Chàng Trai Việt Kể Chuyện Dậy Từ Nửa đêm Phát 800 Tờ Báo Mưu ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu trời không mưa, cậu có thể về nhà sớm. Còn ngày có tuyết, đường trơn trượt, chàng trai 64kg phải "chật vật" điều khiển chiếc xe chở báo nặng bằng cơ thể mình, mất 4-5 tiếng mới xong dù đoạn đường xa nhất chỉ 5km.
Chàng trai Việt đi phát báo, làm việc lúc đường phố chưa lên đèn ở Nhật Bản
1 giờ 30 phút sáng, chuông báo thức kêu, Vũ Tuấn Kiệt (SN 2001) tỉnh dậy nhanh chóng. Như thường lệ, cậu có 15 phút mặc quần áo và vệ sinh cá nhân. Căn phòng trọ nhỏ ở quận Nerima, Tokyo chỉ chừng 14m2, nhà bếp và nhà tắm sử dụng chung nên cậu phải thật nhẹ nhàng để không làm hàng xóm tỉnh giấc.
Trước khi bắt đầu công việc phát báo lúc rạng sáng, Tuấn Kiệt ăn tạm cái bánh mì ngọt đã chuẩn bị sẵn từ tối qua. Có hôm, cậu chỉ lót dạ bằng quả chuối hay lon cà phê mua ở cửa hàng tự động hoặc uống nước tăng lực để tinh thần tỉnh táo, tập trung hơn.
Từ phòng trọ tầng 2 xuống tiệm báo ở tầng một chưa đầy nửa phút di chuyển nhưng đều đặn gần 2 năm qua, Kiệt vẫn dậy sớm trước cả tiếng đồng hồ. Cậu được phân công phát 800 tờ/ngày, riêng buổi sáng thì việc nhiều và vất vả hơn cả.
Mỗi sáng, Kiệt phải lồng quảng cáo vào báo, đem giao gần 500 tờ. Chiều tan học về, 10X tranh thủ phát nốt số còn lại.
Báo sáng thường dày và nhiều quảng cáo nên chàng trai tốn 3-4 tiếng đồng hồ mới giao xong. Buổi chiều, báo mỏng và số lượng ít hơn, không phải lồng nhiều quảng cáo nên cậu chỉ mất vài giờ xử lý.
Quãng đường phát báo không xa, đoạn dài nhất chỉ chừng 5km. Ngày thời tiết đẹp, Kiệt vừa phát báo, vừa tranh thủ quay video ghi lại cuộc sống thường nhật của mình ở xứ sở hoa anh đào. Nhưng nếu trời xấu như mưa tuyết, gió bão, chàng trai Việt phải chật vật điều khiển chiếc xe nặng hơn cả cơ thể mình vì chất đầy báo và tuyết. Nếu không may xe đổ, báo rơi tứ tung, cậu phải nhặt và xếp lại cẩn thận khá tốn thời gian.
Trở về nhà khi người đã thấm mệt, Tuấn Kiệt vẫn cẩn thận gom báo thừa cất đi. Cậu vo tròn một nắm giấy báo không dùng đến, nhét kín vào giày và mũ bảo hiểm để hút ẩm, làm khô. Từ ngày sang đây, chàng trai Việt học được đủ thứ mẹo hay ho, đơn giản nhưng rất hữu ích trong cuộc sống.
Giao 800 tờ/ngày và những trải nghiệm đáng nhớ khi phát báo
Tuấn Kiệt sang Nhật Bản vào cuối tháng 3/2020 sau khi thi xong đại học. Lần đầu tiên xa nhà hàng nghìn cây số, hành trang của cậu gói gọn trong vài chiếc vali chứa quần áo, giày dép và ít sách vở, vật dụng cá nhân. 10X cũng sắm một chiếc điện thoại mới, thêm tay cầm chống rung để thực hiện dự định quay các video về cuộc sống tại Nhật cho bạn bè, người thân ở quê nhà có thể theo dõi.
Chàng trai quê Thanh Hóa bắt đầu cuộc sống ở Nhật Bản bằng công việc phát báo. Đây là một trong những điều kiện thuộc chương trình học bổng Asahi (được tài trợ bởi tờ nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản) mà cậu trúng tuyển cách đó không lâu. Ngoài suất học bổng giá trị lớn và miễn phí tiền ăn ở, du học sinh đạt học bổng này còn được hỗ trợ công việc làm thêm như phát báo tại khu vực sinh sống.
Những ngày đầu sống xa nhà, Kiệt thường cảm thấy buồn ngủ vì đồng hồ sinh học bị đảo lộn. Dù chưa rành tiếng nhưng cậu vẫn có thể hiểu lời ông chủ tiệm người Nhật trách mắng khi phát báo sai. "Hôm đầu tiên đi làm, trời mùa đông vừa mưa vừa lạnh, mình chưa có kinh nghiệm nên đeo găng tay mỏng thôi. Về nhà mới thấy tay bỏng rộp lên vì lạnh. Ngày ấy cảm giác thời gian như vô tận, chẳng biết khi nào mới dừng", Kiệt nhớ lại.
Một ngày của Kiệt bắt đầu từ lúc 1 giờ 30 phút sáng. Căn phòng trọ nhỏ đóng kín cửa để tránh gió lùa. Cậu dành 15 phút cho các hoạt động cá nhân và lót dạ bằng đồ ăn nhẹ. Từ tháng 12 đến tháng 4, thời tiết ở Tokyo có thể xuất hiện mưa tuyết bất chợt. 10X phải mặc 4-5 lớp áo dày mỏng khác nhau, đeo thêm hai chiếc khăn ở cổ và găng tay len kín mít để chống lạnh. Sang mùa hè, nhiệt độ cao, chàng trai trẻ bôi kem chống nắng và "dắt túi" thêm một chai nước đá 1,5 lít để chườm hoặc uống giải khát.
"Mình thấy nhiều người làm việc bị ngất giữa trời nắng, khá nguy hiểm nên chủ động chuẩn bị riêng một chai nước đủ lớn bên người. Với lại không thể lúc nào cũng mua nước ở cây bán hàng tự động được vì khá tốn kém. Mùa hè vất vả vậy nhưng sang mùa thu và mùa xuân thì mọi thứ cũng dễ chịu hơn", 10X chia sẻ.
Ở tiệm báo có khoảng 10 người tất cả, riêng ca làm việc của Tuấn Kiệt gồm 6 nhân viên. Họ đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như làm sổ sách, kế toán, ghi chép khách ra vào,... Còn du học sinh như Kiệt chủ yếu được phân công đi phát báo hàng ngày. Đôi lúc công việc quá tải, người làm lại không nhiều, các nhân viên văn phòng cũng thay phiên nhau phát báo.
Thời gian đầu, chàng trai Việt được hướng dẫn tỉ mỉ từng công việc phải làm, từ những thứ cơ bản nhất như tập lồng tờ quảng cáo vào trong báo nhanh chóng cho đến cách nhớ địa chỉ từng nhà, phân loại báo,... 10X tốn khoảng 3 tuần để học thuộc, ghi nhớ hết đường đi, địa chỉ nhà khách cần giao.
Lúc mới làm, Kiệt mất khoảng hai giờ đồng hồ cho việc lồng quảng cáo, xếp báo theo thứ tự rồi chất lên xe trước khi đi giao. Sau này thành thục hơn, quãng thời gian đó được rút ngắn còn một nửa.
Kiệt được phân công phát báo trong phạm vi bán kính 5km, đính kèm một quyển sách có ký hiệu đường đi. Thông tin chỉ dẫn trong đó đã được tiệm báo sử dụng và tính toán hợp lý. Vì chưa quen đường cũng chưa nhớ hết nhà khách hàng nên 10X vừa đi vừa phải nhìn bản đồ hướng dẫn khá mất thời gian.
Kiệt cho biết, nếu phát chậm nhiều lần, khách nhận báo muộn và thấy không hài lòng có thể ngừng mua báo. Ngoài ra, thời gian làm việc cho phép của du học sinh ở Nhật chỉ có 28 tiếng/tuần nên cậu phải cố gắng cân đối. Nhờ đó, chàng trai 21 tuổi cũng học được tính cẩn thận và đúng giờ của người dân xứ sở hoa anh đào.
Buổi sáng, Kiệt sẽ phát khoảng 500 tờ báo. Buổi chiều sau khi tan học về, cậu tranh thủ giao nốt 300 tờ còn lại. Vào cuối tuần, báo dày hơn và số lượng có thể gấp đôi so với ngày thường. Trước khi đi, cậu cẩn thận kiểm tra sổ sách ở khu mà mình phát báo xem có nhà nào dừng nhận báo, nhà nào muốn mua thêm hay nhà nào nghỉ tạm thời hoặc hết hạn nghỉ tạm thời và quay lại mua báo,...
Khi xe tải chở báo tới, 10X cùng mọi người bê báo vào tiệm, lần lượt mở ra và lồng quảng cáo bên trong. Sau đó, cậu xếp gọn báo theo thứ tự trong danh sách rồi chất báo lên xe. Nếu sơ suất nhầm lẫn, cậu sẽ mất thời gian xử lý lại báo trước lúc đi giao. Xong xuôi, Kiệt sẽ dọn dẹp lại chỗ vừa đứng xếp báo, dồn giấy thừa lại cho gọn gàng. Nếu rời tiệm cuối cùng, cậu phải tắt điện và các loại máy móc.
Ngày còn ở Việt Nam, Kiệt chưa bao giờ thức khuya, dậy sớm. Việc "nặng nhọc" nhất từng làm đơn thuần chỉ là rửa bát, quét nhà. Nhưng khi sang Nhật Bản, 10X phải học cách tự lập mọi thứ. Dù được công tác tư tưởng từ trước đó vài năm, không "ảo tưởng" về cuộc sống màu hồng khi xa xứ nhưng Kiệt vẫn có lúc không khỏi nản chí, muốn buông xuôi.
"Mỗi khi làm sai, bị mắng hay lúc mệt mỏi, mình sẽ xả stress… bằng cách nghe nhạc, nghỉ ngơi. Ngủ dậy xong là quên hết mọi thứ và thấy vui vẻ trở lại", Kiệt nói. "Nhưng công việc phát báo cũng đem lại cho bản thân mình nhiều trải nghiệm mà có tiền chưa chắc đã mua được", 10X chia sẻ thêm.
Gần 2 năm gắn bó với công việc phát báo, Tuấn Kiệt gặp không ít tình huống "dở khóc, dở cười". Ngày trời mưa hay thời tiết xấu, chuyện ngã xe, làm đổ báo xảy ra như cơm bữa.
"Ở Nhật chủ yếu là người già đọc báo. Có lúc họ lấy báo rồi nhưng quên, lại gọi điện đến tiệm để phàn nàn. Cũng có nhà không có hòm đựng báo, mình để ngay trước cửa thì bị người khác lấy đi. Những lần như vậy, mình sẽ bị phạt hoặc nhắc nhở, có khi đang ngủ phải bật dậy đi phát báo lại cho khách hàng", Kiệt nhớ lại kỉ niệm hài hước khi phát báo.
Những ngày trời đẹp, Kiệt có thể thong dong ngắm cảnh đường phố lúc chưa lên đèn, hít hà bầu không khí trong lành buổi sáng sớm. Mùa xuân, cậu được chiêm ngưỡng hoa anh đào, còn mùa thu bị "hớp hồn" bởi hàng cây lá đỏ.
Cuối năm 2021, lần hiếm hoi Kiệt được chứng kiến cảnh tuyết rơi. Tuyết phủ trắng xóa khắp các mặt đường, tán cây và chất đầy trên chiếc xe máy mà cậu dùng để di chuyển khi đi phát báo. Khung cảnh đẹp vốn chỉ thấy trên phim ảnh nhưng khiến chàng trai cao hơn 1m7, nặng 64 kg phải chật vật điều khiển chiếc xe của mình. Nhiều lúc bánh xe trượt ngang, người chao đảo, Kiệt cố thăng bằng, giữ chân thật chặt để xe không ngả nghiêng.
"Cả xe cả báo nặng gần 40kg, mình phải chia đều số lượng cho phù hợp, xếp cẩn thận lên xe để không bị chênh hay chỗ nặng chỗ nhẹ. Thời gian đầu chưa biết, mình tham lấy nhiều báo vì ngại quay lại tiệm nên khó điều khiển xe. Mình phải đi với tốc độ chậm nhưng báo vẫn bị rơi, chưa kể ngã xe liên tục.
Hôm nào mưa gió thì mình phải bọc từng tờ báo bằng túi nilon, có máy bọc báo chuyên dụng nên chỉ mất khoảng 25-30 phút là hoàn thiện. Báo bọc túi bóng khá trơn nên mình cũng phải cẩn thận hơn, mang số lượng vừa phải. Mình tính toán sao cho vừa đủ, phù hợp với sức của mình và thuận lợi với cung đường để giảm bớt khó khăn, nhất là trong những ngày mưa gió", Kiệt bày tỏ.
Cuộc sống Nhật Bản thu nhỏ sau các video "triệu view"
Buổi sáng, Kiệt xong việc và về nhà lúc 6 giờ. Gần đây, tiệm báo cải thiện thời gian để nhân viên có thể về sớm trước nửa tiếng. Kiệt dành 30 phút cho các hoạt động cá nhân rồi chợp mắt nghỉ ngơi chừng 1 tiếng trước khi đi học.
Mỗi tuần, Kiệt được nghỉ một ngày và thêm buổi chiều chủ nhật. Cuối tháng, cậu sẽ nhận được khoản tiền lương khoảng từ 100.000 - 120.000 yên Nhật (tương đương 20 -24 triệu đồng), đủ để tiết kiệm và chi tiêu cho các sở thích cá nhân. Tết năm nay, chàng trai Việt được thưởng 20.000 yên (gần 4 triệu đồng).
Vì tiền học, tiền nhà, điện nước đều được tài trợ miễn phí nên Kiệt để dành 60% số tiền kiếm được từ việc phát báo cho quá trình học lên Cao đẳng hoặc Đại học về sau. Cậu cũng gửi tiền phụ giúp bố mẹ, chi trả khoản nợ gần trăm triệu đồng trước khi sang Nhật.
Sau khi kết thúc công việc của một ngày, 10X tranh thủ quỹ thời gian rảnh rỗi ít ỏi để biên tập, chỉnh sửa lại các video đã quay. Mất tầm 1 tiếng để cậu xử lý hậu kỳ các cảnh như mong muốn. Video sau đó được Kiệt đăng lên mạng, chia sẻ với mọi người về cuộc sống ở Nhật của mình, thu hút hàng triệu view.
Xa nhà hàng ngàn cây số, múi giờ sinh hoạt cũng khác nhau nên Kiệt mong muốn gia đình và người thân, bạn bè có thể theo dõi mình qua những đoạn video ngắn. Rảnh rỗi, chàng trai trẻ lại chia sẻ, kể cho đồng nghiệp ở tiệm báo nghe về nét đẹp văn hóa Việt Nam. Họ thích thú, tò mò những món ăn mà người Việt thưởng thức hay những phong tục, tập quán độc đáo của các địa phương dịp đầu năm,...
Kiệt thừa nhận, công việc phát báo tuy có vất vả, phải "thức khuya dậy sớm" thường xuyên, nhất là những ngày thời tiết khắc nghiệt nhưng giúp bản thân tự lập và học hỏi được nhiều điều. Từ khi sang Nhật, chàng trai trẻ bắt nhịp và thích nghi tốt với cuộc sống và con người nơi đây, có thêm những trải nghiệm và bài học sâu sắc. Có lần ra đường bị rơi ví, cậu được người lạ giúp đỡ tìm lại đồ. "Người ta còn bỏ thêm tiền vào ví vì thấy mình nghèo quá. Mình rất ngạc nhiên và xúc động", chàng trai trẻ hài hước nhớ lại.
"Chính cuộc sống và con người ở Nhật Bản đã làm mình thay đổi tích cực hơn rất nhiều. Dù có vất vả, khó khăn nhưng mình vẫn đối diện và vượt qua để gia đình thêm yên tâm, không phải lo lắng", 10X nói. "Mình cũng cố gắng cân bằng giữa việc học và sở thích cá nhân, vì mình nghĩ du học không chỉ là kiến thức nằm trên sách vở mà còn là trải nghiệm về văn hóa hay con người của đất nước đó".
Ảnh: Tuấn Kiệt JPE
Theo Dân Trí
Quyền Linh xây tiệm tạp hóa cho vợ chồng nghèo ở Bình Dương
Tập 79 Tình trăm năm, MC Quyền Linh đến thăm những hoàn cảnh đặc biệt của chương trình một cách bí mật và đầy bất ngờ.
Từ khóa » Kể Chuyện Bằng Icon
-
Cách Chat Bằng Icon, Nhắn Tin Messenger Bằng Icon
-
Yêu Nhau Thắm Thiết Nhờ 1 Tháng Chỉ Nhắn Tin Bằng Icon
-
AIM Academy - Không Ngờ Kể Chuyện Bằng Icon Lại Thú Vị đến...
-
Cách Nhắn Tin Bằng Icon Trên Messenger, Bảng Chữ Cái Bằng Icon
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Mẫu đoán Tên Bằng Icon | TikTok
-
Discover đuổi Hình Bắt Chữ Bằng Icon Tên Bài Hát 's Popular Videos
-
Kể Chuyện Bé Nghe: 14 Mẫu Truyện Thiếu Nhi ý Nghĩa ... - Hello Bacsi
-
Tin Nhắn Sex: Nghệ Thuật Chat Sex Quyến Rũ, Tinh Tế - Hello Bacsi
-
Nghệ Thuật Thuyết Trình Bằng Câu Chuyện + Data Story-telling - Tiki
-
Storyteller - Speaking Board Game For Children, Students | Noel Store
-
Câu Chuyện Lịch Sử Qua Lời Kể Của Những Anh Hùng Thế Kỷ XX
-
Chuyện Bây Giờ Mới Kể Khi Chúng Tôi Tham Gia Giờ Thứ 9+
-
Kể Chuyện Bằng Hình Ảnh – Cách Bán Hàng Trên Facebook 2017