô liu, vỏ bưởi, bồ kết, hành tây, giấm táo, tỏi, gừng… để cải thiện tình trạng tóc khô xơ dễ rụng, kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng nang tóc.
Tham khảo thêm: Tóc rụng có mọc lại được không? Giải đáp thắc mắc
4. Sớm điều trị các bệnh lý về da đầu
Tình trạng chân tóc yếu dễ rụng có thể là hệ quả của một số bệnh lý về da đầu như viêm da tiết bã nhờn, nấm da đầu và vảy nến. Nguyên nhân là do những bệnh lý này có thể khiến cấu trúc tóc và tế bào da đầu bị thay đổi, nang tóc dễ tổn thương dẫn đến tình trạng chẻ ngọn, dễ gãy rụng và suy yếu.
Hầu hết các bệnh lý về da đầu thường không gây nguy hiểm, không phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng mà chỉ ảnh hưởng đến chân tóc và vùng thượng bì của da. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong quá trình cải thiện bệnh lý, tình trạng tóc gãy rụng có thể nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu khiến số lượng tóc rụng ngày càng nhiều. Đồng thời làm tăng nguy cơ rụng tóc thành từng mảng, hói đầu…
Chính vì những điều trên, nếu nhận thấy chân tóc suy yếu, thường xuyên gãy rụng, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám và điều trị bệnh lý nguyên nhân. Từ đó giảm số lượng tóc gãy rụng, cải thiện độ đàn hồi và sức khỏe của nang tóc.
5. Điều trị y tế
Nếu số lượng tóc gãy rụng trong ngày trên 100 sợi, bạn cần sớm đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân. Đối với những người có chân tóc yếu dễ rụng do bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng suy yếu chân tóc và thúc đẩy quá trình mọc tóc.
Một số loại thuốc dưới đây có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để cải thiện tình trạng rụng tóc. Cụ thể:
- Spironolactone: Thuốc Spironolactone thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp mất cân bằng hormone dẫn đến chân tóc suy yếu và dễ gãy rụng.
- Tretinoin: Tretinoin (dẫn xuất của vitamin A) là một trong những thành phần quan trọng và cần thiết đối với sự tăng trưởng của tế bào. Chính vì thế nếu thêm Tretinoin vào quá trình điều trị, số lượng tóc gãy rụng có thể nhanh chóng giảm. Đồng thời kích thích tóc mọc nhanh, cải thiện sự chắc khỏe và độ dày của tóc.
- Viên sắt bổ sung: Đối với những trường hợp rụng tóc do thiếu máu, quá trình tuần hoàn đến nang tóc của hồng cầu diễn ra chậm trễ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa viên sắt bổ sung giúp cải thiện lưu lượng máu đến nang tóc, tăng cường tổng hợp hồng cầu và giảm tình trạng tóc hư yếu gãy rụng.
- Liệu pháp hormone: Đối với những trường hợp chân tóc suy yếu dễ gãy rụng do mất cân bằng hoặc suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể, liệu pháp hormone giúp bổ sung testosterone và estrogen sẽ được chỉ định. Tuy nhiên việc áp dụng liệu pháp này có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó bạn chỉ nên áp dụng liệu pháp hormone khi thực sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ.
Đối với những trường hợp không có đáp ứng tốt với thuốc trị rụng tóc, tóc rụng nhiều và có xu hướng gia tăng số lượng, kỹ thuật cấy tóc có thể được xem xét và chỉ định. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng nang tóc khỏe mạnh từ khu vực có mật độ tóc dày như sau gáy để cấy trực tiếp vào những khu vực bị hói như đỉnh đầu, thái dương…
Kỹ thuật cấy tóc thường được chỉ định ở nam nhiều hơn so với phụ nữ. Nguyên nhân là do tình trạng tóc gãy rụng ở nữ giới thường chạy dọc theo toàn bộ da đầu. Trong khi đó, đối với nam giới, tình trạng rụng tóc thường tập trung ở đỉnh đầu, thái dương và tóc mái. Tuy nhiên do có khả năng gây đau trong quá trình thực hiện và có chi phí điều trị cao nên ít khi kỹ thuật cấy tóc được áp dụng.
Tình trạng chân tóc yếu dễ rụng có thể khiến số lượng tóc hư tổn, gãy rụng ngày càng tăng, dễ dẫn đến tình trạng mất tóc và hói tóc. Chính vì thế, nếu nhận thấy chân tóc yếu, tóc rụng hoặc xảy ra các vấn đề khác, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng tóc rụng nhiều, mất tóc vĩnh viễn và phải nhờ đến sự chăm sóc y tế.
Có thể bạn quan tâm
- 20 thực phẩm kích thích mọc tóc dài, dày nhanh
- 7 cách trị hói đầu ở nữ – Giúp tóc mọc dài, dày nhanh
Từ khóa » Tóc Mỏng Dễ Gãy Rụng
-
Top 6 Cách Chăm Sóc Tóc Mỏng Yếu, đảm Bảo Chắc Khỏe Bất Ngờ
-
Chân Tóc Yếu Dễ Rụng, Phải Làm Thế Nào? | Vinmec
-
9 Mẹo Hô Biến Tóc Mỏng, Gãy Rụng Trở Nên Chắc Khỏe, Bồng Bềnh ...
-
6 Mẹo Khắc Phục Tình Trạng “sợi Tóc Mảnh Và Yếu” Hiệu Quả
-
Rụng Tóc Nhiều Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Rụng Tóc Tại Nhà
-
Cách Gì Ngăn Tóc Gãy, Rụng? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tại Sao Tóc Lại Mỏng, Yếu Và Dễ Gãy Rụng? - XUÂN HỒNG KHANG
-
Tóc Gãy Rụng, Yếu - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Bật Mí Cách Chăm Sóc Tóc Mỏng Và Yếu Ngay Tại Nhà - Green Hair
-
Chân Tóc Yếu Dễ Rụng: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Tóc Hiệu Quả
-
'Thủ Phạm' Gây Rụng Tóc Bất Thường Và Cách Lấy Lại Mái Tóc Dày Mượt ...
-
5 Mẹo Nhỏ Cứu Vớt Mái Tóc Mỏng, Xơ Rối, Gãy Rụng | Báo Dân Trí
-
Tóc Mỏng Rụng Nhiều Là Bệnh Gì? Cải Thiện Bằng Cách Nào?
-
Chân Tóc Yếu, Tóc Dễ Gãy Rụng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Triệt ...