[Chân Trời Sáng Tạo] Giáo án địa Lí 6 Bài 5: Vị Trí Trái đất Trong Hệ Mặt ...

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

BÀI 5: VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI,

HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Biết được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời: vị trí, tương quan với các hành tinh khác.
  • Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái đất.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Quan sát các hiện tượng trong thực tế để biết hình dang của Trái đất.
  1. Phẩm chất

Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái đất.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Quả địa cầu, mô hình hệ Mặt trời.
  • Các video, hình ảnh về Trái đất và hệ Mặt trời.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các em đã từng nghe và thuộc bài hát Trái đất này là của chúng mình. Trong bài hát có câu: Trái đất này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Vậy các em có thể đoán được trên thực tế, Trái đất của chúng ta có hình gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS trả lời): Trái đất có hình cầu.

- GV dẫn dắt vấn đề: Trái đất được gọi là hành tinh xanh, nó còn được ví như "Quả bóng xanh bay giữa trời xanh". Vậy trên thực tế hành tinh này của chúng ta đang nằm ở đâu trong hệ Mặt trời? Hình dang và kích thước của nó ra sao? Trả lời những câu hỏi này sẽ gáp phần giúp chúng ta yêu quý hành tinh xanh hơn, để cùng chung tay bảo vệ Trái đất này. Để tìm được câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 5: Vị trí Trái đất trong hệ Mặt trời, hình dạng, kích thước của Trái đất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí Trái đất trong hệ Mặt trời

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời, ý nghĩa của vị trí đó đối với sự sống.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục I Vị trí Trái đất trong hệ Mặt trời và Hình 5.1 SHS trang 126 và trả lời câu hỏi:

+ Hệ Mặt trời là gì?

+ Hệ Mặt trời bao gồm những hành tinh nào? Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt trời.

- GV giải thích thêm:

+ Tám hành tinh này là các thiên thể không tự phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời. Các hành tinh có hai chuyển động: tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời.

+ Trái đất trong hệ Mặt trời là nội dung chính của phần này.

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1:

+ Trái đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt trời? + Trái đất quay quanh Mặt trời theo chiều nào?

+ So sánh kích thước của Trái đất so với các hành tinh khác?

+ Vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Vị trí Trái đất trong hệ Mặt trời

- Trong Vũ Trụ bao la có rất nhiều thiên hà. Trong số đó có một thiên hà chứa hệ Mặt Trời.

- Hệ Mặt Trời có Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh chuyến động xung quanh bao gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Hải vương tinh.

- Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời.

- Trái Đất quay quanh Mặt trời theo chiều từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

- Kích thước của Trái đất nhỏ hơn so với các hành tinh khác.

- Vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời có ý nghĩa rất đặc biệt. Vị trí đó cùng với sự tự quay đã giúp Trái đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống.

Hoạt động 2: Hình dạng, kích thước của Trái đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Trái đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

Từ khóa » Giáo án địa Lý Lớp 10 Bài 5