Channa Andrao – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Phân bố
  • 2 Dị hình giới tính, tập tính
  • 3 Chú thích
  • 4 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikispecies
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Channa andrao
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Anabantiformes
Họ (familia)Channidae
Chi (genus)Channa
Loài (species)C. andrao
Danh pháp hai phần
Channa andraoBritz, 2013

Channa andrao hoặc cá lóc cầu vồng vây xanh là một loài cá lóc trong họ Channidae thuộc chi Channa, được phát hiện và miêu tả năm 2013 tại miền đông Himalaya, được phát hiện trong khu vực đầm lầy Lefraguri ở Tây Bengal, Ấn Độ. Chúng là loài cá lóc xanh kỳ lạ, có khả năng rạch và sống sót tới 4 ngày trên cạn nên trong tiếng Anh còn được gọi là walking fish (cá đi bộ). Khả năng hô hấp và sống trên mặt đất trong thời gian rất dài, không chỉ vậy loài cá này còn có thể rạch trên đất ẩm với quãng đường lên đến 400 mét[1].

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc hữu lưu vực sông Brahmaputra ở đông bắc Ấn Độ, và chính thức chỉ được biết đến trong một đầm lầy gần thị trấn Barobisha, mặc dù các bộ sưu tập cá cảnh dường như gợi ý về sự tồn tại của ít nhất là một quần thể khác. Khu vực lấy mẫu để miêu tả là Ấn Độ: Tây Bengal: quận Jalpaiguri: đầm lầy Lefraguri, tọa độ 26°31’vĩ bắc và 89°50’ kinh đông. Nhiệt độ môi trường sống: 14 – 28 °C.

Dị hình giới tính, tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Kích thước dài tối đa khoảng 18–20 cm. Cá cái to hơn và nặng hơn, có nhiều đốm màu đỏ trên cơ thể hơn cá đực. Cá đực có các vây lưng và vây hậu môn hơi trải rộng nhiều hơn và có nhiều sắc thái lam óng ánh hơn trên các vây không cặp đôi. Khi nhìn từ phía trên thì cá dực trông có vẻ có đầu rộng hơn cá cái. Cá bố ấp trứng đã thụ tinh trong miệng trong vòng 3-5 ngày cho tới khi cá con nở.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ralf Britz (2013): Channa andrao, a new species of dwarf snakehead from West Bengal, India (Teleostei: Channidae). Zootaxa, 3731 (2): 287–294. doi:10.11646/zootaxa.3731.2.9

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Channa andrao tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Channa andrao tại Wikimedia Commons
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q15311757
  • Wikispecies: Channa andrao
  • CoL: TM2K
  • FishBase: 67146
  • GBIF: 7820111
  • iNaturalist: 610078
  • NCBI: 1945525
  • Open Tree of Life: 6140234
  • WoRMS: 1007323
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề bộ Cá rô đồng này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Channa_andrao&oldid=70563414” Thể loại:
  • Chi Cá lóc
  • Động vật được mô tả năm 2013
  • Sơ khai Bộ Cá rô đồng
Thể loại ẩn:
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Cá Lóc Cầu Vồng Vây Xanh