[Chân Trời Sáng Tạo] Giáo án Hóa Học 6 Bài 8: Sự đa Dạng Và Các Thể ...

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự

nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, ...).

  • Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rản, lồng, khí thông qua quan sát.
  • Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
  • Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).
  • Nêu được tác khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
  • Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
  • Tỉnh bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của chất trong cuộc sống và tính chất của chất;
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học đế diễn đạt về tính chất của chất, các quả trình chuyển đổi thể của chất; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, ...)
  • Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (trạng thái) của chất (rắn, lỏng, khí) thông qua quan sát, Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học); Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đồng đặc; Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ
  • Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất;
  • Vận dụng kiến thức, kï năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: chuẩn bị tranh ảnh trình chiếu, 1 cốc nước đựng đá, 1 cốc nước nóng, 2 cốc nước lọc ( nhiệt độ thường),..., muối ăn, nước hoa, máy chiếu, máy tính, slide bài giảng,....

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tò mò về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK:

Trong cuộc sống, chúng ta thường sử dụng các chất như nước uống, muối ăn, nước hoa,….

- Gv chuẩn bị sẵn các mẫu:

(1) muốn ăn

(2) nước uống

(3) nước hoa

- Yêu cầu HS quan sát thể, gợi ý cho HS đối với nước hoa khi ở trong lọ là thể lỏng nhưng bay ra ngoài là thể khí. Gv giải thích việc HS đầu lớp và cuối lớp ngửi được mùi của nước hoa là do ở thế khí lan tỏa khắp không gian.

- Dẫn dắt: Từ thí nghiệm khởi động theo các em vật các chất đó tồn tại ở những thể nào? Bài 8 ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự đa dạng và các thể cơ bản của chất và các tính chất của các chất.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

Hoạt động: Tìm hiểu sự đa dạng của chất

  1. Mục tiêu: HS liệt kê các vật thể từ kích thước lớn đến nhỏ, từ dễ nhìn đến không nhìn thấy, từ thể rắn đến lòng và khí, từ vật sống đến vật không sống.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: Nêu được sự đa dạng của chất và vật
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 2 - 3 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 8.1 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HŠ quan sát một cách tổng quát đến chỉ tiết để liệt kê được càng nhiều vật thể có trong hình càng tốt và giúp HŠ thảo luận câu hỏi 1,2,3,4:

NV1:

1. Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?

Sau khi nhận ra được tính đa dạng của các vật thể, GV hướng dẫn HS phân loại và từ đó phân biệt được các vật thế.

NV2:

GV sử dụng phương pháp graph (hoặc kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy) trong dạy học, chiếu sơ đồ sau lên màn hình và yêu cầu HS điển vào các đình của graph theo các gợi ý cho sẵn trong PHT1. Sau đó đối chiếu với các nhận xét của SGK để ghí nhớ cách phân loại các dạng vật thể cũng như các dấu hiệu đặc trưng đế phân biệt chúng.

NV3:

2. Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó

3. Nếu ự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

4.Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết

NV4:

Sau khi HS trả lời các câu hỏi trên, Gv đưa ra câu hỏi củng cố kiến thức:

Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp.

GV sử dụng giấy dán (sticker) và yêu cầu HS dán vào các nhóm vật thể được thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vậy vô sinh

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK

1. Sự đa dạng của chất

a. Tìm hiểu sự đa dạng của chất.

? 1:

Các vật thể: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, thuyền, ...

+ Vật thể tự nhiên: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, ...

+ Vật thể nhân tạo: Thuyền, ...

?2: Trong không khí có oxygen và nitrogen; muối ăn có thành phần chính là sodium chloride; đường mía có sucrose (saccharose); đá vôi có calcium carbonate, ...

?3:

Giống: đều được hình thành từ các chất

Khác:

+ Vật thể tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên

+ Vật thể nhân tạo: do con người tạo ra.

? 4: Một số vật sống và vật không sống mà em biết:

+ Vật sống: Người, chim, gà, cây, hoa, ...

+ Vật không sống: Bàn ghế, sách vở, quần áo

? LT:

+ Nhóm vật thể tự nhiên và nhóm vật hữu sinh: cây cỏ, con cá.

+ Nhóm vật thể nhân tạo và nhóm vật vô sinh: quần áo, xe đạp

Từ khóa » Sự Chuyển Thể Của Chất Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo