Chẳng May Bị Lừa đảo Qua Mạng, Dưới đây Là Các Cách Lấy Lại Số ...

1. Bị lừa đảo qua mạng, làm sao lấy lại tiền?

Việc tự mình lấy lại số tiền bị lừa đảo qua mạng thường rất khó thực hiện bởi người bị hại không biết kẻ lừa đảo mình là ai, ở đâu để đòi.

Vì vậy, để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.

Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.

Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.

Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm đơn trình báo công an, Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng), chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an.

Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể tố cáo hoặc trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội https://www.facebook.com/ConganThuDo.

Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Ngoài ra, người dân có thể báo cáo các trường hợp lừa đảo qua đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 069.219.4053 hoặc địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

2. Làm sao để không bị sập bẫy lừa đảo trên mạng?

Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân

Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về nhân của một người. Vì vậy, việc để lộ thông tin trên Chứng minh thư/Căn cước công dân tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiệt hại về tài sản.

Các đối tượng xấu có thể lợi dụng thông tin cá nhân của người khác để lừa đảo vay tiền, khiến nhiều người bỗng trở thành con nợ lúc nào không hay.

Luôn cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không?

Các trò lừa đảo qua mạng dù không mới, tuy nhiên vẫn có rất nhiều nạn nhân sập bẫy. Nguyên nhân đa phần do nạn nhân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác trong bảo mật thông tin…

Vì vậy, để tránh bị lừa đảo, khi nhận được lời đề nghị từ người lạ, người dùng mạng xã hội nên nâng cao cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không.

Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có

Một trong những chiêu thức lừa đảo phổ biến gần đây là có người nước ngoài gọi điện, nhắn tin làm quen sau đó ngỏ ý muốn tặng những món quà giá trị. Nếu muốn nhận quà tặng thì phải trả một khoản phí ứng trước.

Rất nhiều trường hợp đã tin tưởng nghe theo và mất một khoản tiền lớn để có hy vọng nhận được một món quà có giá trị nhưng thực chất sau khi nhận tiền các đối tượng lừa đảo lập tức chặn số điện thoại và biến mất.

Chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo

Hiện nay, không khó để tìm kiếm các thông tin cảnh báo tội phạm lừa đảo trên báo chí, website hay các trang mạng xã hội… Mọi người có thể tham khảo thêm quy trình làm đơn tố cáo tội phạm mạng bằng cách vào trang web https://chongluadao.vn sau đấy vào Tài Liệu và chọn "Thủ Tục Tố Cáo Lừa Đảo".

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Từ khóa » Cách Tố Giác Tội Phạm Công Nghệ Cao