Chánh Kiến Net
- Login
- Account
- Sign Up
- Home
- About Us
- Catalog
- Search
- Register RSS
- Embed RSS
- FAQ
- Get Embed Code
- Example: Default CSS
- Example: Custom CSS
- Example: Custom CSS per Embedding
- Super RSS
- Usage
- View Latest
- Create
- Contact Us
- Technical Support
- Guest Posts/Articles
- Report Violations
- Google Warnings
- Article Removal Requests
- Channel Removal Requests
- General Questions
- DMCA Takedown Notice
- RSSing>>
- Collections:
- RSSing
- EDA
- Intel
- Mesothelioma
- SAP
- SEO
- Latest
- Articles
- Channels
- Super Channels
- Popular
- Articles
- Pages
- Channels
- Super Channels
- Top Rated
- Articles
- Pages
- Channels
- Super Channels
- Trending
- Articles
- Pages
- Channels
- Super Channels
- Title: Nghệ thuật | Chánh Kiến Net
- Channel Number: 1389996
- Language: Vietnamese
- Registered On: November 28, 2011, 8:54 pm
- Number of Articles: 2442
- Latest Snapshot: June 29, 2024, 12:24 pm
- RSS URL: http://chanhkien.org/feed
- Publisher: https://chanhkien.org
- Description: Chánh Kiến
- Catalog: //hat3.rssing.com/catalog.php?indx=1389996
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[ChanhKien.org] Đời này tôi may mắn được trở thành đệ tử thân truyền của Sư phụ, Sư phụ đã từ bi che chở cho tôi vượt qua được những tháng ngày gió tanh mưa máu của cuộc bức hại.
Vào thời khắc này, tôi đang đi trên con đường thành Thần, thực hiện lời thệ ước tiền sử của mình.
Vào những đời trước, tôi đã từng chuyển sinh thành Đạo nhân, võ tướng, có đời còn chuyển sinh thành chim.
Vào thời xa xưa tôi từng chuyển sinh làm một vị Đạo nhân, sau khi tu thành đã cưỡi hạc bay về trời. Đời đó, tôi đã góp phần vào việc đặt định nền văn hóa tu luyện trong lịch sử nhân loại.
Tôi từng chuyển sinh thành Dương Tôn Bảo thời nhà Tống, với khí thế hiên ngang, tướng mạo đường đường. Vì chống quân Liêu, bảo vệ nhà Tống, tôi đã bị quân Liêu giết chết khi đang ở độ tuổi hào hoa phong nhã.
Trong một bài viết trên trang Chánh Kiến có tiêu đề là “Truyện kể về kỳ duyên tại khe núi Hồ Lô”, có nói sơ về việc sau khi Dương Tôn Bảo tử trận, Mộc Quế Anh lên làm thống soái, trong truyền thuyết lịch sử, những câu chuyện về Dương Tôn Bảo đã được lưu truyền thiên cổ. Giờ đây, tôi ghi lại những ký ức đó để bạn đọc tham khảo. Cũng mong rằng với những ai không hiểu nhiều về Pháp Luân Đại Pháp, câu chuyện luân hồi này sẽ thức tỉnh những ký ức bị chôn vùi của các bạn. Hỡi con người thế gian, hãy minh bạch rằng: phản bổn quy chân, đồng hóa với Chân Thiện Nhẫn mới là mục đích của mỗi người chúng ta trong cuộc đời này, xin đừng bỏ lỡ cơ duyên chưa từng có từ thuở khai thiên lập địa này.
Từ nhỏ, tôi đã rất thích các câu chuyện truyền thuyết về những vị tướng Dương gia, nghe cả trăm lần mà cũng không thấy chán, nhất là tôi lại càng có một tình cảm đặc biệt đối với Dương Tôn Bảo. Tôi thường hay tưởng tượng rằng mình cũng uy vũ, hào hoa giống như Dương Tôn Bảo. Nhân tố sinh mệnh đời trước ít nhiều vẫn còn lưu lại trong sinh mệnh đời này của tôi, đời này tôi mắt to mày rậm, khuôn mặt khí khái, chính trực.
Trong những năm tháng trưởng thành, đôi lúc tôi cảm nhận được một tín tức mạnh mẽ, tín tức này như vô tình tiến nhập vào đầu óc tôi: phụ thân tôi là Dương Diên Chiêu, mẫu thân là Sài quận chúa, thê tử là Mộc Quế Anh. Trong lòng tôi luôn tự hỏi: Bây giờ họ đang ở đâu?
Sau khi tôi tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã khai mở những ký ức xa xưa của tôi, tôi đã nhớ được một số sự kiện trong đời trước. Đời đó là thời nhà Tống, một lần phụ thân Dương Diên Chiêu gọi tôi đến, nghiêm túc và trịnh trọng nói: “Quân Liêu xâm phạm bờ cõi Trung Nguyên, các vị thúc thúc đều đã tử trận, vậy nên gánh nặng bảo vệ nước nhà, trọng trách của Dương gia đều đặt trên vai của con đó.” (Tôi cũng không nhớ rõ lắm lời nguyên gốc của phụ thân Dương Diên Chiêu, đại ý là như vậy). Hôm đó, tôi mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, mang theo chiến cờ có khắc chữ “Dương” và chữ “Soái”, dẫn theo 10 vạn binh, chuẩn bị xuất chinh. Lòng tôi ôm chí lớn, bái biệt người thân, dẫn 10 vạn binh mã xuất chinh trong hào khí cuồn cuộn.
Trên đường gió lớn nổi lên, cát vàng đầy trời, trời đất âm u. Vùng núi hoang vu, gai góc chằng chịt chẳng có lối đi, không rõ phương hướng, quân Tống gian nan tiến về phía trước trong thời tiết khắc nghiệt, thất lạc không ít binh mã, ngựa đổ người chết, thương vong nặng nề. Mấy lần giao chiến với quân Liêu, binh tướng hai bên xông trận, ngựa chiến hí vang, tiếng chém giết dậy trời. Binh mã do tôi thống lĩnh từng nhóm từng nhóm ngã xuống, vô số người tử trận. Binh mã hao tổn chỉ còn lại một vạn, về sau còn lại năm nghìn, sau cùng chỉ còn lại mấy trăm. Lúc đó, quân Tống bị trúng kế, rơi vào vòng mai phục, quân Liêu bao vây bốn bề. Tôi thống lĩnh những binh mã còn sót lại đột phá vòng vây. Đại tướng quân Liêu không muốn giết tôi, muốn tôi hàng phục giống như Dương Tứ Lang. Nhưng sự hưng vong của đại Tống, trọng thác của gia phụ, khiến tôi không hề sợ chết. Tôi cưỡi ngựa chiến, khí thế oai phong lẫm liệt, tay cầm cây thương của Dương gia đánh đâu thắng đó, trong nháy mắt đã đâm chết hơn 200 quân Liêu. Chiến mã của tôi rất hiểu ý người và có linh tính, trong lúc nguy nan nó trở nên mạnh mẽ giống như ngựa Thần, giúp tôi thêm uy phong chiến đấu. Quân Liêu thấy vậy, đã đồng loạt nhằm vào tôi bắn hàng vạn mũi tên. Tôi kiên cường nghênh chiến, con chiến mã gắng sức giúp tôi tả xung hữu đột. Cuối cùng, khắp thân tôi bị hàng vạn mũi tên đâm xuyên qua, những mũi tên chằng chịt cắm lên khắp người tôi. Hồn lìa khỏi xác, ngay lúc đó thân thể hoàn chỉnh của tôi bay lên không trung, thời không bất động, tư duy bất động, mọi âm thanh đều tĩnh lặng, hoàn toàn tĩnh lặng, tất cả đều dừng lại, đời đó của tôi đã kết thúc như vậy đó.
Tôi cưỡi ngựa chiến, khí thế oai phong lẫm liệt, tay cầm cây thương của Dương gia đánh đâu thắng đó (Tranh vẽ Dương Tôn Bảo. Nguồn: Internet)
Luân hồi nghìn năm trong trần thế, bị sự đời phiền lụy, chìm sâu trong cõi ô trọc, tôi đã bị mê lạc trong cõi người thường mà quên mất tâm nguyện từ thuở xa xưa, lỡ mất cơ duyên gặp mặt cùng Sư phụ.
Đầu năm 1993, trong giấc mơ tôi nhìn thấy các vị Thần Tiên từ khắp nơi tề tựu lại, cưỡi mây ngũ sắc cùng bay đến một nơi, những vị Phật, Đạo, Thần đó ra hiệu cho tôi: “Hãy đến đông bắc mau lên! Đến đông bắc mau lên!” Tôi không hiểu ý của họ. Năm 1994, khi Sư phụ giảng Pháp tại Quảng Châu, lại có người thúc giục tôi đi Quảng Châu, nhưng tôi vẫn chần chừ không chịu đi, lỡ mất cơ duyên được đích thân nghe Sư phụ giảng Pháp.
Ngày 17 tháng 06 năm 1997, tôi đã may mắn đắc Pháp. Khi vừa trông thấy quyển Chuyển Pháp Luân, tôi lập tức nhận ra đây là một quyển sách tu luyện, nhưng tôi cảm thấy rằng tu luyện quá khó, tôi tu không nổi. Tôi đã mặc cho quan niệm chi phối, suýt nữa lại lỡ mất cơ duyên. Trong giấc mơ, Sư phụ đã đến nhà tôi, Sư phụ đi vào nhà, tôi vừa nhìn thấy Sư phụ, chủ nguyên thần liền chấn động tỉnh giấc, lập tức đầu rạp xuống đất bày tỏ lòng tôn kính vô thượng của tôi dành cho Sư phụ từ bi vĩ đại. Sư phụ từ ái nâng tôi dậy, khai mở chính niệm của tôi, từ đó tôi đã đi trên con đường trở về ngôi nhà thật sự của mình. Một lần, Sư phụ bảo tôi đừng ngủ nữa, hãy thức dậy luyện công, tôi nói tôi không biết luyện, Sư phụ ở trong giấc mơ, tay cầm tay mà dạy tôi luyện, đồng thời cũng truyền thụ công pháp cho tôi. Khi tôi vừa ngồi xuống đả tọa, châu thiên lập tức được đả thông, thiên mục liền mở ra.
Cuộc bức hại tàn khốc gió tanh mưa máu đã bắt đầu, có một lần tôi bị những bộ kinh văn giả làm cho u mê đầu óc, tôi đã cầu xin Sư phụ đánh thức đệ tử, trong giấc mơ Sư phụ đã điểm hóa cho tôi, giúp tôi thể ngộ được sự huyền diệu của chân cơ. Mấy ngày sau đó, tôi đã nhận được kinh văn mới của Sư phụ, bắt đầu quá trình duy hộ Đại Pháp bằng chính sinh mệnh của mình.
Năm 2003, chính quyền tà ác đã bắt giữ phi pháp hơn 70 học viên Pháp Luân Công ở vùng tôi, tôi là một trong số đó, bị liệt vào nhân vật trọng điểm nên đã bị đánh đập, tra khảo một cách tàn nhẫn. Để không tiết lộ tin tức, tôi đã muốn cắn đứt lưỡi của mình, quyết không khai một lời nào, cũng để tà ác hết hy vọng khai thác thông tin từ tôi. Tuy vậy, cắn mấy lần mà lưỡi chỉ sưng lên chứ không đứt. Nhìn thấy cảnh sát tà ác chuẩn bị treo tôi lên trên để mà tra tấn, tôi lo rằng nếu mình không thể chịu đựng được sẽ gây tổn thất cho các học viên, liền đâm đầu vào tấm sưởi nhiệt, máu lập tức tuôn trào ra, khi đâm đầu vào lò sưởi thêm một lần nữa, tôi đã hôn mê bất tỉnh. Lúc này, Sư phụ từ bi đã cứu sống tôi, trong không trung xuất hiện bốn chữ “Pháp Chính Càn Khôn” lấp lánh ánh vàng kim sừng sững giữa trời đất, tôi đã được ban cho một sinh mệnh mới, bốn ngày sau tôi được thả về nhà.
Năm 2006, tôi lại bị bắt giữ phi pháp, mấy tên cảnh sát tà ác trói hết chân tay tôi lại, nắm lấy đầu tôi mà đập mạnh vào tường, sau đó tôi bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức nào đó của tà ác, tại đây tôi đã cùng với các đồng tu dùng sinh mệnh của mình để duy hộ Pháp, cùng viết nên những trang sử bi tráng đó, cảnh sát tà ác bị chính khí cuồn cuộn của các đệ tử Đại Pháp làm cho khiếp sợ, không dám hành ác. Tôi tuyệt thực để phản đối bức hại, khi tôi chỉ còn thoi thóp thì Sư phụ đến, Ngài ôm tôi vào lòng đút từng miếng cơm cho tôi. Nhìn thấy Sư phụ, tôi khóc mà nói với Ngài rằng: “Sư phụ, đệ tử kém cỏi quá, đệ tử không chịu được khổ.” Sư phụ nói: “Con đừng sợ, Sư phụ sẽ thay con gánh chịu tất cả.” Tôi đã tận mắt nhìn thấy Sư phụ chịu đựng tất cả thay cho tôi.
Hỡi những đệ tử còn chưa tinh tấn, bị ô nhiễm và cám dỗ trong chốn hồng trần loạn thế, tôi đã từng có lúc không buông bỏ được vợ con, bị tình cảm vây khốn, vấp ngã liêu xiêu. Một lần nọ, Sư phụ mang theo Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không đến, Sư phụ nhìn tôi rồi nhìn Trư Bát Giới, ánh mắt của Sư phụ đảo qua lại giữa tôi và Trư Bát Giới, rồi Ngài lại nhìn Tôn Ngộ Không, ngụ ý sâu xa, tôi lập tức hiểu ra, vội vàng nói: “Sư phụ, con không muốn làm Trư Bát Giới, con sẽ dũng mãnh tinh tấn như Tôn Ngộ Không, trở thành một đệ tử tinh tấn.”
Thoát khỏi sự trói buộc của tình cảm, giải thể an bài tà ác của cựu thế lực, giờ đây toàn thân tôi nhẹ nhõm, thoải mái, chính niệm đầy đủ, có thể vận dụng thần thông diệt trừ tà ác như ý muốn. Nhiều lần phối hợp cùng các đồng tu đến các hang ổ của tà ác phát chính niệm cự ly gần để giải cứu đồng tu, thông qua thiên mục nhìn thấy công xuất ra quả là uy lực vô tỷ. Liên tiếp ba ngày gần đây, tôi cùng các đồng tu đến gần các hang ổ tà ác để phát chính niệm cự ly gần. Tôi kiên định xuất ra một niệm: lệnh cho tà ác nội trong ba ngày phải phóng thích đồng tu vô điều kiện. Trong định nhìn thấy đao kiếm loang loáng, thần thông nhằm thẳng vào hang ổ tà ác, chém chết vô số tà ác. Hôm đó, trên đường trở về nhà, tôi và các đồng tu cùng nhìn thấy những áng mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời. Hai ngày sau đó, người đồng tu bị giam giữ phi pháp đã chính niệm chính hành mà ra khỏi hang ổ của ma quỷ.
Tôi thật vinh hạnh vì đã may mắn đắc được Đại Pháp trong kiếp này, không uổng phí những năm tháng luân hồi chịu đựng vô số khổ nạn tại nhân gian, càng không uổng đã từng kết duyên là người thân của Sư phụ, là con trai đời trước và là đệ tử đời này của Sư phụ. Tôi nhất định trân quý Thánh duyên này, dũng mãnh tinh tấn, thức tỉnh vô lượng chúng sinh. Cũng mong rằng tất cả các đồng tu đều hiểu rõ mục đích của chúng ta khi đến thế gian này: đời đời chịu đựng biết bao khổ nạn là vì để đời này được đắc Pháp, để trợ Sư chính Pháp trong kiếp này, hoàn thành lời thệ ước từ thời tiền sử.
Nếu điều gì chưa thỏa đáng, xin quý đồng tu từ bi chỉ rõ.
(Bài viết do đệ tử Đại Pháp chỉnh lý lại theo lời kể của tác giả, cơ bản giữ đúng nguyên văn theo lời người kể).
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/10/21/137222.轮回故事:我的前生今世.html
Chia sẻ bài viết này
↧ Search RSSing.com $ 0 0Tác giả: Tuệ Dung
[ChanhKien.org] Ngày 09 tháng 05 là ngày Quốc tế Điều dưỡng. Một số bệnh viện địa phương đã bố trí nhân viên tổ chức một nhóm khám bệnh trong một công viên công cộng. Tôi đi cùng Tuệ Khiết, người vợ 75 tuổi của tôi, tới công viên này. Các nhân viên bệnh viện đã dựng rạp và chuẩn bị xong mọi thứ. Các loại dụng cụ khám bệnh đều được trưng bày tại các quầy khác nhau. Rất nhiều người đến để được chữa trị. Thậm chí còn có nhiều người hơn đứng xung quanh để xem.
Vợ tôi Tuệ Khiết và tôi đứng xếp hàng tại một quầy có máy đo huyết áp điện tử. Khi đến lượt chúng tôi, tôi lịch sự hỏi một cô điều dưỡng:
“Cô gì ơi, máy này có thể đo được mức huyết áp cao nhất là bao nhiêu?”
Cô điều dưỡng liếc nhìn tôi và trả lời một cách mỉa mai: “Huyết áp của một người có thể đạt tới cao nhất là bao nhiêu?”
“Nó có thể đo quá mức 300 không?” Tôi hỏi.
“Chẳng phải một người chết chắc trước khi huyết áp kịp tăng lên 300 hay sao?” Giọng người y tá trở nên tức cười. Tuệ Khiết đã vén cánh tay áo lên và kẹp chặt máy đo vào khuỷu tay của mình. “Bác ơi, làm sao mà huyết áp của bác lại cao như thế này? Giám đốc X ơi, cận dưới của bác này là 230, và cận trên không đo được!”
Giám đốc X đáp lại: “Không đo được là sao? Không thể thế được!”
Chẳng phải các dụng cụ máy móc của các anh đã chứng minh rằng chúng tôi đã vượt xa giới hạn sống của con người hay sao? (Nguồn: FalunArt.org)
Rồi Giám đốc X trực tiếp vận hành máy đo và nhìn chúng tôi chằm chằm, lẩm bẩm: “Có vẻ như huyết áp của bác này vượt quá mức 300. Hai bác khẩn trương đi tới bệnh viện lớn để kiểm tra đi.”
Cả hai chúng tôi đều đáp: “Chúng tôi không muốn đi tới bệnh viện lớn.”
“Tại sao?” Giám đốc X hỏi.
“Cách đây 20 năm, cả hai chúng tôi đều có các triệu chứng suy tim. Bệnh viện lớn đã không thể làm gì ngoài việc cho chúng tôi uống thuốc. Họ bảo chúng tôi dùng ‘thuốc chữa tim khẩn cấp San Hải Đan’ để kéo dài cuộc sống… Vợ tôi đã được sốc kích tim 27 lần. Sau khi thấy rằng bệnh viện lớn không thể cứu chúng tôi thì chúng tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình và thử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua việc học Pháp và luyện các bài công pháp, các triệu chứng suy tim của chúng tôi đã biến mất. Bà ấy đã không bao giờ cần phải sốc tim nữa. Thậm chí bệnh khí phế thũng và tiểu đường của tôi cũng biến mất….”
“Thật vậy sao?!” Giám đốc X và người y tá vô cùng ngạc nhiên đến nỗi ngây cả người.
Tôi nói tiếp: “Chẳng phải các dụng cụ máy móc của các anh đã chứng minh rằng chúng tôi đã vượt xa giới hạn sống của con người hay sao? Theo kiến thức của các anh, khi huyết áp của một người lên tới 260, máy đo sẽ báo một vạch đỏ. Bất cứ ai lên tới gần vạch này đều chết. Huyết áp của chúng tôi đã vượt quá 300 vậy mà chúng tôi vẫn sống tốt. Lý thuyết y học của các anh có thể giải thích được điều này không? Pháp Luân Công không chỉ chữa được rất nhiều bệnh tật vô phương cứu chữa, mà cả những bệnh nhân có huyết áp trên 300 vẫn sống tốt. Đây thực sự là một điều kỳ diệu!”
Tin này giống như một tiếng sét, gây sốc cho các nhân viên y tế, bệnh nhân, và những người đứng xem. Tin này lập tức được truyền đi khắp nơi….
Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/6998
Chia sẻ bài viết này
↧ ↧ $ 0 0Tác giả: Tịnh Liên
[ChanhKien.org] Từ lúc sinh ra tôi đã ăn chay. Không có sữa để cho tôi uống, mẹ tôi đành ngậm ngùi cho tôi ăn rau cải. Trong nhà rất nghèo, những món rau đều rất đạm bạc, hơn nữa lại không có cho dầu ăn vào. Về sau cứ mãi không ăn thịt, hễ ăn vào tôi liền nôn ra.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, đơn vị chúng tôi có người thường hay giết chó rồi đem nấu ở phòng ăn, cái mùi đó thật khó ngửi biết dường nào! Mấy ngày đó tôi đều không ăn cơm ở đơn vị.
Một buổi tối sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã mơ thấy một giấc mơ, rất rõ ràng, mơ thấy một người đội mũ quan thời xưa nói với tôi rằng: “Tôi sẽ dẫn ngài đi xem thử những tình huống trong đời trước.” Thoáng một cái đã tiến nhập vào một thế giới huyền ảo.
Tôi nhìn thấy người mẹ kiếp trước cũng là người mẹ kiếp này của tôi, nhưng không thấy cha tôi. Tôi cũng không có kết hôn. Trong nhà nghèo rớt mồng tơi, hơn nữa tôi còn là một chàng trai vừa lùn vừa ốm yếu. Mọi người đều bắt nạt tôi, đánh chửi tôi, đều gọi tôi là “thằng quỷ làm biếng”. Thật ra không phải do tôi lười, chỉ là tôi không làm được những công việc nặng nhọc, cũng không làm nổi những chuyện lớn mà thôi.
Kiếp này tôi chỉ ăn chay mà không thích ăn thịt, có thể là vì trong đời trước đã tu luyện kiêng kỵ đồ tanh. (Nguồn: Internet)
Một hôm, có mấy người lại đánh chửi tôi, một tiểu thư nhà quyền quý vừa giàu có vừa có thế lực đã nói một vài lời công đạo, mấy người đó liền quay đầu lại chửi vị tiểu thư quyền quý đó, và tiểu thư liền nổi giận đùng đùng tát cho mỗi người một cái, còn bắt họ phải chui qua háng. Mấy ngày sau, họ liền đến tìm tôi trả thù, bắt tôi theo họ đến hầm mỏ than. Tôi biết rằng nếu đi thì sẽ không thể nào trở về được nữa. Tôi vào nhà nói với mẹ rằng: “Nếu như con không trở về nữa, thì chắc chắn họ đã hại chết con, mẹ hãy tìm họ nuôi sống mẹ vậy….”
Tôi liền đi cùng với họ. Xuống đến dưới hầm, quả nhiên từ sớm họ đã chứa đầy nước ở một đường hầm khác, đợi tôi vừa bước vào, họ liền dời bức tường chắn kia, nước lập tức tràn vào tầng hầm ở chỗ tôi, họ đều bỏ chạy cả. Trong đó có một người tốt bụng bảo tôi hãy bò lên từ cái lỗ thông gió. Tôi đã bò lên rất lâu theo cái lỗ thông gió ấy, quả nhiên nhìn thấy một luồng sáng, tôi nghỉ ngơi một lúc rồi lại tiếp tục bò lên. Sau khi bò ra ngoài, tôi cũng không dám trở về nhà nữa, vừa đi đường vừa xin ăn mà không có mục đích nào. Đi hết mấy ngày trời, bỗng nhìn thấy trên núi đối diện có một cái am, mặt trời mọc lên từ phía sau cái am, có người nói với tôi rằng nơi này gọi là “Thái Dương am”. Tôi liền đi vào bái Phật tu luyện. Ngay lúc này, tôi đã tỉnh dậy.
Tôi ngộ ra rằng kiếp này vì sao tôi lại ăn chay mà không thích ăn thịt, có thể là vì trong đời trước tôi đã tu luyện kiêng kỵ đồ tanh vậy! Một nữ một nam đã cứu giúp tôi trong đời trước, vào đời này đều là đồng nghiệp của tôi. Họ đều rất tốt bụng, thừa nhận Pháp Luân Đại Pháp, hơn nữa đều đã thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà đảng Trung Cộng.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2010/06/26/66964.因缘故事:我吃素的由来.html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Tử Đích
[ChanhKien.org] Gần đây có hai đồng tu nảy sinh mâu thuẫn với nhau. Hai bên đều cảm thấy bản thân chịu oan uổng, cho rằng đối phương đang làm rối loạn phá hoại chỉnh thể nên tình hình rất căng thẳng, đang rơi vào bế tắc. Về vấn đề này, tôi muốn chia sẻ chút thể ngộ của mình.
Đầu tiên phải hướng nội tu, nghiêm khắc yêu cầu tự thân
Phản ứng đầu tiên của tôi là phải hướng nội tự tìm trong bản thân mình. Tôi luôn tin tưởng sâu sắc rằng Sư phụ sẽ không an bài sự việc gì mà không có liên quan đến chúng ta.
Một ngày nọ, một đồng tu nói với một trong hai người học viên đang có mâu thuẫn rằng: “Tôi đã biết lý do cho xích mích giữa hai người rồi. Cả hai bạn đang tranh đấu cho vị trí người điều phối viên địa phương!” Đồng tu này sau đó nói với tôi: “Nhìn xem, nếu họ cứ tiếp tục tranh đấu với nhau, Sư phụ sẽ không quản họ nữa.” Tôi trả lời ngay lập tức: “Vậy thì chúng ta cần phải dĩ Pháp vi Sư. Chúng ta đừng bao giờ lấy những gì mình nhìn thấy để suy đoán.”
Hôm đó sau khi về nhà, tôi giật mình khi hồi tưởng lại những lời đồng tu ấy nói. Trước giờ tôi chưa từng nghĩ đến khả năng bị Sư phụ bỏ lại phía sau, lại nói, nếu không phải là đệ tử chân tu, thì Sư phụ có thể làm gì khác cho chúng ta được? Sư phụ xuống đây để Chính Pháp, nếu chúng ta không thể đồng hóa với Đại Pháp, không hoàn toàn chiểu theo yêu cầu của Pháp để quy chính bản thân, thì làm sao Sư phụ có thể đem chúng ta theo? Làm sao chúng ta có thể trợ Sư cứu độ chúng sinh? Tôi lại tĩnh tĩnh xét lại bản thân, nhìn lại con đường tu luyện, rốt cuộc là lưu lại bao nhiêu tiếc nuối? Bao nhiêu lần cô phụ sự từ bi của Sư phụ? Bao nhiêu lần lỡ mất cơ hội tu tốt bản thân, giảng chân tướng cứu người? Mà đó đều là Sư phụ đã mất biết bao tâm huyết mới tạo được cơ duyên trân quý như vậy!
Bản chất của cựu vũ trụ là vị tư vị ngã, chứng thực bản thân. Thông qua hướng nội tìm, tôi đột nhiên nhận ra bản thân mình còn thua kém quá xa so với yêu cầu của Đại Pháp:
“Vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.” (“Phật tính vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ)
Rõ ràng là tôi đã không chiểu theo các tiêu chuẩn ấy, cũng như chưa cố gắng hết sức để thực tu bản thân. Tôi một lần nữa ý thức rằng mình nên hoàn toàn triệt để loại bỏ cái tôi của mình.
Chồng của tôi cũng là đệ tử Đại Pháp. Ngày hôm kia, anh ấy đã đến thăm một trong hai người học viên đang có mâu thuẫn. Khi chồng tôi trở về, anh kể cho tôi nghe đồng tu ấy đã khổ sở thế nào. Đồng tu đó cũng đang nóng lòng chờ tôi đến để thảo luận về những khó khăn của người ấy. Tôi cũng đã nói chuyện với vị đồng tu còn lại, do đó tôi biết rằng hai vị đồng tu điều phối vì cảm thấy chịu thiệt, nên biểu hiện ra tâm oán hận rất nặng, nghĩ đến những điều này, tâm tôi bắt đầu bị dao động, bất an, buồn bã, thấy rằng mình đang phải chịu một áp lực nặng nề. Tất cả những cảm xúc nổi lên trong đầu tôi. Tôi nên làm gì để giúp đồng tu đây?
Một ngày nọ khi tôi đang học Pháp, một câu trong Chuyển Pháp Luân đột nhiên nhảy vào trong tâm trí tôi:
“Bởi vì tầng của vị ấy không đủ, [nên] chỉ có thể ở tầng của vị ấy mà hiển hiện cho vị ấy những thể hiện của Phật Pháp mà vị ấy nên được thấy.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Vậy là rốt cuộc dù một người có nhìn thấy gì đi nữa thì nó cũng chỉ tương đương với tầng thứ tu luyện của người đó; nó không phải là chân lý tối hậu. Tôi đã bị tác động nặng nề bởi tình cảm con người đối với các bạn đồng tu, đó là lý do tại sao tôi cũng nảy sinh cảm xúc đồng cảm đối với cả hai học viên trong cuộc xung đột. Chỉ khi tôi nhảy ra khỏi cảm xúc con người, tôi mới có thể thấy rõ chân tướng của vấn đề. Một khi vượt ra khỏi những cảm xúc con người, một người sẽ có thể áp dụng Pháp một cách lý trí để đối chiếu với những gì đã xảy ra và sau đó có thể đối đãi với mọi thứ bằng tâm từ bi; nếu không, người ấy sẽ không thể trở thành một tác nhân tích cực trong việc giải quyết vấn đề và sẽ dễ dàng bị cựu thế lực lợi dụng. Đối với hai học viên trong cuộc xung đột, nếu tôi cố gắng dùng những cảm xúc của con người để đối đãi với họ, tôi rất có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình. Tôi đã gặp phải những kinh nghiệm tương tự trước đây. Đơn giản là không có lộ trình thay thế trong sự tu luyện; chỉ có hướng nội tu và nghiêm khắc yêu cầu bản thân mà thôi.
Một lạp tử của Đại Pháp nên luôn luôn có trách nhiệm với Đại Pháp và các bạn đồng tu
Thông qua học Pháp và hướng nội, tôi đã ngộ được một điều rằng việc hướng nội cũng có nghĩa là nên đối đãi với những thiếu sót của đồng tu một cách thiện ý và lý tính. Luôn đặt việc tu luyện của mình lên hàng đầu. Giữa các học viên xảy ra các loại mâu thuẫn tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên. Khi chúng ta trong thời gian dài không thể thoát khỏi các mâu thuẫn thì thái độ những học viên khác đối với chúng ta lại chuyển từ “khoan dung” sang “phản cảm” và cuối cùng là “thờ ơ”. Trong quá trình phản bức hại, cứu độ chúng sinh từ trước tới nay, chúng ta đã phải chịu những tổn thất hữu hình hoặc vô hình rất to lớn rồi. Đây không còn là vấn đề tu luyện cá nhân nữa.
Minh Huệ gần đây đã công bố bài viết “Xuất phát điểm”[1]. Tôi nghĩ chúng ta cần phải đọc lại bài viết đó. Chúng ta thật sự cần phải xem xét lại việc tu luyện của mình. Bất cứ khi nào có điều gì xảy ra với toàn chỉnh thể, chúng ta đang đóng vai gì trong đó? Chúng ta không thể nói rằng mỗi người không có trách nhiệm gì với những việc đã xảy ra. Chúng ta cứ liên tục để xảy ra những rắc rối như: tranh giành vị trí điều phối viên, hình thành nhóm nhỏ để tạo thành mâu thuẫn, đi khắp nơi để thảo luận về các vấn đề nhưng lại cứ nói về bản thân mình, yêu cầu người khác phải có chính niệm mạnh mẽ mà không để ý an toàn, yêu cầu mọi người tổ chức các sự kiện để đạt được cái gọi là tác động lớn, duy hộ các mối quan hệ cá nhân hơn là duy hộ Pháp, không muốn chỉ ra vấn đề của người khác, đặc biệt là khi hai đồng tu khác giới tách thành một nhóm riêng và bắt đầu hành xử không phù hợp .v.v. Những vấn đề mà bài “Xuất phát điểm” đã đề cập đến cũng tồn tại trong khu vực của chúng tôi. Cho đến bây giờ, những đồng tu đang có vấn đề vẫn không muốn thừa nhận sai lầm của mình. Họ không muốn chịu trách nhiệm cho sự tu luyện của mình. Một số học viên thậm chí còn cho rằng hễ ai mà chỉ ra vấn đề tức là đang “trút thêm vật chất phụ diện”. Những học viên này đang có một thể ngộ mơ hồ, tuy nhiên, vẫn có những đồng tu khác ủng hộ những lời tuyên bố như vậy.
Nếu chúng ta có thể chiểu theo Pháp để quy chính bản thân, thanh trừ những trường không gian bất chính và chân chính đặt Pháp làm ưu tiên thứ nhất, chúng ta có thể dễ dàng làm “ba việc” và vững vàng tại thời điểm cấp bách này, hình thành một chỉnh thể chân chính, bước ra khỏi ranh giới con người và đạt đến trạng thái thành thục.
Trên đây là nhận thức cá nhân, cảnh giới còn giới hạn, các đồng tu tham khảo, thỉnh đồng tu từ bi chỉ rõ, hợp thập!
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6990
Ghi chú:
[1] http://vn.minghui.org/news/58292-xuat-phat-diem.html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Đức Khoan
Lời nhạc / dương cầm: Giải Hiểu Thanh
Giọng ca nam : Ngô Chính Hàn, Hồng Chủ Nhất
Giọng ca nữ: Tôn Tương Thanh, Tạ Văn Kỳ
Định dạng MP3: Tâm Nguyện
Ca từ:
Trải qua thu đông lẫn xuân hạ, nghênh đón ban mai, tiễn ráng chiều.
Đường nhỏ trong thôn chân in dấu, nhà cao thành thị mồ hôi rơi.
Truyền rộng Phúc Âm trừ yêu khí, chân tướng vang vọng tan giá băng.
Từng niệm thuần chính chói lòa kim quang, từng chữ châu ngọc thốt liên hoa.
Dọc đường cất bước mau mau lẹ, lo lắng cho an nguy của người đời.
Cấp tốc truyền hồng ân Thánh Chủ, hãy nắm chắc thời gian cơ duyên.
Bao nhiêu gian khổ không màng tới, cứu người trong nạn mới là việc lớn lao.
Cát bụi đầy mặt chẳng chùn bước, nguyện đem chân phúc đến muôn nhà.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2013/09/14/121061.心愿(20131127更新).html
Chia sẻ bài viết này
↧ ↧ $ 0 0Tác giả / ca từ: Du Viễn
Soạn nhạc: Niệm Từ
Phối khí: Du Khiết
Đệm nhạc: Cao Nguyên
Biểu diễn: Quan Quý Mẫn, Châu Tiểu Quần
Định dạng MP3: Lai tự thâm khung đích hô hoán (song ca)
Biểu diễn: Đơn ca
Định dạng MP3: Lai tự thâm khung đích hô hoán (đơn ca)
Ca từ:
Trải qua muôn vàn hiểm nguy đến chốn thế gian,
Này con hỡi, con còn nhớ chăng lời thệ ước đã lập khi xưa?
Bao nhiêu bụi trần phải chăng đã che mờ mắt con?
Bao nhiêu khổ nạn phải chăng đã ngăn con tiến bước?
Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang nhớ con!
Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang mong ngóng con!
Trải qua vạn kiếp vì thực hiện hồng nguyện,
Này con hỡi, con đã thực hiện lời thề thần thánh hay chưa?
Bao nhiêu gian khổ phải chăng đã khiến trái tim con mê mờ?
Bao nhiêu ma nạn phải chăng đang ngăn cản con tinh tấn?
Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang nhớ con!
Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang mong ngóng con!
Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang nhớ con!
Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang mong ngóng con!
Này con hỡi, hãy trở về đi!
Dịch từ:
www.zhengjian.org/2006/10/15/109017.来自深穹的呼唤.html
www.zhengjian.org/2011/11/12/110093.来自深穹的呼唤(二).html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Tuyết Liên, một đệ tử Đại Pháp tại Đông Bắc Trung Quốc
[ChanhKien.org] Tháng 10 năm ngoái, một người nước ngoài đã tới nhà chúng tôi chơi. Trước đây ông chưa bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Công vì ông đến từ một thị trấn nhỏ. Ông có một người họ hàng là đệ tử Đại Pháp ở thành phố quê tôi, và học viên này đã đưa ông đến nhà tôi. Hôm đó, khi tôi mở cửa và nhìn thấy một người ngoại quốc, tôi đã giục chồng nhanh chóng ra cửa đón người bạn nước ngoài này. Vị đồng tu kia đã một lần bị kết án 9 năm tù chỉ vì anh tu luyện Pháp Luân Công, gia đình và bạn bè của anh đã không thể hiểu nổi tại sao anh lại kiên định tu luyện Pháp Luân Công đến vậy. Và bây giờ thì đồng tu ấy lại muốn tôi nói về Pháp Luân Công với người họ hàng ngoại quốc này nên tôi đã đồng ý. Ngay khi tôi định nói về Pháp Luân Công thì chồng tôi ngắt lời tôi và nói rằng ông muốn chia sẻ quan điểm của mình trước. Tôi cảm thấy không thoải mái khi để chồng tôi nói về Pháp Luân Công vì ông ấy không phải là người tu luyện Pháp Luân Công, tôi sợ rằng chồng tôi có thể bị cựu thế lực ở không gian khác khống chế mà nói ra những điều không phù hợp về Pháp Luân Công, qua đó có thể gây ra ấn tượng xấu cho người bạn nước ngoài. Thế là tôi đã từ chối đề nghị của chồng; tuy nhiên chồng tôi hoàn toàn không muốn từ bỏ ý định, ông ấy cứ nhất định đòi nói cho bằng được. Người bạn nước ngoài chắc hẳn đã nhìn thấy cử chỉ giữa tôi và chồng trong khi tôi đang cố gắng xoa dịu chồng của mình. Rồi người ông hỏi người phiên dịch đi cùng xem chúng tôi đang nói chuyện gì vậy, thế là ông ấy cười lớn khi đã hiểu chuyện gì đang diễn ra.
Cuối cùng, tôi và chồng quyết định cứ 5 phút sẽ thay phiên nhau nói. Tôi nói với chồng mình: “Anh có thể bắt đầu trước, nhưng hãy nhớ rằng đây là lúc để đặt định vị trí của anh trong vũ trụ. Anh sẽ bị phán xét bởi những gì anh chuẩn bị nói ra, tất cả các Thần đều đang nhìn anh đấy.” Thật ngạc nhiên, những gì chồng tôi nói thật là tuyệt diệu. Chúng tôi đã nói về Pháp Luân Công từ những góc độ khác nhau nên chúng tôi bổ sung cho nhau rất tốt. Tất cả đều được Sư phụ bảo hộ; chúng tôi không cần phải lo lắng gì cả. Sau khi chúng tôi nói về Pháp Luân Công, thì vị đồng tu đề nghị tôi cho xem hoa Ưu Đàm nở trong phòng ngủ của tôi. Tôi đưa người bạn nước ngoài vào phòng và cho ông ấy xem những bông hoa đang nở ở trên cửa sổ kính. Người bạn nước ngoài lấy máy ảnh ra và chụp rất nhiều ảnh của hoa. Sau đó, ông ấy hỏi xin tôi một số tài liệu giảng chân tướng bằng tiếng bản ngữ của ông, thế là tôi đã in một số tài liệu từ trên Internet và cũng đưa cho ông địa chỉ trang web này nữa.
Sau đó, tôi nghe nói người bạn nước ngoài này đã bắt đầu học tiếng Hán tại nhà của vị đồng tu kia, ông bắt đầu nói bằng tiếng Trung: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Sư phụ Lý, xin hãy nhận con làm đệ tử, con cũng muốn học Pháp Luân Đại Pháp”. Cùng ngày hôm đó, người này đã mang một số trái cây dâng lên ảnh của Sư phụ Lý, ông nói rằng ông sẽ tiếp tục học Pháp Luân Đại Pháp sau khi ông trở về nước. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời!
Con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính đã không bỏ sót một người có duyên với Pháp.
Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/6977
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp
[Chanhkien.org]
Vườn Lê
Trên cành lá héo tàn
Chờ tới ngày sương tan
Lặng yên.
Những trái to chín mọng
Như những hạt mưa đọng
Từng chùm.
Thân tràn đầy nhựa sống
Như tu luyện đắc Công
Trào dâng.
Tôi kết duyên với em
Em cho tôi bóng mát
Nhẫn nại.
Làn gió xuân trong lành
Thân tâm tôi an bình
Diệu kỳ thay.
Đối thoại với Thần
Tôi thỉnh cầu: “Thưa Thần, con muốn tới nơi Ông.”
Thần đáp: “Luôn bên con, ta vẫn đang chờ mong
khi tâm con đồng hoá trở về.”
Israel
Nơi không gian rộng mở
Chúng tôi hướng nội tìm
Tu Pháp Luân Đại Pháp
Và kìa thiên thần gió
Bên chiếc đàn hạc cổ
Gảy những phép thần thông
Rồi dòng Công cuộn dâng
Và loài chim ca hát
Trên địa hạt Golgotha
Và kìa thiên thần hỏa
Làm sống lại cỏ hoa
Từ trên cung nhạc Fa*
Ta dùng bữa qua loa
Rồi ta cùng ngồi lại
Đặng nghe Pháp** truyền ra
* Fa: Tên một nốt nhạc
** Pháp: Đại Pháp (Pháp Luân Đại Pháp)
Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/6136
Chia sẻ bài viết này
↧ Search RSSing.com $ 0 0Ca từ: Tử Vân
Âm nhạc: Nhan Tĩnh Phân
Diễn tấu: Nhan Tĩnh Phân
Biểu diễn: Đệ tử Đại Pháp Đài Loan và Đức
Định dạng MP3: Vũ Trung Tán
Những ngày mưa gió, bầu trời luôn u ám
Những ngày bão giông, trong lòng cậu bé thật ấm áp,
Hình bóng của mẹ là ánh mặt trời trong những cơn giông bão,
Tình thương của mẹ là chiếc ô dù trong những cơn mưa gió,
Những ngày mưa gió, bầu trời luôn u ám.
Đứa bé thương nhớ người mẹ, lòng nó chua xót biết bao.
Mẹ ơi, mẹ ơi, khi nào mẹ mới có thể quay trở về?
Con mong lại được nhìn thấy chiếc ô của mẹ trong mưa
Những ngày mưa gió dần dần qua đi,
Trong những tháng ngày giông bão, lòng con tràn trề nỗi nhớ mong.
Nụ cười của mẹ là ánh mặt trời của niềm tin,
Tình thương của mẹ là chiếc ô dù trong những cơn mưa gió.
Ghi chú: Bài hát miêu tả một cậu bé đang trông ngóng mẹ trở về, cậu hy vọng mẹ mình vẫn như trước kia, những ngày trời mưa mẹ luôn đứng trước cổng trường, cầm chiếc ô đứng đón cậu. Vậy mà đã rất lâu rồi cậu không còn được trông thấy mẹ nữa, bởi vì người mẹ hiền từ của cậu chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị giam giữ phi pháp trong tù.
Dịch: http://www.zhengjian.org/2005/12/04/109481.雨中伞(童声).html
Chia sẻ bài viết này
↧ ↧ $ 0 0Tác giả: Lỗ Hà
[ChanhKien.org] Cô Lư, hàng xóm của tôi, là giáo viên dạy ở trường tiểu học Đông Thành. Chồng cô là giáo sư đại học. Họ chỉ có một đứa con trai đang học ở trường đại học Yên Đài. Đây là một gia đình thường thường bậc trung, cuộc sống khá mỹ mãn và hạnh phúc.
Tin tức “Trời diệt Trung Cộng, tam thoái bảo bình an” đã đến với muôn vàn hộ gia đình, những ai thức tỉnh đều ào ào thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội. Vợ chồng cô Lư đều là đảng viên, con trai là đoàn viên, được khuyên nhiều lần nhưng họ vẫn không nghe, một mực kiên trì không chịu thoái.
Tục ngữ nói: “Trời có giông bão không đoán trước, người có họa phúc một sớm chiều.” Con trai của cô Lư khi đi bơi ở bờ biển Yên Đài đã bị sóng biển cuốn đi, chết đuối trong biển cả. Tin buồn này tựa như tiếng sét giữa trời quang, khiến cho cả nhà cô Lư chìm vào trong nỗi đau vạn phần, thần trí mơ mơ màng màng, như điên như dại trong nhiều ngày. Đợi đến sau khi họ dần dần bình tĩnh, trở lại cuộc sống gia đình bình thường, tôi một lần nữa giảng chân tướng cho họ, họ đã thoái xuất khỏi ác đảng một cách suôn sẻ, họ cũng đã thoái đoàn thay cho đứa con trai đã mất của mình.
Một buổi sáng nọ, cô Lư đến nhà tôi, lặng lẽ nói với tôi rằng:
“Tối hôm qua tôi đã có một giấc mơ kỳ lạ, không biết là thật hay là giả nữa, cô hãy giải thích giúp tôi nhé. Tôi đã mơ thấy đứa con trai của mình, giọng nói gương mặt và nụ cười của nó giống như lúc còn sống vậy, chỉ là gầy đi khá nhiều, nó nói rằng: ‘Cảm ơn cha mẹ đã thoái đoàn thay cho con, lúc con mới đến nơi này không có gì để ăn, cũng không có gì để uống, bây giờ thì tốt rồi, khắp nơi đều có người chăm sóc con. Diêm Vương lão gia nói dương thọ của con vẫn chưa tận, mà là bị tà ác hại chết. Cha mẹ đã được cứu độ rồi, không lâu nữa sẽ cho con chuyển sinh trở về nhà. Qua một quãng thời gian, nếu như có người tặng đứa bé cho ba mẹ, thì đó chính là con vậy’.”
Tôi nghe xong liền vui vẻ nói với cô Lư rằng: “Giấc mơ này là thật đấy, xin chúc mừng cô, cô Lư.” Cô Lư nghe xong mừng rỡ đến không biết làm thế nào cho phải.
Khoảng hai tháng sau, một người họ hàng xa của cô Lư đã sinh một cặp bé trai song sinh, đứa lớn cứ khóc mãi không ngừng, dù cho có dỗ thế nào cũng không chịu nín, cổ họng khóc đến khàn cả giọng. Một ngày nọ, có một vị tăng nhân vân du bốn bể đi ngang qua đây, nói với họ rằng: “Đứa bé này là con trai của một người họ hàng họ Lư của các vị chuyển sinh, ông Trời muốn để nó trở về nhà, các vị không nuôi sống nó được đâu, mau đem cho đi, nếu kéo dài thêm vài ngày nữa sẽ xảy ra nguy hiểm đấy.” Người dân vùng tây nam đất Lỗ xưa nay thiện lương, tín Thần kính Trời, cả nhà đều tin vào lời của vị tăng nhân, ngay ngày hôm sau liền đem đứa bé gửi về cho gia đình cô Lư. Từ đó về sau, hai gia đình vốn xa cách liền trở thành họ hàng thân thiết, thường xuyên qua lại với nhau, vô cùng thân mật so với trước đây.
Những ngày gần đây, khi tác giả viết bài viết này, đứa con trai chuyển sinh của cô Lư đã được ba tuổi rồi, đã vào nhà trẻ. Người chồng trong mấy năm gần đây đã thăng chức hai bậc, trở thành cán bộ trong vùng. Tam thoái bảo bình an, đắc phúc báo, gia đình của họ chính là một ví dụ thực tế vậy. Nếu như sau này có đại kiếp nạn gì đó, tôi tin rằng họ nhất định sẽ bình an mà vượt qua được.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2011/12/26/79508.三退得福报-儿子转世来(新加入录音).html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Tư Tưởng
[ChanhKien.org] Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc, khi tôi còn học trung học đã từng đọc qua, đó là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà tôi xem thời trung học. Thời gian trôi qua đã lâu, ký ức lúc bấy giờ cũng đã nhạt nhòa, hơn nữa lúc đó chỉ đọc như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, căn bản không hiểu gì cả. Bây giờ đã là thời đại Internet, tuy không cần phải tốn tiền mua sách nữa, trong máy tính của mình đã tải về rất nhiều sách điện tử, nhưng sách thì nhiều mà lại không có nhiều thời gian để đọc. Đúng như câu người ta thường nói, lúc có thì giờ đọc sách lại không có tiền, đợi đến khi có tiền rồi thì lại không có thời gian để xem sách nữa.
Một lần tình cờ, tôi có dịp xem phim Tam Quốc Diễn Nghĩa trên truyền hình, xem đến đoạn “Cái chết của Đổng Trác”, bỗng dưng phát hiện Đổng Trác trên đường đến kinh thành có nghe thấy một bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh? Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh được sao? Trong mười ngày, không được sống). Trong phim, một người đàn ông vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm hại lũ trẻ. Xem đến đây, tôi bất giác cảm thấy hiếu kỳ, nên quyết định mở sách điện tử Tam Quốc Diễn Nghĩa ra xem lại, vừa xem qua, quả nhiên thấy có bài đồng dao này. Ngoài bài đồng dao này ra, tôi còn phát hiện thấy trước cái chết của Đồng Trác đã có rất nhiều điềm báo khác nữa, tổng cộng có hơn năm điềm báo:
Đổng Trác ra khỏi thung lũng, lên xe, quân sĩ tiền hô hậu ủng, hướng về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Trác xuống xe cưỡi ngựa. Lại đi chưa được 10 dặm, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?” Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng.” Trác vui vẻ tin lời. Hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời. Trác hỏi Túc rằng: “Thế này là thế nào?” Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời.” Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón. Chỉ có Lý Nho cáo bệnh ở nhà, không ra đón được. Trác vào tướng phủ, Lữ Bố theo cùng. Trác nói: “Ta lên ngôi Cửu Ngũ chí tôn, ngươi sẽ thống lĩnh binh mã thiên hạ.”
Lữ Bố bái tạ, rồi vào lều nghỉ ngơi. Đang đêm, có 10 đứa trẻ hát rong ngoài đường phố, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng: “Cỏ nghìn dặm, xanh thế nào? Trong mười ngày, không được sống.” Tiếng hát ai oán bi thương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Bài đồng dao này hung cát thế nào?” Túc đáp: “Ý là họ Lưu bị diệt, họ Đổng lên thay.”
Mờ sáng hôm sau, Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một Đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”. Trác hỏi Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ điên!” Rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.
Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào,… kỳ thực đều là điềm báo về cái chết của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn lấy mạng y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.
Dưới đây chúng ta hãy xem hàm nghĩa thật sự của những điềm báo này:
Ba điềm báo đầu tiên là xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, những hiện tượng bất thường này chỉ là cảnh báo nguy hiểm, chứ không nói rõ thêm điều gì, nhưng tiếng trẻ hát trong đêm cùng với Đạo nhân cầm sào ở phía sau đã nói rõ về cái chết của Đổng Trác cùng với người giết y.
Bài đồng dao “Thiên lý thảo, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống). Kỳ thực đây là một dạng đố chữ, “thiên lý thảo” (千里草), đây là chữ ‘Đổng’ (董), ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, ‘hà’ chính là “như thế nào được”, không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc” (十日卜) ghép thành chữ ‘Trác’ (卓), ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh” càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.
Còn về “Đạo nhân cầm sào” xuất hiện ở đoạn sau, đầu đội khăn trắng là chỉ “để tang”, người chết rồi mới phải để tang; hai đầu của tấm vải trên cây sào lần lượt viết hai chữ ‘khẩu’ (口), hai chữ ‘khẩu’ này ghép lại thì chính là chữ ‘Lữ’ (吕), đây ám chỉ họ của Lữ Bố; vậy là tấm vải trên cây sào là chỉ tên của Lữ Bố. “Đạo nhân cầm sào” đã chỉ rõ người giết Đổng Trác chính là Lữ Bố.
Văn hóa chính thống của Trung Hoa tin vào sự tồn tại của Thần Phật, nền văn hóa cổ đại này chính là văn hóa nửa Thần. Những điều xuất hiện trước khi Đổng Trác chết thực ra là những điềm báo.
Có thể có người nói đây là tiểu thuyết, những điều trong tiểu thuyết rốt cuộc cũng chỉ là hư cấu mà thôi. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa là bảy phần thực ba phần hư nên không thể nói rõ rằng sự thật lịch sử chính là như vậy. Tuy nhiên, những gì ghi chép trong cuốn sách sử Tam Quốc Chí và Hán Mạt anh hùng ký của Vương Sán thời bấy giờ, so với Tam Quốc Diễn Nghĩa phần lớn là giống nhau, ví như bài đồng dao nói trên, trong Hán Mạt anh hùng ký được nhắc đến như sau:
“Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung.”
Từ những quyển sách sử này, ta cũng có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái chết của Đổng Trác. Đọc sách sử, liền liên tưởng đến hiện thực trước mắt, bây giờ ở Trung Quốc cũng có những điềm báo tương tự, dự ngôn về những điều sẽ xảy đến ở Trung Quốc trong tương lai, trong đó không gì có thể sánh được với “Tàng Tự Thạch” ở tỉnh Quý Châu.
Vào tháng 6/2002, “Tàng Tự Thạch” được phát hiện tại khu thắng cảnh Lãng Mã Trại, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Một tảng đá lớn nặng hơn trăm tấn sau khi rơi từ trên đỉnh núi xuống bị nứt làm đôi, điều kì lạ nhất chính là ở trên mặt phần nứt ra có thể nhìn thấy rõ ràng năm chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” xếp theo hàng ngang một cách ngay ngắn. Theo báo chí đăng, năm chữ này được hình thành tự nhiên, không có dấu vết người điêu khắc, trạm trổ, lắp ghép gì cả.
Nhân Dân nhật báo xuất bản tại hải ngoại số 6 ngày 27/4/2006 cũng đã đưa tin này. Tuy nhiên, bài viết không hề đề cập đến chữ “Vong” đứng phía sau năm chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng”, dù chữ “Vong” này có thể được trông thấy rõ ràng như năm chữ trước đó.
Sự kiện này rõ ràng là điềm báo trước Trung Cộng sẽ sụp đổ.
Ngoài ra còn có những điềm báo như “Trời diệt Trung Cộng, tam thoái tự cứu”, đều vô cùng rõ ràng.
Kỳ thực chúng ta hãy xem thử các dự ngôn trong ngoài nước xưa nay, đại đa số đều là theo cách nói ẩn ý, nhưng hôm nay dự ngôn này lại rõ ràng đến như vậy, đây rốt cuộc là sự việc gì? Tôi nghĩ rằng, càng rõ ràng thì chứng tỏ rằng sự việc càng khẩn cấp, thời gian càng cấp bách, nguy nan cực kỳ lớn, vậy nên ngay cả tảng đá còn muốn nói thẳng rằng Trung Cộng sắp diệt vong, để mà cảnh tỉnh người đời, vì sự diệt vong này là do ý Trời, là Thiên định.
Làn sóng thoái Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng dâng cao, cuồn cuộn như sức nước vỡ bờ, không sao ngăn cản được, đến nay đã hơn 200 triệu người can đảm thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Chứng kiến tình thế trước mắt, những ai còn là thành viên của đảng hãy suy nghĩ cho thật kỹ, đừng vì nhất thời hồ đồ mà đi theo vết xe đổ của Đổng Trác, để rồi bị chôn vùi theo ĐCSTQ, đến lúc ấy ngay cả Đổng Trác cũng sẽ cười nhạo vì các vị ngu xuẩn như ông ta.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/11/26/49561.品读《三国演义》之“董卓之死”.html
>> Xem thêm: Tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[ChanhKien.org] Cách đây rất lâu, trên một vùng thảo nguyên rực nắng, có một con sư tử đực đang phơi nắng trên sườn núi dưới ánh mặt trời ấm áp, nó cúi nhìn vương quốc thuộc về nó. Những cơn gió nhè nhẹ từ từ thổi đến, làm cho bộ lông bờm màu vàng lay động theo gió, càng hiển ra uy vũ của con sư tử đực đã đứng tuổi này.
Lúc này một thiếu nữ người dân tộc lọt vào tầm mắt của Sư tử vương, cô ấy chính là niềm kiêu hãnh của thảo nguyên này—Doanh Lan công chúa. Công chúa đối với thảo dược không học mà biết, cô thường cứu chữa cho dân du mục và động vật trên thảo nguyên, rất được người dân yêu mến. Hoa Doanh Lan nở đầy khắp thảo nguyên, tỏa ra mùi hương thoang thoảng nhẹ nhàng, được người dân du mục ca ngợi là Thánh hoa của thảo nguyên, vì công chúa xinh đẹp, thiện lương, hòa nhã dễ gần, nên mọi người dân du mục đã thân thiết gọi cô là Doanh Lan công chúa. Công chúa trên người khoác một bộ áo lông trắng như tuyết, cưỡi con tuấn mã đỏ thẫm, rong ruổi trên đại thảo nguyên xinh đẹp, khuấy động và cướp mất trái tim của Sư tử vương.
Thì ra trong quần thể sư tử từ lâu đã lan truyền câu chuyện Sư tử vương yêu mến Doanh Lan công chúa, những con sư tử cái bị ngọn lửa đố kỵ thiêu đốt đã từng bí mật bàn tính sẽ trừ bỏ “hồ ly tinh” này, nhưng sau khi Sư tử vương biết được liền ra lệnh cấm nghiêm ngặt, còn để lại một tử lệnh: bất kỳ động vật nào trên thảo nguyên đều không được phép làm hại công chúa, nếu không quyết giết không tha! Vậy nên những sư tử cái chỉ còn dám âm thầm đố kỵ mà thôi.
Bụi cỏ ngăn cách, Sư tử vương nhìn thấy công chúa yêu dấu của mình nhưng lại không thể đến gần được, trong lòng trăm mối ngổn ngang. Sư tử vương nhớ lại năm xưa, lúc tranh đoạt vương vị, thân thể của nó bị trọng thương, may được công chúa chữa trị mới bảo toàn được tính mạng, Sư tử vương ngưỡng mộ vẻ đẹp thánh khiết, tốt bụng thông minh của công chúa, rất ao ước được làm người. Nhìn ngắm công chúa mà mình yêu mến, lại nhìn thử những con sư tử cái động dục này, trong lòng Sư tử vương khởi lên một mối thương cảm không nói rõ được, từng giọt từng giọt nước mặt lặng lẽ tuôn rơi.
Chính ngay trong một đêm không trăng gió lớn, Sư tử vương đã rời khỏi mảnh đất thảo nguyên đã nuôi nấng và đem lại vinh diệu vô thượng cho nó, để đi tìm kiếm Tiên thuật có thể tu thành thân người như trong truyền thuyết. Bởi trên thảo nguyên có một truyền thuyết xa xưa nói rằng, chỉ cần đi thẳng về hướng đông thì có thể tìm thấy thuật tu luyện. Sự mất tích thần bí của Sư tử vương đã trở thành ẩn đố lưu truyền trong quần thể sư tử trên thảo nguyên.
Không biết đã vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả, Sư tử vương bị một đại dương mênh mông chắn mất đường đi. Nhìn đại dương mênh mông vô tận, Sư tử vương không khỏi ngỡ ngàng, Tiên thuật trong truyền thuyết rốt cuộc là ở đâu? Ta phải đi về đâu đây? Ngay lúc Sư tử vương thương cảm không biết làm thế nào, trên biển có một chiếc bè bằng tre chèo đến, trên bè tre thấp thoáng có một người gầy còm lông lá đứng trên đó. Sư tử vương long lanh nước mắt, chẳng cần nghĩ ngợi gì thêm mà dốc sức la to: “Làm ơn hãy độ tôi một đoạn. Làm ơn hãy độ tôi một đoạn!!!” Người lông lá lên tiếng trả lời: “Ông muốn đi về đâu vậy?” Sư tử vương sửng sốt nhìn chiếc bè tre, lòng nghĩ: “Nếu đã có thể nghe hiểu được ngôn ngữ của ta, ắt hẳn cũng là động vật vậy.” Liền nói: “Tôi muốn đến phương đông để tìm Tiên cầu Đạo.” Người lông lá kia đáp lại: “Thật là trùng hợp, tôi cũng muốn đến phương đông đây, tôi còn tưởng rằng đã đến phương đông rồi chứ, thật là may quá, chúng ta hãy cùng đi vậy!” Người lông lá kia thấy Sư tử vương một lòng thành khẩn, không hề có ác ý gì, liền lái chiếc bè tra vào bờ.
Đi lên chiếc bè tre, Sư tử vương liền mất hẳn phong thái của một bá chủ thảo nguyên, bốn chân giang ra bám chặt bề mặt bè mà không dám nhúc nhích, cử chỉ này khiến cho người lông lá thấy rất buồn cười, người lông lá hỏi: “Thấy lão huynh đây tướng mạo kỳ lạ không phải là từ trên núi đến sao, xin hỏi xưng hô thế nào?” Sư tử vương nói: “Tôi là đến từ vùng thảo nguyên, được tôn làm Sư tử vương, vì tôn sùng Doanh Lan công chúa, ao ước muốn được làm người, vì vậy muốn đến phương đông cầu phương pháp tu luyện.” Người lông lá đùa rằng: “Sư tử vương lẽ nào nỡ bỏ lại số sư tử phi kia sao?” Sư tử vương cảm thán nói: “Đừng nói những chuyện đó nữa, tôi vì Doanh Lan công chúa nên mới tìm Thần Tiên cầu Đạo.” Nói xong liền hỏi lại người lông lá kia: “Còn huynh thì từ đâu đến đây, cớ sao lại muốn đến phương đông vậy?” Người lông lá nói: “Tôi là từ trong núi đến, ở đó tôi được tôn là Hầu vương (vua khỉ), Hoa Quả Sơn đó của tôi tuy bốn mùa hoa quả không ngớt, nhưng lại có nhiều con khỉ già bị bệnh rồi chết đi, chợt cảm thấy thế sự vô thường, cho nên đã từ bỏ vương vị để đi tìm kiếm thuật trường sinh bất lão, tu đến thọ mệnh ngang hàng cùng vũ trụ, sáng chói như vầng nhật nguyệt, rồi để cho con cháu nhà khỉ chúng tôi cũng được trường sinh bất lão, như vậy há không phải là rất vui vẻ hay sao!” Nghe Hầu vương nói xong chí hướng to lớn của mình, Sư tử vương thở dài từ trong tâm nói: “Ta thật là không sánh được với con khỉ này!” Thế là hai vị vua hợp sức lại, Hầu vương thì dùng gậy tre vẩy nước, Sư tử vương thì nằm bên cạnh bè tre dùng móng vuốt vừa giẫm vừa bơi theo.
Hầu vương thỉnh thoảng có thể vớt được một ít tôm cá để lót dạ, vào những lúc hai người khát nước khó chịu thì sẽ luôn có một cơn mưa lớn để cho họ uống một bữa no nê. Ngay cả Sư tử vương khỏe mạnh như thế cũng trở thành giống như con khỉ gầy còm kia vậy, hai người tuy là thân động vật, nhưng tấm lòng hướng Đạo chưa từng lay động, quả thật đã cảm động trời đất, tự sẽ có Thần phù hộ. Không biết đã vượt qua bao nhiêu sóng to gió lớn, bao nhiêu nguy hiểm trùng trùng, ông Trời đã không phụ người có lòng, cuối cùng họ đã đến được lục địa.
Nhưng vừa lên đến bờ, thì nguy hiểm mới lập tức kéo đến, mọi người nhìn thấy hai con dã thú liền kéo nhau bỏ chạy hết cả, có một số người thậm chí còn lấy đá, cung tên tấn công Sư tử vương. Hầu vương thấy tình thế bất lợi, liền trốn vào một góc rồi khoác lên mình một chiếc áo rách giả làm người, nhờ vậy mà qua được cửa ải. Sư tử vương thật là thê thảm, chạy đông trốn tây nhưng vẫn bị thương khắp mình mẩy, cuối cùng đành phải chạy vào trong rừng. Sư tử vương và hầu vương vậy là đã thất lạc nhau.
Sư tử vương bị thương nặng trốn vào trong núi, vì không quen với cuộc sống trong núi, vết thương dần dần chuyển biến xấu, trong lúc hấp hối, trong lòng Sư tử vương ôm theo hàng trăm điều tiếc nuối: công chúa Doanh Lan lương thiện bây giờ thế nào rồi? Tiên thuật trong truyền thuyết rốt cuộc ở đâu? Hầu vương có thật là sẽ tìm được không?… Cứ như vậy Sư tử vương đã rời bỏ thế gian, ủ dột mà chết. Nguyên thần của nó tự có chỗ đi.
Trong vũ trụ có một vị tôn giả mỉm cười nhìn tất cả sự việc này.
Còn nói về Doanh Lan công chúa, kỳ thật công chúa đối với thảo dược không học mà tự biết, đây chính là Thiên ý, là Thiên thượng đã chọn cô để bảo hộ sinh linh trên thảo nguyên, về sau công chúa bái Linh Sơn Thánh Mẫu làm thầy, trải qua bảy bảy bốn mươi chín năm tu luyện cuối cùng đã thành chính quả. Những lúc con người gặp chuyện nguy nan, chỉ cần tưởng nhớ đến Doanh Lan công chúa, cô sẽ luôn xuất hiện. Được tôn là nữ Thần bảo hộ trên thảo nguyên.
Sư tử vương trong câu chuyện chính là tôi, Doanh Lan công chúa chính là vợ tôi vậy (hiện giờ cũng là đồng tu). Sau khi tu luyện, Sư phụ để cho tôi nhớ đến những chuyện này. Thân người khó được, Chính Pháp khó cầu, cơ duyên vạn cổ, chỉ xem hôm nay, Sư phụ đã an bài tất cả cho chúng ta, đời đời kiếp kiếp đều trông coi chúng ta, không nên cô phụ kỳ vọng của Sư phụ đối với chúng ta, làm tốt “ba việc” là trách nhiệm trên vai, là sứ mệnh lịch sử của chúng ta vậy, hãy trân quý thời khắc vĩ đại chỉ thoáng qua trong chốc lát này.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2011/10/01/77704.轮回纪实狮子王.html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[ChanhKien.org] Gần đây, một học viên trong khu vực của tôi đã bị bắt và đưa tới trại tạm giam. Các sách Đại Pháp tại nhà bà ấy cũng bị lấy đi. Ở trại giam, người đồng tu này đã thể hiện chính niệm của mình và không hợp tác với bất cứ yêu cầu gì từ phía cảnh sát. Vì thế bà đã được thả về nhà ngay trong ngày hôm đó.
Một sự việc đã xảy ra trong tình huống này rất đáng để suy ngẫm. Khi người đồng tu ấy giảng chân tướng cho cảnh sát, một viên cảnh sát nói: “Bà không phải nói điều đó cho chúng tôi ngay bây giờ. Khi bà về nhà thì hãy thuyết phục chồng bà trước đã.” Ý anh ta là: Làm sao bà có thể tới đây và nói về điều đó khi các thành viên trong gia đình bà thậm chí còn chưa hiểu về nó?
Người đồng tu này bỗng nhận ra rằng: chính là chồng mình đã chỉ cho cảnh sát chỗ cất các sách Đại Pháp. Chỉ có ông ấy là người duy nhất biết chỗ để sách Đại Pháp ở đâu. Nếu ông ấy không nói cho họ biết, thì làm sao cảnh sát có thể lấy hết sách đi được?
Người đồng tu này luôn có bất hoà với chồng mình. Họ không nói chuyện nhiều với nhau. Họ tự tiêu tiền của mình và mua sắm cho riêng mình. Cặp vợ chồng này tiêu tiền của chồng để mua đồ ăn và các thứ cung ứng hàng ngày, trong khi tiền của bà ấy hầu hết được dùng cho các hạng mục Đại Pháp. Người đồng tu này đã rất cố gắng để cải thiện môi trường trong gia đình. Tuy nhiên, chồng bà tính khí nóng nảy và khăng khăng chống đối lại bà. Ai mà ngờ rằng chỉ vì bà tu luyện chưa tốt nên chồng bà mới bị đẩy về phía tà ác chứ? Đây thực sự là một bài học.
Từ sự việc này, tôi nhớ rằng có nhiều đồng tu xung quanh tôi vẫn chưa tạo được một môi trường tu luyện trong gia đình. Một số thành viên gia đình sợ gặp vấn đề, nên họ đã không cho các đồng tu này lên trang web Minh Huệ. Một số đồng tu phải học Pháp hoặc luyện công lén lút, và các thành viên trong gia đình không cho họ phát chính niệm lúc nửa đêm. Khi một số đồng tu giảng chân tướng cho những người khác, đến lúc gặp các thành viên gia đình của đồng tu ấy, người ta sẽ hỏi họ: “Anh có tin không?” Thế là những người thân trong gia đình này trả lời: “Đừng có nghe ông/bà ấy.” Khi điều này xảy ra, bất kể là bạn nói hay thế nào, người ta sẽ nghĩ: “Người nhà họ còn chẳng tin, thế thì chắc chắn điều này là không có thực.” Chính Pháp đã đi đến giai đoạn cuối, nghĩa là tà ác ở các không gian khác đã trở nên rất thưa thớt. Vì vậy, môi trường trong gia đình của các đồng tu không nên giống như thế này.
Cựu thế lực dùng các quan hệ nhân duyên khác nhau của các đệ tử Đại Pháp để đặt ra các loại cản trở trong gia đình và khảo nghiệm cho chúng ta. Một số khảo nghiệm thể hiện rất khắt khe. Mục đích của chúng là làm cho các đệ tử Đại Pháp trở nên trưởng thành trong khi hoàn trả nghiệp lực của mình, nhưng loại an bài hủy hoại chúng sinh này lại không phải là những gì mà Sư phụ muốn. Vì vậy, chúng ta không thể chấp nhận nó. Chúng ta cần phát chính niệm để thanh trừ nó! Thanh trừ các nhân tố tà ác đang khống chế các thành viên gia đình!
Giảng chân tướng và cứu người là những thệ ước tiền sử vĩ đại của chúng ta. Nếu chúng ta còn không cứu được các thành viên gia đình, liệu chúng ta có còn là đệ tử Đại Pháp hay không? Từ góc độ này, chúng ta chưa đủ tiêu chuẩn. Đối với các thành viên trong gia đình, chúng ta không nên có những cảm xúc tiêu cực nào, bất kể họ không hiểu Đại Pháp đến đâu. Họ đều là các sinh mệnh đáng quý, vì thế chúng ta phải cứu họ. Chúng ta phải có sự tự tin: “Pháp này thật tuyệt vời. Mình nhất định có thể cứu được tất cả họ! Nhất định là thế!”
Cách đây vài năm, tôi cũng đã trải qua một quá trình thế này. Vợ tôi quát mắng tôi: “Khi ra đường thì ông cư xử như một con người, nhưng về nhà thì ông như một con lừa. Mà ông còn tu luyện Đại Pháp đấy. Thật đáng buồn, ông lại đang tu luyện Đại Pháp.” Thỉnh thoảng bà ấy gặp tôi trong khi tôi đang giảng chân tướng cho ai đó, bà ấy còn làm bộ mặt xấu xí để tạo ra một bầu không khí tiêu cực. Vì vậy, bất kể tôi nói tốt thế nào, người đó cũng sẽ không muốn nghe tiếp nữa. Hiển nhiên là: “Người nhà ông còn chẳng tin nữa là, hãy thôi ra đường để tự bêu xấu mình đi.” Mỗi lần như vậy, tôi đều cảm thấy tức giận và xấu hổ. Tôi hiểu rằng việc giảng chân tướng và cứu người là rất quan trọng, nhưng trước hết chúng ta phải tu bản thân cho tốt thì mới có thể thấy những thay đổi ở các thành viên trong gia đình chúng ta.
Hiện giờ, khi tôi không ngừng chuyển biến bản thân mình, thì môi trường trong nhà tôi cũng được cải thiện. Đôi khi vợ tôi thấy tôi đang phát chính niệm hoặc luyện công, bà ấy sẽ không bắt tôi phải làm việc nhà. Trong lúc tôi giảng chân tướng cho người khác trong khi đi chợ, thì bà ấy sẽ giúp đỡ đôi chút. Kết luận của tôi là: Bất kể người trong nhà bạn có khó tính thế nào đi nữa, bạn chính là người không làm tốt trách nhiệm của mình. Nếu bạn thật sự có tâm nghĩ cho người khác và hy vọng họ sẽ được đắc cứu, thì phía minh bạch chân tướng của họ sẽ biết. Kết quả là họ cũng sẽ thay đổi.
Trong quá trình này, sẽ có những can nhiễu từ cựu thế lực. Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo các tiêu chuẩn của Pháp, thì Sư phụ sẽ không cho phép những can nhiễu này xảy ra.
Dịch từ http://www.pureinsight.org/node/6999
Chia sẻ bài viết này
↧ ↧ $ 0 0
[ChanhKien.org] Buổi tối ngày 16 tháng 07 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công đã thắp nến dưới bia tưởng niệm Washington, thủ đô nước Mỹ, để tưởng niệm các đồng tu ở Trung Quốc Đại Lục bị bức hại đến chết trong suốt cuộc bức hại kéo dài 16 năm qua.
Chương trình hoạt động mỗi năm một lần này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công. Cô Đới Chí Trân lặng lẽ ngồi ở hàng phía sau cùng, chờ đến lúc hoạt động bắt đầu. Chồng của cô, anh Trần Thành Dũng, vào năm 2001 đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết. Năm ấy cô mới có 30 tuổi. Cú sốc này đã khiến cho đầu tóc Đới Chí Trân bị bạc trắng chỉ trong một đêm.
“Tôi cảm thấy rằng nếu anh ấy nhìn thấy con gái bây giờ đã khỏe mạnh trưởng thành như thế này, sẽ rất lấy làm an ủi.” Nhắc đến người chồng, cô liền chảy nước mắt. “Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên dẫn con gái Pháp Độ đến tham gia (đêm thắp nến tưởng niệm). Bây giờ đã 16 năm rồi, đã qua một thế hệ rồi. Hy vọng sang năm chúng tôi không còn phải đến đây nữa (cuộc bức hại kết thúc).”
Đới Chí Trân hy vọng mọi người có thể tìm hiểu rốt cuộc Pháp Luân Công là gì. Chính sức mạnh gì đã khiến cho học viên Pháp Luân Công có thể vì tín ngưỡng mà phó xuất lớn đến thế?
Bà Ann Corson
Đối với bà Ann Corson đến từ Philadelphia, đêm thắp nến tưởng niệm thật là đặc biệt. Bà chia sẻ, hoạt động này mang đến cho bà sự gắn bó với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, đồng thời cho bà cơ hội được đứng cùng với họ.
“Tổ tiên của tôi vào thế kỷ 17 vì tự do tôn giáo mà đến nước Mỹ. Vậy nên tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận đều đã ở trong gen của tôi. Tôi vừa mới sinh ra đã được hưởng những điều này rồi. Đối với tôi mà nói, không có hoàn cảnh tự do này là rất khó chịu đựng. Buổi lễ thắp nến trong đêm này nhắc nhở tôi rằng, trên thế giới vẫn còn rất nhiều người, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc chỉ vì tín ngưỡng của họ mà bị bức hại cho đến chết.”
Năm nay đến Washington DC, bà Corson cũng đã phản ánh những tình huống mới của cuộc bức hại lên các nghị viên quốc hội.
Ngày 08 tháng 10 năm 2014, hạ nghị viện bang Pennsylvania đã thông qua bản nghị quyết, yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi cưỡng bức mổ cắp cướp tạng trên thân thể của tất cả các tù nhân bị giam giữ, bao gồm các học viên Pháp Luân Công; đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ nghiêm cấm những bác sĩ Trung Quốc tham mổ cắp nội tạng một cách vô đạo đức ấy nhập cảnh vào nước Mỹ.
Bản nghị quyết số 343 của hạ nghị viện yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi mổ cướp nội tạng nhắm vào các học viện Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác; yêu cầu điều tra một cách độc lập, rõ ràng, đáng tin cậy đối với hệ thông cấy ghép tạng của ĐCSTQ; đồng thời yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công đã kéo dài hơn 16 năm. Bản nghị quyết này đã được đưa ra vào hạ tuần tháng 6, các nghị viên có thể cùng tham gia ký tên.
Bà Corson nói phản ứng của văn phòng nghị viên quốc hội năm nay tốt hơn cả năm ngoái, họ đã quan tâm nhiều hơn đối với chân tướng Pháp Luân Công.
Jamie Stephens
Âm nhạc và ánh nến hòa bình đã thu hút rất nhiều người dân và du khách ở gần đó. Cô Jamie Stephens đến từ Alabama là một luật sư hình sự. Vì chồng đến Washington DC để tham gia huấn luyện, cô liền đi cùng để du lịch. Cô nói cả ngày hôm nay đều nhìn thấy rất nhiều áo thun màu vàng, vậy nên đã khơi gợi sự hiếu kỳ trong cô, cô đã lên mạng tra cứu hàng chữ phía sau lưng của những chiếc áo thun này: Pháp Luân Công. Do vậy, cô đã biết được cuộc bức hại ở Trung Quốc. Cô cảm thấy âm nhạc rất mỹ diệu, và quyết định dừng lại xem lễ thắp nến trong đêm dưới bia tưởng niệm, coi như đó là một chút tâm ý ủng hộ phản bức hại của mình. Cô đã ở lại gần hai giờ đồng hồ trong suốt quãng thời gian diễn ra hoạt động.
Cô rất hứng thú đối với xu thế khởi kiện Giang Trạch Dân ở trong nước Trung Quốc, và bày tỏ rằng cuối tuần sẽ tham gia luyện công tập thể trước cửa viện bảo tàng không gian hàng không.
Matt Hladiuk (trái) và người bạn Gunther Heyder
Matt Hladiuk là giáo viên dạy môn toán ở một trường trung học gần DC, sau giờ làm việc, anh cùng một người bạn đạp xe rèn luyện thân thể. Khi đi ngang qua bia tưởng niệm Washington, nhìn thấy hoạt động của các học viên Pháp Luân Công, họ đã dừng lại để hỏi thăm nhiều thông tin hơn. Sau khi anh biết được tội ác mổ sống người cướp nội tạng, liền nói: “Đây thật giống với tội ác giữa những năm chiến tranh thế giới lần thứ II. Tôi hết sức kinh hoàng,” anh bày tỏ, “đối với một pháp môn giản dị như Pháp Luân Công mà ĐCSTQ lại tiến hành bức hại. Điều này quả thật là xấu xa.”
Dịch từ: http://news.zhengjian.org/2015/07/17/27100.美国首都烛光夜悼-寄托哀思传播真相.html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[ChanhKien.org] Thời gian tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp đang gần kết thúc. Để thành tựu tất cả các đệ tử và cứu thêm nhiều người hơn, Sư phụ từ bi đang gánh chịu nghiệp lực của chúng sinh để đẩy lùi thời gian kết thúc.
Sư phụ đã giảng một cách minh xác cho chúng ta trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014:
“Cứu người là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp. Chư vị tuyệt đối không né tránh được! Khi mà cựu thế lực thật sự nhìn thấy chư vị không đạt nữa, thì chư vị sẽ nguy hiểm! Vì sinh mệnh chư vị là vì điều này mà đến đây.”
Tất cả chúng ta đang ở trong các trạng thái tu luyện khác nhau, các tầng thứ khác nhau. Vì vậy, tất cả chúng ta thể hiện mức độ tinh tấn rất khác nhau. Một số học viên dành hết nỗ lực trong các hạng mục cứu độ chúng sinh; một số thì bất kể điều kiện thời tiết, hàng ngày đều ra đường giảng chân tướng; một số học viên không nhận ra tầm quan trọng của trách nhiệm mà đệ tử Đại Pháp phải gánh vác, và có biểu hiện giải đãi và thờ ơ; cũng có một số học viên đã bị tâm sợ hãi và ích kỷ cản trở bước tiến về phía trước.
Bởi vì tâm trí không để ở việc cứu người, một số học viên đã bị cựu thế lực can nhiễu. Một số đã phải trải qua những khảo nghiệm sinh tử; một số bị mệt mỏi vì các vấn đề gia đình và con cái; một số bị ràng buộc bởi nghề nghiệp; và một số phải đối mặt với nghiệp bệnh và sớm mất đi thân thể. Nhìn lại những bài học đau đớn đó, những hối tiếc không thể nào diễn tả bằng lời. Mặc dù chúng ta phủ nhận những can nhiễu của cựu thế lực, nhưng chúng ta sẽ đi theo an bài của cựu thế lực nếu chúng ta không chiểu theo tiêu chuẩn của Sư phụ.
Sư phụ đã không ngừng nói với các đệ tử trong các bài giảng rằng trong khi tu luyện cá nhân tốt, chúng ta phải làm tốt sứ mệnh cứu người. Sư phụ giảng trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014:
“Vấn đề Sư phụ giảng ra này, chính là đã ắt phải như thế rồi.”
Trong kinh văn tháng 9 năm 2004, Sư phụ đã giảng rằng:
“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị; do đó, một lượng lớn các chúng sinh đã trở thành đối tượng mà chư vị [cần] cứu độ. Các đệ tử Đại Pháp không được cô phụ trách nhiệm vĩ đại đã được giao phó cho chư vị trong Chính Pháp, càng không được để bộ phận chúng sinh đó phải thất vọng; chư vị đã là hy vọng duy nhất cho việc họ có thể tiến nhập sang tương lai được hay không; vậy nên, tất cả các đệ tử Đại Pháp, học viên mới và cũ, đều phải có hành động; bắt đầu toàn diện giảng thanh chân tướng. Nhất là các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, ai ai cũng cần bước ra để giảng [chân tướng]; [như] hoa nở khắp nơi; hễ địa phương nào có người thì đều phải đến.” (“Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân” – Tinh tấn yếu chỉ 3)
Chúng ta phải giảng thanh chân tướng ở khắp mọi nơi và không bỏ sót một khu vực nào. Sư phụ đã đưa ra yêu cầu này từ 10 năm trước. Chúng ta đã đạt được bao nhiêu?
Trong kinh văn Giảng Pháp tại Manhattan [2006], Sư phụ cũng đã giảng:
“Sự việc giảng chân tướng này chỉ có thể lực độ càng ngày càng lớn, không thể phóng túng, quyết không thể phóng túng. Nếu như nhân loại thật sự xuất hiện việc mà như dự ngôn đã nói, thì tương lai hối hận cũng đã muộn.”
Để giúp áp dụng những điều mà chúng ta đã học, thu hẹp khoảng cách giữa các học viên và tận dụng tốt thời gian ít ỏi còn lại, tôi đã viết bài này để chia sẻ với các đồng tu.
Tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ hiểu biết của bản thân từ các góc độ khác nhau:
1. So sánh các con số
Hồi giữa tháng 12, ba đồng tu đã phân phát 10 hộp lịch bàn Minh Huệ năm 2015. Có 70 bộ trong mỗi hộp nên tổng cộng là 700 bộ.
Một ngày nọ, một nhóm đồng tu đã thuyết phục 19 người rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó trong vòng chưa đầy một tiếng rưỡi.
Một số đệ tử lâu năm liên tục đi đến các vùng nông thôn để giảng rõ sự thật bất kể thời tiết khắc nghiệt. Đôi khi họ đi bộ hàng chục dặm. Họ chưa bao giờ bị gián đoạn. Số lượng người được khuyên thoái ĐCSTQ không bao giờ ít hơn 120 người mỗi tuần. Con số này cũng đang gia tăng. Tuần trước họ đã thuyết phục được 200 người.
(Nguồn: ChanhKien.org)
Giả sử rằng chúng ta có 100 triệu học viên trên toàn thế giới. Nếu mỗi ngày, mỗi người khuyên được một người thoái thì số người được khuyên tam thoái mỗi ngày sẽ là 100 triệu người. Tuy nhiên, thực tế thật đáng thất vọng. Tất cả chúng ta cùng tu một bộ Pháp và Sư phụ đã ban cho chúng ta những thần thông vô tỷ. Tuy nhiên, một số học viên không hoàn thành lời thề của họ. Một số thậm chí sợ hãi trong khi phân phát một chút tài liệu trong khi một số chưa bao giờ thuyết phục bất cứ ai rút khỏi ĐCSTQ.
2. Ý thức trách nhiệm cứu người thể hiện thông qua sự tận tâm
Có một đệ tử 80 tuổi, hàng ngày bà ra ngoài để phân phát tài liệu và giảng chân tướng mà không sợ hãi hay lo lắng. Khi bà gặp những người thô lỗ hoặc từ chối lắng nghe, bà sẽ luôn luôn từ bi nói: “Gặp nhau là duyên, đắc được là phúc. Bạn nhìn xem, tôi đã hơn 80 tuổi rồi mà vẫn khỏe mạnh, tất cả đều là nhờ Pháp Luân Đại Pháp. Tôi ra ngoài để nói những lời này với bạn trong thời tiết lạnh như thế này chính là vì mong bạn có hạnh phúc, để bạn tránh qua kiếp nạn!” Hầu hết mọi người sẽ thay đổi thái độ khi họ cảm nhận được sự từ bi của bà. Họ sẽ chấp nhận chân tướng và thể hiện sự biết ơn.
Điều này cũng khiến những người xung quanh háo hức hỏi về các tài liệu chân tướng. Một lần, một người phụ nữ hỏi xin bốn bộ lịch chân tướng. Người học viên lúc đó không đem theo đủ nên bà đã trở về nhà để lấy thêm một số, sau đó học viên đó đã giảng chân tướng kỹ càng cho cô ấy. Người phụ nữ đã rất xúc động. Sau đó, cô thường hợp thập mỗi khi nhìn thấy vị đồng tu này.
(Nguồn: ChanhKien.org)
Có một nhóm các học viên đã làm việc cùng nhau để treo các biểu ngữ lên những nơi cao. Một số biểu ngữ đã được treo ở vị trí bắt mắt hơn một năm và những chữ trên đó vẫn còn trong tình trạng tốt. Có đồng tu dày công may biểu ngữ, may túi vải đựng đá. Tất cả các thành viên trong nhóm phối hợp rất tốt. Năm nay, khi họ cùng làm lịch Minh Huệ, mỗi học viên đã đóng góp rất nhiều. Họ không có thời gian để ăn hoặc ngủ vì muốn chắc chắn rằng nhiều tờ lịch hơn sẽ được phân phát trong năm nay và những người sống ở nông thôn cũng có được chúng. Kết quả rất tốt.
Khi chúng ta nhìn thấy những nỗ lực cứu người của các học viên, chúng ta nên tự nhắc nhở mình làm tốt trong đoạn cuối của con đường tu luyện. Chúng ta cũng phải nhớ rằng không thể cứu người với tâm người thường. Chỉ có trạng thái của Thần mới có thể cứu người. Nếu đệ tử Đại Pháp duy trì chính niệm mạnh mẽ, họ có thể đạt được trạng thái của Thần và có khả năng cứu người. Vì vậy, đừng mù quáng làm theo các học viên khác trong vấn đề tu luyện. Chúng ta phải cứu người sao cho phù hợp với trạng thái tu luyện của bản thân mình và đi trên con đường của mình. Đối với những người sợ đi ra ngoài, đầu tiên họ cần phải học Pháp và phát chính niệm. Họ không nên làm điều đó một cách miễn cưỡng. Đối với các học viên đang làm rất tốt, họ cũng nên duy trì chính niệm mọi lúc và luôn nhớ xin Sư phụ gia trì. Sự an toàn của chúng ta đảm bảo cho việc cứu thêm nhiều người hơn và tăng cường sức mạnh giải thể các sinh mệnh tà ác.
Hy vọng rằng chúng ta sẽ khuyến khích nhau để biến những kỳ vọng của Sư Phụ thành hiện thực và gửi đến Sư phụ những tin tức tốt càng sớm càng tốt.
Trên đây là những hiểu biết của cá nhân tôi. Nếu có điều gì không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6983
Chia sẻ bài viết này
↧ Search RSSing.com $ 0 0Tác giả: Vô Chấp
[ChanhKien.org] Đây là một câu chuyện chấn động tâm linh, khiến người rơi lệ, mong rằng các đồng tu đọc được chuyện này sẽ có được những suy nghĩ sâu sắc.
Bởi mấy ngày gần đây tôi thường đến giúp đỡ một đồng tu bị nghiệp bệnh rất nặng, do đó đã quen biết đồng tu Tiểu Muội (Dưới đây gọi tắt là Tiểu Muội). Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy cô, liền cảm thấy cô rất xinh đẹp, rất đoan trang, nhưng tướng mạo của cô trong cõi người thật ra cũng rất bình thường. Bởi trong lòng có chút buồn bực, nên cũng không suy nghĩ sâu xa gì thêm. Sáng hôm nay lúc mới bắt đầu đả tọa, tạp niệm rất nhiều, liền dốc hết sức mà “diệt, diệt, diệt”. Về sau, khi tương đối tĩnh rồi, có một niệm lại nghĩ đến Tiểu Muội một lúc, thuận theo ý niệm này, “soạt” liền nhìn thấy thế giới của Tiểu Muội. Thế là tôi liền nhìn thấy một câu chuyện như thế này, bởi tầng thứ có hạn nên tôi không biết tên của thế giới hoặc thiên thể này.
Trong thế giới ấy, Tiểu Muội là Chủ và Vương cao nhất, cô dùng từ bi, từ ái vô lượng mà cai quản vô lượng chúng sinh của mình. Sự cao quý mỹ lệ và đoan trang của cô không cách nào dùng ngôn ngữ để mà hình dung được, tôi đành phải dùng ‘đẹp đến chấn động’ để biểu đạt. Toàn thân cô phát ra ngân quang chói mắt, vừa nhu hòa lại vừa mạnh mẽ, vừa bình an vừa thoải mái phi thường. Ánh sáng trong khắp thế giới, tất cả đều đến từ thân thể của cô, nếu cô động một cái, ánh sáng của thế giới cô cũng sẽ động, nhưng lại không có chỗ nào không chiếu rọi đến, không giống như ánh sáng nơi cõi người có góc chết. Ánh hào quang và tâm từ ái của cô chiếu rọi rộng khắp không có chỗ nào bị bỏ sót (rất khó để miêu tả). Cô dùng lòng từ ái giống như của một người mẹ, che chở cho chúng sinh của mình. Chúng sinh của cô trong thế giới này sống một cuộc sống không buồn không lo, vui vui vẻ vẻ, vô cùng hạnh phúc. Tôi nghe thấy họ dường như đều gọi cô là “mẹ” (Tôi cảm thấy lời họ gọi chính là âm này). Cô vô cùng cao lớn, chúng sinh của cô đều không cao bằng đầu gối của cô, số người nhiều đến nỗi không sao đếm hết được. Cô thời thời khắc khắc đều đang mỉm cười, từ ái mà che chở họ, bao dung thế đấy, chu đáo thế đấy.
Một ngày nọ, cô biết được Phật Chủ sẽ vào thời khắc cuối cùng của thành-trụ-hoại-diệt của vũ trụ, hạ thế cứu độ chúng sinh, cũng chỉ có theo Phật Chủ kiến lập uy đức mới có thể khiến cho hết thảy chúng sinh trong thế giới của mình được tiến nhập vào vũ trụ mới, mà không bị đào thải. Thế là cô đã đến thế gian con người, trở thành đệ tử Đại Pháp Tiểu Muội. Trước khi cô đi, còn lưu lại một tầng thân thể và một phần Pháp lực ở trong thế giới đó của cô, dùng để che chở cho chúng sinh của mình. Nếu cô ở nhân gian tu được tốt, vậy thì Thần thể đó của cô sẽ phát ra ngân quang lớn mạnh, chúng sinh của cô sẽ vui mừng nhảy nhót, hò hét hoan hô, giống như đón Tết vậy. Bởi họ biết rằng Chủ của họ cách nhà lại gần thêm một bước. Nếu như Tiểu Muội mê ở cõi người, tu không được tốt, Thần thể của cô sẽ tối tăm không có ánh sáng, thế giới của cô giống như những ngày trời âm u nơi cõi người vậy, mù mịt u ám. Chúng sinh của cô sẽ lớn tiếng kêu khóc, giống như dốc cạn sức lực của sinh mệnh vậy, vừa kêu vừa khóc: “Mẹ ơi mẹ, mẹ hãy mau trở về đi! Mẹ hãy mau trở về đi! Chúng con đều rất nhớ Người!”
(Nguồn: ZhenShanRenArt.com)
Mỗi một ngày, họ đều quỳ dưới Thần thể không động đậy kia của cô, dốc hết sức lực của sinh mệnh bản thân để mà kêu gọi. Họ hy vọng rằng, dùng hết chút sức lực này của mình, có thể khiến cho mẹ của họ đừng thất lạc trong giả tướng của chốn hồng trần. Nhưng mẹ của họ không được tinh tấn lắm, Thần thể của cô ảm đạm không một chút ánh sáng. Chúng sinh của cô, ngày ngày đều dốc hết lực lượng của sinh mệnh để kêu khóc. Hết thảy chúng sinh vô lượng trong thế giới ấy, những hàng nước mắt vô cùng đau đớn ấy, những mong đợi xé nát tim gan ấy, thật khó mà dùng ngôn ngữ của con người để mà hình dung được. Tín niệm trong lòng họ chính là: cùng với mẹ của mình sống chết có nhau! Nếu như mà mẹ của họ tu được tốt, có thể quay trở về, họ sẽ cùng mẹ tiến nhập vào vũ trụ mới, mãi mãi không chia lìa. Nếu như mẹ của họ tu không được tốt, bị đánh hạ xuống, bị đào thải, thậm chí bị tiêu hủy, họ cũng sẽ cùng đi theo mẹ, chết cũng sẽ cùng chết, có sống cũng tuyệt đối sẽ không sống một mình. Biết bao sinh mệnh như thế, mà tất cả đều ôm chắc một niệm này, không có một ai mà không nghĩ như vậy cả!
Họ biết rằng ý niệm của tôi đã nhìn thấy tất cả những điều này, thế là họ khóc lóc, xin tôi chuyển lời đến mẹ của họ: “Mẹ ơi mẹ, đây mới chính là nhà của mẹ, mẹ mau quay trở về đi! Mẹ mau quay trở về đi!… Xem xem những đứa con của Người!… Chúng con mãi mãi chờ đợi Người, mẹ ơi…”
Tôi của lúc này từ sớm đã khóc như mưa, đau lòng, chấn động tỉnh lại từ trong định, vừa đúng 55 phút. Trong ngày hôm đó, ý niệm trong lòng tôi đã được lấp đầy, cảm nhận được sự từ bi của vị Vương đó, lại vừa chấn động với sự chờ đợi bằng cả sinh mệnh của những chúng sinh đó. Trong lòng cũng chảy nước mắt, trong mắt cũng chảy nước mắt, thân thể nhẹ nhõm, cảm thấy cách tầng thứ của con người rất là xa vậy. Đệ tử Đại Pháp thật sự không hề thuộc về nơi này vậy! Nếu như không tinh tấn thì thật là, trên không xứng với Sư phụ đã khổ độ chúng ta; dưới không xứng với chúng sinh dùng sinh mệnh đề chờ đợi chúng ta; còn không xứng với những con người thế gian đang chờ đợi chúng ta đánh thức họ. Hãy tinh tấn lên đi hỡi các đồng tu, hãy nghe thử tiếng kêu khóc và gào thét của chúng sinh các vị, các vị còn có lý do gì để trầm luân trong cõi người chứ! Đâu là thật? Đâu là giả? Các vị đừng có hồ đồ thêm nữa.
“Sau lưng mỗi người đều có vô lượng chúng sinh đang chờ được đắc cứu, chỉ vì chư vị, khiến cho họ vĩnh viễn không bao giờ được đắc cứu nữa, làm sao đây? Hậu quả nghiêm trọng đến thế nào, chư vị có biết không?” (Thế nào gọi là ‘trợ Sư Chính Pháp’)
Đây là những gì thấy được trong tầng thứ của bản thân, nếu có chỗ không thỏa đáng, xin hãy chỉ rõ.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2011/10/25/78180.用生命去等待.html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
Tiếp theo Phần 1
[ChanhKien.org]
II. Bằng chứng cho thấy Thánh vương chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương:
1. “Chu Uyển Khâu giáng phàm ở Tây Kỳ” trong cuốn Trung Quốc lịch đại thần tiên thông giám.
Chu Văn Vương (hiệu Uyển Khâu) là Thánh vương Phục Hy đại đế chuyển thế, Chu Văn Vương Cơ Xương đã ứng nghiệm thiên cơ phượng kêu ở Kỳ Sơn, ứng nghiệm thời kỳ xuất thế trị vì Tây Kỳ, khai sáng nền “văn chương lễ nhạc 800 năm” của triều đại nhà Chu. Mà trong phần cuối sách Tư trị thông giám, khi đem sắp xếp các vị Thần Tiên trong các triều đại Trung Quốc, đối chiếu tên từng vị với 64 quẻ bói tương ứng thì Thánh vương Phục Hy được xếp ở vị trí đầu tiên.
2. “Tiên thiên Hà Đồ dĩ khứ chi, Hậu Thiên Lạc Thư đáo lai dã. Trung nam trung nữ hậu thiên Lạc Thư, Chu Dịch lý khí biến hóa Pháp”, “Bát Quái âm dương chước loạn cố, tương sinh biến vi tương khắc dã” (Cách Am Di Lục)
Cơn đại hồng thủy dưới thời vua Hạ Vũ gần như đã phá hủy toàn bộ nền văn minh thời Tam Hoàng Ngũ Đế trước đó. Kể từ triều đại nhà Hạ, Trung Quốc bắt đầu tiến nhập vào thời đại các vị vua thay nhau “độc chiếm thiên hạ”. Thiên tượng tiên thiên vốn là tương sinh, khi đó đã biến thành thiên tượng hậu thiên tương khắc, Thái Hạo Phục Hy đại đế, người đã dựa vào Hà Đồ tiên thiên mà sáng tạo ra Bát Quái tiên thiên, lại chuyển sinh thành Chu Văn Vương Cơ Xương, rồi căn cứ vào Lạc Thư hậu thiên mà sáng tạo nên Bát Quái hậu thiên, thay đổi toàn bộ hình thức lẫn cách dùng của Bát Quái tiên thiên, đồng thời diễn hóa ra 64 quẻ Chu Dịch[1]. Quy luật phát triển của xã hội nhân loại 3.000 năm từ đó về sau cũng biến hóa theo, các triều đại vua của Trung Quốc cũng liên tiếp thay đổi, các triều đại nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có đặc tính tương ứng theo thứ tự tương khắc của Ngũ hành “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”, do đó các triều đại này đều dùng chiến tranh, vũ lực để thay đổi chính quyền.
3. Bửu Kê (Trần Thương, Kỳ Sơn), Hà Nam (Uyển Khâu, Dũ Lý), Kinh Dịch (Kinh Dịch tiên thiên, Kinh Dịch hậu thiên) chính là mối dây liên hệ giữa quá trình chuyển sinh của Thánh vương Phục Hy đại đế và Chu Văn Vương Cơ Xương
Thái Hạo Phục Hy trị vì ở Trần Thương (nay là thành phố Bửu Kê, tỉnh Thiểm Tây), đóng đô tại Uyển Khâu, đất Trần (nay là Hoài Dương, tỉnh Hà Nam), tại Uyển Khâu ông đã lập ra các quẻ bói và sáng tạo nên Kinh Dịch tiên thiên. Còn Chu Văn Vương Cơ Xương “Thánh Chủ giá lâm tây thổ địa, bất phụ ngũ phượng minh Kỳ Sơn” (Thánh Chủ giá lâm vùng Tây thổ, không phụ năm con chim phượng kêu ở Kỳ Sơn), Kỳ Sơn chính là thành phố Bửu Kê thuộc tỉnh Thiểm Tây, hơn nữa còn giáp với Trần Thương. Nơi mà Chu Văn Vương gặp Khương Tử Nha đang câu cá chính là bên sông Vị Thủy, thị trấn Bàn Khê, Trần Thương; “bảy năm Dũ Lý bao sương gió, Phục Hy Bát Quái rõ tinh thâm”, Chu Văn Vương từng bị Trụ Vương triều Thương cầm tù suốt bảy năm tại Dũ Lý (Thương Âm, tỉnh Hà Nam ngày nay), trong thời gian đó ông đã sáng tạo ra Kinh Dịch hậu thiên. Tại Hà Nam, ông đã từ Bát Quái của Phục Hy diễn hóa ra 64 quẻ Chu Dịch, đến nay trong thành phố Dũ Lý vẫn còn công trình Từ đường Phục Hy.
4. Âm nhạc, cổ cầm (ngũ huyền cầm, thất huyền cầm), có phượng hoàng đến lắng nghe chính là mối dây liên hệ giữa quá trình chuyển sinh của Thánh vương Phục Hy với Chu Văn Vương Cơ Xương.
Thái đế Phục Hy đã sáng tác ra ca khúc đầu tiên, “Xưa Phục Hy vì để cải thiện đời sống nên đã dạy dân trồng trọt săn bắn, thống nhất giang sơn, còn sáng tác ra bài ca ‘Lưới đánh cá’” (Biện nhạc luận); Sử ký ghi chép rằng Chu Văn Vương từng sáng tác các danh khúc cổ cầm ‘Cổ Phong thao’, ‘Cầm sử’, trong đó viết: “Âm nhạc vui tươi, giúp hồi tưởng về sự thuần phác thời cổ xưa. Đúng là không trị mà không loạn, không nói mà tin, không dạy mà tỏ.” Thái đế Phục Hy là người đầu tiên chế tạo ra các loại nhạc cụ, phát minh ra cổ cầm, cổ tiêu, huyên. Trong Thế bản viết: “Phục Hy chế tạo ra cổ cầm”, Phục Hy lấy gỗ của cây ngô đồng chế thành đàn cầm, trên có năm dây, gọi là: “cung, thương, giốc, chủy, vũ”, tượng trưng cho Ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, “người gảy cầm phải cấm tà dâm, chính lại nhân tâm”.
Chu Văn Vương vì để tưởng niệm người con trai đã chết là Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây vào cổ cầm. Khi Võ Vương phạt Trụ, vì để tăng thêm khí thế của binh sĩ nên đã thêm một dây nữa, vậy nên đàn cầm đã được thêm hai dây là văn và võ, gọi là ‘thiếu cung’ và ‘thiếu thương’, do đó cổ cầm còn gọi là ‘văn võ thất huyền cầm’. Trong quyển Phong tục thông của Ưng Thiệu thời Đông Hán viết: “Thất huyền cầm, theo phép tắc mà nói thì ứng với bảy ngôi sao, dây lớn là quân, dây nhỏ là thần, thêm hai dây Văn Vương, Võ Vương để hợp với đạo quân thần.” Thái đế thường tự mình gảy đàn ca hát; chim phượng hoàng theo âm thanh mà bay đến hành lễ, trăm chim hòa âm bay lượn; còn đến thời đại của Chu Văn Vương Cơ Xương thì có phượng hoàng đỏ kêu ở núi Kỳ Sơn.
III. Bằng chứng cho thấy Thánh vương từng chuyển sinh thành Sở vương Hàn Tín triều Hán.
1. “Tam chi Gia Cát bát Hàn Tín” (Cách Am di lục), “Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả” (“Chính Pháp khán”, Hồng Ngâm 2)
Bằng chứng cho thấy rằng đại Thánh nhân từng chuyển sinh thành Hàn Tín để giành thiên hạ cho nhà Hán. Hàn Tín đã không phụ sự ủy thác của Lưu Bang, ngày sửa đường núi, tối vượt Trần Thương, giúp vua nhà Hán bình định Tam Tần; lại bắt Ngụy Vương là Báo; bắt Triệu Vương là Yết; phía bắc bình định nước Yên, phía đông bình định nước Tề; phía nam đánh bại 20 vạn quân Sở, giết chết danh tướng Long Thư, cuối cùng bày ra thế trận tuyệt diệu vô song ở Cửu Lý Sơn, thập diện mai phục, giết hết 10 vạn quân Sở. Sau cùng đã giúp Lưu Bang giành được thiên hạ nhà Hán. Hàn Tín đã lập nên nhiều chiến công hiển hách cho triều đại Tây Hán, nhiều lần đảm nhiệm chức Tề vương, Sở vương, Hoài Âm hầu. Hàn Tín là nhân vật lịch sử có nhiều thành ngữ điển cổ nhất. Những thành ngữ như: chịu nhục chui háng, bữa cơm nghìn vàng, biến cũ thành mới, minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương (dùng giả tướng để che mắt đối phương), trận chiến sống còn, thập diện mai phục, công cao hơn chủ, có mới nới cũ, thành cũng tiêu bại cũng tiêu, sống chết dựa tri kỷ, tồn vong cậy phu nhân, Hàn Tín điểm binh, càng nhiều càng tốt,… Ngài Lý Hồng Chí viết trong bài “Chính Pháp khán” trong tập thơ Hồng Ngâm 2: “Hán thất thiên hạ Hàn Tín đả“ (tạm dịch: Thiên hạ của nhà Hán là do Hàn Tín đánh [giành được]). Điều này chúng tỏ đời trước Ngài từng chuyển sinh thành Hàn Tín.
2. Trần Thương và Hoài Thủy chính là mối liên hệ sự chuyển sinh giữa Phục Hy và Hàn Tín.
Thái Hạo Phục Hy từng cai quản Trần Thương (nay là Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây), định đô tại Uyển Khâu đất Trần (nay Hoài Dương, tỉnh Hà Nam); Chu Văn Vương cai trị vùng Tây Kỳ thuộc Bảo Kê; còn Hàn Tín từng thống lĩnh quân Hán “ngày sửa đường núi, tối vượt Trần Thương”. Hàn Tín sinh ở Hoài Âm (nay Hoài An, tỉnh Giang Tô), sau này được phong là Hoài Âm hầu. Hoài Âm, Hoài Dương là tên hai vùng đất gắn liền với con sông Hoài, thời cổ đại phía nam con sông là âm, phía bắc con sông là dương, hai vùng đất này lần lượt nằm ở phía nam và phía bắc sông Hoài Thủy, nên được đặt tên như vậy.
3. Có thể nhẫn chính là mối liên hệ giữa Chu Văn Vương và Hàn Tín.
Chu Văn Vương khi đã hơn 80 tuổi còn bị Trụ Vương triều Thương cầm tù ở Dũ Lý suốt bảy năm, trong thời gian chịu khổ, ông đã hoàn thành Chu Dịch lưu danh muôn đời, cuối cùng khai sáng cơ nghiệp triều Chu 800 năm. Còn câu chuyện về Hàn Tín lúc còn trẻ có thể chịu nhục chui háng đã lưu truyền rộng rãi. Điều đó nói lên rằng Hàn Tín có tâm đại nhẫn thật đáng khâm phục, vậy nên sau này ông mới có thể lập nên chiến công bất hủ kiến lập triều đại nhà Hán.
4. Âm nhạc (thủy chế âm nhạc, cổ cầm danh khúc, tứ diện Sở ca) chính là mối dây liên hệ giữa Phục Hy đại đế, Chu Văn Vương và Hàn Tín:
Thái đế Phục Hy đã sáng tác ra ca khúc đầu tiên, “Xưa Phục Hy vì để cải thiện đời sống nên đã dạy dân trồng trọt săn bắn, thống nhất giang sơn, còn sáng tác ra bài ca Lưới đánh cá” (Biện nhạc luận); Thái đế Phục Hy là người đầu tiên chế tạo ra các loại nhạc cụ, phát minh ra cổ cầm, cổ tiêu, huyên; Chu Văn Vương từng sáng tác các danh khúc cổ cầm “Cổ Phong thao”, “Tư Thuấn thao”, “Câu U thao”, “Văn Vương thao”. Vào thời Hán Sở tương tranh, 10 vạn quân Sở bị Hàn Tín thập diện mai phục quanh Cai Hạ, khi hai quân rơi vào thế giằng co, Hàn Tín lệnh cho nhạc sư tấu nhạc nước Sở, dạy cho quân Hán học ca dao dân ca nước Sở ở Giang Đông, bốn bề cùng hát khúc Sở quân, kích động tình cảm mong nhớ quê nhà của quân Sở, quân Sở từ Hạng Vũ trở xuống ai nấy đều cho rằng quân Hán đã chiếm hết vùng đất Sở, thế là sĩ khí sụp đổ, Hạng Vũ liền mở cửa doanh trại mặc cho tướng sĩ phân tán bốn phía mà ra đi. Hôm sau, quân sĩ còn lại bên Hạng Vũ chỉ còn 800 người. Trong trận chiến tại Cai Hạ, Hàn Tín đã bộc lộ rõ tài năng quân sự kiệt xuất của mình, khéo dùng trận pháp phá địch, khiến cho tổn thất quân sĩ giảm đến mức thấp nhất. Đặc biệt hơn cả là chiến thuật “bốn bề khúc hát Sở quân”, đây quả là chiến thuật tâm lý tuyệt vời dùng tiếng hát làm vũ khí công kích quân địch, một chiến thuật hiếm có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/01/15/125220.救世圣人的前世今生及其黄金分割比转世规律(二).html
Chú thích:
[1] Xem thêm Vị lai Bát quái phương vị (Phần 1)
Chia sẻ bài viết này
↧ ↧ $ 0 0Ca từ: Đệ tử Đại Pháp trong ngục
Soạn nhạc: Liêu Chân Bội
Biểu diễn: Chúc Gia Kỳ
Định dạng MP3: Hà Hoa
Ca từ:
Hoa sen mọc giữa nơi bùn lầy
Không vướng bụi trần đẹp thanh tao
Hoa tươi lá biếc cùng đua nở
Giữ mình trong sạch khỏa nước xanh
Phong ba bão táp lòng chẳng sợ
Mưa tạnh trời quang tự sạch thân
Gửi tặng đồng tu tỏ tâm nguyện
Đừng quên trợ Sư việc thế gian.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2005/11/18/109212.荷花.html
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Giáo sư Giford Miller
[ChanhKien.org] Sự thay đổi trong chế độ ăn uống của hai loài chim không biết bay sống ở châu Úc hàng chục ngàn năm trước đây là bằng chứng minh xác nhất cho thấy con người thời kỳ đầu có thể đã cải biến nội địa của châu lục này bằng lửa, biến toàn bộ cây cối, bụi rậm cho đến từng cọng cỏ thành những vùng sa mạc mà chúng ta biết ngày nay, theo tổ chức Boulder thuộc trường đại học Colorado.
Người ta cho rằng sự phá hoại hệ sinh thái chưa từng có này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn có vú trên cạn của châu Úc, chúng biến mất ngay sau khi con người xâm chiếm lục địa này cách đây 50.000 năm, giáo sư Gifford Miller của Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Alpine CU-Boulder cho biết. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong thời gian đó khí hậu ở châu lục này không có sự biến động đáng kể, cho nên họ kết luận rằng trong nạn tuyệt chủng ấy chắc hẳn có bàn tay con người, bằng việc săn bắt quá mức, lây lan dịch bệnh hoặc thay đổi các thảm thực vật nội địa rộng lớn thông qua việc đốt phá có hệ thống.
Sử dụng các phép tính đồng vị của vỏ trứng hóa thạch từ cả chim Emu bản địa và loài Genyornis đã tuyệt chủng có kích thước bằng chim đà điểu, một nghiên cứu mới của Miller và cộng sự công bố trên tạp chí Science số ra ngày 08 tháng 07 đã cho thấy các thực vật của hệ sinh thái thay đổi nhanh chóng và đáng kể sau khi con người đặt chân đến.
Chim Emu ở châu Úc (Nguồn: Australian Geographic)
Những phân tích mà các nhà khoa học sử dụng để xác định các nhóm thực vật cụ thể mà các loài chim hay ăn, đã cho thấy rằng chim Emu sống hơn 50.000 năm trước đây rất thích ăn các loại cỏ dinh dưỡng đặc trưng của vùng ôn đới với những cơn mưa mùa hè ấm áp, ông Miller nói. Sau 45.000 năm trước đây, các bằng chứng trên vỏ trứng chim cho thấy chim Emu đã chuyển đổi thành công sang một chế độ ăn uống chủ yếu là cây bụi và các loại cây đặc trưng của điều kiện khô hạn.
Tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu, giống Genyornis vốn cũng ưa thích cỏ dinh dưỡng 50.000 năm trước đây, đã thất bại trong việc chuyển đổi phương thức ăn uống và bị tuyệt chủng ngay sau khi con người đến, ông cho biết thêm.
“Những kẻ dễ ăn dễ uống đã thích ứng được, còn những kẻ kén chọn đã bị tuyệt chủng”, ông Miller nói, “Chỉ có một cách để lý giải, đó là những loài chim này đã phải đối phó với một sự thay đổi chưa từng có trong thảm thực vật trên lục địa trong khoảng thời gian đó.”
Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu khác, bao gồm Marilyn Fogel của Viện Carnegie ở Washington DC, John Magee và Michael Gagan của Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, Simon Clarke của Đại học Wollongong của Úc và Beverly Johnson của Bates College ở Lewiston, Maine.
Họ đã phân tích gần 1.500 mảnh vỡ hóa thạch của loài chim Emu và vỏ trứng của loài Genyornis có niên đại 140.000 năm từ ba khu vực khác nhau trong nội địa châu Úc, trong đó có hồ Eyre, cảng Augusta và cụm hồ Darling-Murray. Mỗi khu vực có khí hậu địa phương và địa hình khác nhau.
Họ cũng xem xét các đồng vị carbon trong răng hóa thạch của gấu túi thu được từ vùng cảng Augusta và cụm hồ Darling-Murray, tại đó số răng này thường được tìm thấy cùng với vỏ trứng chim hóa thạch. Trong khi các phân tích cho thấy chế độ ăn thực vật của gấu túi bao gồm một tỷ lệ lớn các loại cỏ hơn nhiều so với chim Emu và Genyornis 50.000 năm trước đây, gấu túi, giống như chim Emu, đã chuyển đổi thành công sang các nguồn thức ăn thực vật khác từ 45.000 năm trước đây.
So sánh kích thước một con chim Genyornis loại nhỏ với một người cao 1,8m (Nguồn: Prehistoric Wildlife)
“Hai nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất cho các cuộc tuyệt chủng do con người gây ra tại châu Úc, là săn bắt quá mức và dịch bệnh, đều không dẫn đến những thay đổi lớn cho nền tảng mạng lưới thức ăn mà chúng tôi đã ghi nhận”, các tác giả viết trên tạp chí Science, “Sự suy giảm tính đa dạng thực vật, bất kể là bằng cách nào, đều sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài chuyên ăn cỏ và gián tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài thú ăn thịt, ngoại trừ con người.”
Vào tháng 01 năm 2005, Miller và cộng sự đã công bố một bài báo về địa chất cho thấy các thợ săn và người hái lượm cổ đại đã đốt cháy nhiều thảm thực vật tới mức làm giảm sự trao đổi hơi nước giữa sinh quyển và khí quyển, gây xáo trộn gió mùa hàng năm tại nội địa Úc hàng ngàn năm trước.
Hồ Eyre, một hồ nước sâu trong nội địa Úc được cấp nước bởi các cơn mưa lớn đều đặn khoảng 60.000 năm trước đây, bây giờ chỉ là một đầm lầy muối khổng lồ, họa hoằn lắm mới được bao phủ bởi một lớp nước mặn mỏng.
Những người đầu tiên khai phá châu Úc được cho là đã đến bằng đường biển từ Indonesia khoảng 50.000 năm trước đây, dùng lửa làm công cụ săn bắt, khai khẩn, ra tín hiệu và thúc đẩy sự phát triển của một số loài thực vật nhất định, ông Miller nói.
Hơn 85% động vật có vú lớn, chim và bò sát của Úc nặng hơn 45kg đã bị tuyệt chủng ngay sau khi con người đến, trong đó có 19 loài thú có túi, một chủng thằn lằn dài 7,6m và một con rùa to cỡ chiếc xe Volkswagen, ông nói.
Loài Genyornis (góc trên bên trái), cùng các loài động vật lớn được cho là đã bị tuyệt chủng khỏi châu Úc (Nguồn: Science Magazine)
“Nghiên cứu này cho thấy những bước chân của con người có thể để lại cho môi trường những hậu quả rất lớn và khôn lường, theo tôi nghĩ thì không khác gì những hoạt động của con người trên Trái Đất ngày nay”, Miller nói, “Những thay đổi nhỏ có thể tích lũy thành hậu quả với quy mô lớn không tưởng, trong trường hợp này, nó đã làm biến đổi hoàn toàn cơ cấu của cả một hệ sinh thái.”
Quỹ Khoa học Quốc gia và Hội đồng nghiên cứu Úc châu đã tài trợ cho nghiên cứu này với sự hỗ trợ bổ sung từ Đại học Quốc gia Úc và CU-Boulder.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/3140
Tham khảo: http://instaar.colorado.edu/news-events/instaar-news/ancient-diets-of-australian-birds-point-to-big-ecosystem-changes/
Chia sẻ bài viết này
↧ $ 0 0Tác giả: Thánh Quả
[ChanhKien.org] Dưới chân núi Thái Hành, trên một đồng bằng rộng lớn ở đất Ký (tên khác của tỉnh Hà Bắc) thuộc vùng đất bằng phẳng bao la, có một ngôi chùa lớn nhất huyện Chánh Định, là quê hương của danh tướng Thường Sơn Triệu Tử Long thời Tam Quốc. Vào thời kỳ đại cách mạng văn hóa, ngôi chùa này đã gặp phải kiếp nạn lớn, những người bị vô Thần luận đầu độc, thù hận Phật Pháp, đã hủy đi tất cả văn vật không còn sót lại cái nào, những bức tượng Phật bị đập phá đến nỗi không còn ra hình thù gì nữa, có tượng thì bị mất đầu, mất chân, mất tay. Sau cách mạng văn hóa, có tăng nhân vào ở, số khách hành hương cũng dần dần tăng lên.
Trong chùa có nuôi một con chó, đặt tên là Hắc Tử (cậu bé màu đen), câu chuyện được kể cũng bắt đầu từ đây:
Về phía tây bắc của chùa Chánh Định hơn 30 lý có một thôn làng (vì liên quan đến người đang sống hiện nay nên không tiện viết tên làng và tên người đó ra), trong thôn có một cậu thanh niên mười mấy tuổi, vì cướp giật một số tiền nhỏ, trong lúc bị truy đuổi kịch liệt đã bị bắn chết. Cha mẹ cậu rất nhớ con, lại cảm thấy không vẻ vang gì, không thể ngẩng đầu lên trước mặt mọi người, nên họ rơi vào nỗi thống khổ tột cùng…
Một buổi tối nọ cách đây mấy năm, cậu thanh niên này đã báo mộng cho mẹ mình, trong giấc mơ cậu nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ nhiều lắm, mẹ hãy đến thăm con đi, con ở trong chùa Chánh Định, mọi người gọi con là Hắc Tử.” Cậu vừa nói xong thì mẹ cậu cũng giật mình tỉnh giấc, không thể nào ngủ tiếp được nữa. Sáng hôm sau, trời vừa sáng, bà liền thu xếp đồ đạc, đi thẳng đến chùa Chánh Định.
Đi khắp một vòng trong chùa, cũng không dò hỏi được người nào tên Hắc Tử cả. Trong lòng bà tự nhủ rằng: “Chẳng qua chỉ là một giấc mơ, đừng xem nó là thật.” Chính ngay lúc bà đang chuẩn bị rời đi thì có một tiểu hòa thượng chạy đến nói với bà rằng: “Cháu vừa mới nhớ ra, sân sau có một chú chó con màu đen tên là Hắc Tử, hay là bác đến đó xem thử có phải là nó không?”
Đến sân sau liền nhìn thấy Hắc Tử, Hắc Tử giống như gặp lại người thân xa cách đã lâu nay được trùng phùng, liền bổ nhào tới trước, vừa ngửi, vừa vẩy vẩy cái đuôi, rất là thân mật. Bà ôm Hắc Tử vào lòng, đôi mắt của Hắc Tử nhìn bà, nước mắt trào ra như suối.
Về sau mọi người trong thôn biết được rất lấy làm hiếu kỳ, cũng có người muốn xem náo nhiệt, liền lén lén đến chùa thăm Hắc Tử để thăm dò thật giả xem sao. Nhưng thật kì lạ, Hắc Tử này hễ trông thấy người quen liền cúi gầm mặt xuống, núp vào một góc, không dám gặp mặt bà con trong làng, giống như đã làm việc sai trái mà cảm thấy xấu hổ khó chịu trong tâm vậy.
Mọi người bàn luận với nhau rằng: “Xem ra chuyện luân hồi chuyển thế này là hoàn toàn có thật, chứ không phải là mê tín gì cả, trước đây cũng từng nghe nói chuyện con người chuyển sinh thành súc vật, nhưng chưa từng gặp qua. Nhưng chuyện lần này xảy ra ngay bên cạnh, hơn nữa lại còn nhìn thấy tận mắt, có thể không tin được sao?”
Mọi người đã bắt đầu nảy sinh nghi ngờ đối với vô Thần luận…..
Sự việc này đã chứng minh rằng luân hổi chuyển thế hoàn toàn chân thật chứ không phải điều gì hoang đường cả. Trong sử sách và trong những câu chuyện truyền miệng, những chuyện loại này cũng không phải là ít. Nó cũng chứng minh rằng vô Thần luận là chiêu trò dối gạt người ta, vô Thần luận mà Trung Cộng tuyên truyền, mục đích là để vật chất hóa, thú tính hóa, dã tính hóa con người, để cho con người không còn xứng đáng làm người nữa, rời xa khỏi tiêu chuẩn đạo đức mà chư Thần quy định cho con người, từ đó mà lôi người ta xuống địa ngục, trở thành vật bồi táng bị tiêu hủy theo Trung Cộng vậy. Trung Cộng vốn sợ Thần, đối nghịch với Thần thì nhất định là ma quỷ, vậy nên vô Thần luận chính là ma quỷ luận, Trung Cộng chính là tà giáo lớn nhất.
Đừng trở thành vật bồi táng bị tiêu hủy theo Trung Cộng (Nguồn: FalunArt.org)
Trung Cộng lợi dụng giới truyền thông đang dối gạt người dân Trung Quốc, đừng có xem những điều nó tuyên truyền tốt đẹp như thế nào, chư vị hãy xem xã hội dưới sự thống trị của Trung Cộng là như thế nào: tham ô hủ bại, tập thể hủ bại, đơn vị hủ bại, mua quan bán tước, làm việc phải có quà cáp, dùng tiền mua chức vị, quyền lực lớn hơn luật pháp, tráo trở lật lọng, tốt khoe xấu che, chỉ nhìn lãnh đạo mà không nhìn thiên tai trước mắt, chuyện tang làm ra chuyện hỷ, quan thương cấu kết, dâm loạn với nhau, hoành hành bá đạo, nam cướp nữ điếm, cướp của hại mạng người, đạo đức bại hoại, thói đời sa sút, xã hội bất công, pháp luật không minh, cờ bạc, rượu chè, dâm loạn tràn lan, vật giá leo thang, dối trá lừa gạt. Ba ngọn núi lớn đang đè nặng trên vai người dân không sao tả xiết chính là bệnh viện, giáo dục, và nhà ở.
Người không trị thì Trời trị, Trời diệt Trung Cộng không phải là một câu nói đùa, ở tỉnh Sơn Đông có một vị phán quan là người sống nhưng được làm việc dưới Âm phủ, ông đã nhìn thấy ba cuốn sổ ghi chép tại Diêm La Bảo Điện dưới Âm tào Địa phủ, Diêm Vương nói với ông rằng: “Phủ này có ba cuốn sổ ghi chép về con người thế gian, coi như là căn cứ chủ yếu để cho ông phán án vậy. Quyển thứ nhất là sổ việc lành, cũng gọi là sổ công đức, ghi chép lại tất cả việc tốt, việc thiện mà con người thế gian đã làm, coi như là dựa vào đó để nhận định người này sẽ lên thiên đường và làm người trời ở các tầng thứ khác nhau. Quyển thứ hai là bảng danh sách những việc làm xấu xa, cũng gọi là sổ tội ác, ghi chép lại tất cả việc xấu, việc ác mà con người thế gian đã làm, dùng nó làm bằng chứng để phán đoán người này phải chăng sẽ xuống địa ngục và cân nhắc mức hình phạt. Quyển thứ ba chính là danh sách đảng viên, đoàn viên, đội viên (đội thiếu niên) của Trung Cộng, những người trong cuốn sổ này sau khi chết hết thảy sẽ phải xuống địa ngục. Những ai đã dùng bút đỏ gạch đi cái tên trong đó, chính là những người đã thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội, hết thảy sẽ không truy cứu những sai lầm trước đó, được đối đãi như những người bình thường.”
Hỡi người đời, chớ có nhẹ dạ tin theo tà thuyết rằng người chết như ngọn đèn đã tắt gì gì đó trong vô Thần luận, Âm tào Địa phủ là thật sự tồn tại, vì tương lai của chính bản thân mình, hãy cân nhắc cho thật kỹ, chúng tôi không yêu cầu điều gì ở các vị cả, chỉ là muốn tốt cho các vị thôi, trước khi đại kiếp nạn đến, Thần Phật đã chỉ ra một con đường sáng cho con người, chúng tôi dùng tâm từ bi lớn nhất, chân thành hy vọng những ai đã từng gia nhập đảng, đoàn, đội (đội thiếu niên), mau chóng thoái xuất khỏi nó, lựa chọn tương lai tươi sáng cho mình, tránh khỏi việc phải theo nó xuống mồ, lúc đó cho dù có hối hận cũng không còn kịp nữa rồi!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2012/01/03/79675.寺院里的“黑子”.html
Chia sẻ bài viết này
↧ Remove ADS Viewing all 2442 articles First Page ... Page 43 Page 44 Page 45 Page 46 Page 47 ... Last Page Browse latest View live Search RSSing.com- RSSing>>
- Latest
- Popular
- Top Rated
- Trending
Từ khóa » đắc độ Chánh Kiến
-
Video âm Nhạc: “Đắc độ” - Chánh Kiến Net
-
Tập Ca Khúc Thiên Âm I: "Như Mộng Lệnh - Đắc độ" - Chánh Kiến Net
-
Album âm Nhạc Đắc Độ | Nhạc Chánh Kiến - YouTube
-
Đắc Độ - YouTube
-
[Sheet] Như Mộng Lệnh – Đắc độ (Sáo Trúc Trung Hoa) - YouTube
-
Nhạc Piano Chánh Kiến - Album "Tìm Kiếm" - YouTube
-
Bài Hát Cảm động: Đắc Độ (lời Việt) - Be Save - Như Giấc Chiêm Bao
-
Bài Hát Cảm động: Đắc Độ (lời Việt) - Như Giấc Chiêm Bao - Facebook
-
Chính Sách ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT Cho Lớp Chánh Kiến Học Hiểu Hành
-
Music Tracks, Songs, Playlists Tagged Ht. Tịnh Không On SoundCloud
-
CHƠN LÝ SỐ 5: BÁT CHÁNH ĐẠO | Pháp Đăng Thiền Tuệ
-
Cảm âm Ca Khúc 'Đắc Độ': Như Giấc Chiêm Bao - DKN News
-
Bộ Phân Tích - Phật Giáo Nguyên Thuỷ | PDF Lật Trang Trực Tuyến
-
Ông Nguyễn Hòa Bình Tái đắc Cử Chánh án TAND Tối Cao