Chánh Văn Phòng Là Gì, Nhiệm Vụ Của Chánh Văn Phòng Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Chánh văn phòng là gì? Trong quá trình nghiên cứu về các chức danh trong bộ máy nhà nước thì chánh văn phòng được nhắc đến khá nhiều. Vậy Chánh Văn phòng là gì? Nhiệm vụ của Chánh Văn phòng là gì? Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu ở bài viết sau:
- Chánh văn phòng là gì?
- Chánh văn phòng trong tiếng anh là gì?
- Nhiệm vụ của Chánh Văn Phòng là gì ?
- Tìm hiểu những tiêu chuẩn cho chức danh chánh Văn phòng
Chánh văn phòng là gì?
Chánh văn phòng là một chức vụ chỉ những người lãnh đạo đứng đầu và có những trách nhiệm cũng như các quyền hạn nhất định trong từng công việc điều phối về những vấn đề có liên quan đến vận hành thông thường của văn phòng cơ quan nhà nước, những tổ chức chính trị, xã hội hay những tổ chức có liên quan đến nghề nghiệp…
Chánh văn phòng là người lãnh đạo đứng đầu và có những trách nhiệm cũng như quyền hạn nhất định trong việc vận hành văn phòng.
Chức danh chánh văn phòng trên cơ bản sẽ được bổ nhiệm hay được miễn nhiệm điều dựa trên các cơ sở pháp lý của quy định pháp luật đối với vị trí làm việc trong những cơ quan nhà nước, hoặc tuân theo quy định của điều lệ, những quy định của những tổ chức và doanh nghiệp.
Chánh văn phòng trong tiếng anh là gì?
- Chánh văn phòng trong tiếng anh là chief of staff.
Nhiệm vụ của Chánh Văn Phòng là gì ?
Chánh Văn phòng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và là chủ tài khoản của cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hoạt động của Chánh văn phòng Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các nội dung:
- Quy chế về làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Văn bản quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Văn bản hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (được gọi chung là cấp huyện);
- Văn bản quy định cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh của Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các nội dung:
- Quyết định về việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
- Tham mưu và xây dựng cũng như tổ chức thực hiện các chương trình và kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan về chuẩn bị các chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thực hiện các chế độ tổng hợp và báo cáo;
- Theo dõi, đôn đốc và đánh giá các kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp;
- Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra công tác đối với các Sở hoặc đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Thực hiện các nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tiếp xúc, báo cáo và trả lời các kiến nghị của cử tri trong tỉnh;
- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;
- Cải tiến lề lối làm việc; duy trì về kỷ luật và kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.
- Tiếp nhận, xử lý và trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gửi, trình
- Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả về thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quản lý và sử dụng con dấu, thực hiện việc phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện các văn bản của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ về rà soát và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;
- Rà soát nhằm phát hiện những vướng mắc và phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ về hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kịp thời báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo với Văn phòng Chính phủ;
- Lưu trữ các văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổ chức và quản lý về cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thực hiện về chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin về hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh;
- Thiết lập, thực hiện quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bảo đảm về các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Phục vụ các chuyến công tác và làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hướng dẫn nghiệp vụ về hành chính văn phòng.
- Chủ trì và phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về tổng kết, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hành chính về văn phòng đối với Văn phòng các Sở hoặc Văn phòng Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức Văn phòng
- Thống kê xã, phường và thị trấn.
- Thực hiện nhiệm vụ về quản trị nội bộ:
- Tổ chức và thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan về đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tiếp nhận và xử lý các văn bản do cơ quan, tổ chức và cá nhân gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; ban hành và cũng như quản lý văn bản theo quy định;
- Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị về sự nghiệp thuộc Văn phòng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thực hiện các chế độ về tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ đối với các công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hướng dẫn và kiểm tra về việc thực hiện các cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc hoặc quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính và tài sản được giao theo quy định;
- Thực hiện về nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu những tiêu chuẩn cho chức danh chánh Văn phòng
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định tiêu chuẩn về chức danh Chánh Văn phòng sẽ được quy định về hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
a) Có trình độ đào tạo cử nhân luật trở lên;
b) Đang ở ngạch vị trí Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
c) Có trình độ về trung cấp lý luận chính trị hoặc trình độ tương đương trở lên;
d) Có chứng chỉ về ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với những công chức đang làm việc ở các vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo và bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do các cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số người đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ được nêu trên;
đ) Có chứng chỉ về tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản căn cứ theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Có năng lực về nổi trội và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch chức danh về lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc trong các quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự của đơn vị có số lượng việc lớn trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Trên đây là quy định về Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về Chánh Văn phòng là gì? Nhiệm vụ của Chánh Văn phòng là gì? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được giải đáp những thắc mắc bạn đang gặp phải.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Chánh Văn Phòng Nghĩa Là Gì
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Chánh Văn Phòng Là Gì ? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Chánh ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Những Tiêu Chuẩn Cho Chức Danh Chánh ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Chức Trách, Nhiệm Vụ Và Tiêu Chuẩn?
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Tiêu Chuẩn Chánh Văn Phòng?
-
#1 Chánh Văn Phòng Là Gì?
-
Từ Điển - Từ Chánh Văn Phòng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Chánh Văn Phòng Trong Tiếng Anh Là Gì? Định Nghĩa Và Ví Dụ
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Những Tiêu Chuẩn Cho Chức ...
-
Chánh Văn Phòng Là Gì? Nhiệm Vụ Công Việc Cụ Thể Của Chánh Văn ...
-
Chánh Văn Phòng Là Chức Vụ Gì
-
Chánh Văn Phòng Tiếng Anh Là Gì? - Từ điển Số
-
Chánh Văn Phòng Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Số
-
Quy định Chức Năng Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Văn Phòng Thị ủy La Gi