Chánh Văn Phòng Là Gì? Chức Trách, Nhiệm Vụ Và Tiêu Chuẩn?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Chánh văn phòng là gì?
- 2 2. Quyền hạn của Chánh văn phòng:
- 3 3. Nhiệm vụ của Chánh Văn phòng:
- 4 4. Tiêu chuẩn chánh văn phòng:
1. Chánh văn phòng là gì?
Để nắm rõ khái niệm về chánh văn phòng, cần hiểu khái niệm văn phòng. Theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định như sau:
“Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư – lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng”.
Chánh văn phòng là Người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối công việc hàng ngày của văn phòng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Chánh văn phòng tiếng Anh gọi là Chief of staff.
2. Quyền hạn của Chánh văn phòng:
Người giữ chức danh chánh văn phòng sẽ có những quyền hạn cơ bản sau:
- Tiếp nhận và thực hiện sự uỷ quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về một số công việc liên quan đến hoạt động đối nội và đối ngoại của cơ quan, tổ chức đó.
- Quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng của văn phòng theo quy định của cơ quan, tổ chức đó.
- Phân công nhiệm vụ, công việc và kiểm tra, giám sát, quản lý các nhân viên trong văn phòng thuộc quyền mình phụ trách. Từ đó, đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
- Chịu trách nhiệm báo cáo trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về các công việc được cơ quan, tổ chức đó giao cho văn phòng
- Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo sự vận hành và hoạt động hiệu quả của tổ chức đó.
Nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng.
3. Nhiệm vụ của Chánh Văn phòng:
Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
1. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;
b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;
c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;
d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;
đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.
*) Chức năng nhiệm vụ của Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2015 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
“ Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Cụ thể, tại Điều 2 của Thông tư liên tịch, các hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
– Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:
+ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
+ Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:
+ Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
– Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;
– Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
– Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;
+ Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;
+ Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;
+ Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.
– Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình
– Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
– Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;
– Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ;
– Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Xuất bản, phát hành Công báo cấp tỉnh;
– Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng
– Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các Sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng
– Thống kê xã, phường, thị trấn.
-Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:
+ Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định;
+ Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;
+ Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Tiêu chuẩn chánh văn phòng:
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 38/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, để trở thành Chánh văn phòng tối thiểu phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
– Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
– Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:
+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
+ Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
– Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
– Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
b) Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
c) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;
đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Có năng lực nổi trội và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch chức danh lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc trong quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự của đơn vị có số lượng việc lớn trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Kết luận: Qua các quy định trên đây có thể thấy Chánh văn phòng là một chức danh khá quan trọng, có nhiệm vụ then chốt trong hoạt động của các cơ quan, bộ phận có liên quan. Do đó, các cá nhân đảm nhiệm chức danh này cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo các điều kiện tương ứng.
Từ khóa » Chánh Văn Phòng Công Ty Là Gì
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Những Tiêu Chuẩn Cho Chức Danh Chánh ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì ? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Chánh ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Nhiệm Vụ Công Việc Cụ Thể Của Chánh Văn ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Tiêu Chuẩn Chánh Văn Phòng?
-
Chánh Văn Phòng Là Gì, Nhiệm Vụ Của Chánh Văn Phòng Là Gì?
-
Chánh Văn Phòng Và 4 điều Cần Biết - Coworking Space
-
Chánh Văn Phòng - Hệ Thống Pháp Luật
-
Chánh Văn Phòng Là Gì - HTTL
-
Chánh Văn Phòng Là Chức Vụ Gì
-
#1 Chánh Văn Phòng Là Gì?
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Theo Thông Tư 02/2017/TT-BTP
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Những Tiêu Chuẩn Cho Chức ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì