Chắp Mắt ở Trẻ: Phương Pháp điều Trị Và Cách Phòng Ngừa | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Chắp mắt ở trẻ là bệnh gì?
Chắp mắt thực chất là tình trạng sưng viêm có thể kèm theo nhiễm trùng một tuyến nhỏ ở mí mắt, khiến chúng bị phì đại có dạng như một khối u hay u nang ngay trên mí mắt. Nhiều người nhầm lẫn chắp mắt với bệnh lẹo mắt, song điểm khác biệt là chắp mắt do sưng viêm tuyến nhỏ ở mí mắt, còn lẹo do sưng viêm và nhiễm trùng ở nang lông mi.
Chắp mắt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ
Chắp mắt có thể gặp ở nhiều vị trí gần mi mắt. Ban đầu kích thước chắp rất nhỏ, chỉ khoảng bằng hạt anh túc và không gây đau. Khi dầu tích tụ trong mô ngày càng nhiều dẫn đến tắc nghẽn và gây viêm thì đau đớn sẽ xuất hiện, đồng thời kích thước chắp cũng lớn dần. So với lẹo mắt, chắp mắt ít gây đau hơn trừ khi bị nhiễm trùng thứ phát. Song chắp mắt thường tồn tại lâu hơn, điều trị khó khăn hơn.
Chắp mắt không phải là bệnh lý lây nhiễm như đau mắt đỏ hay lẹo mắt, ban đầu cha mẹ có thể thấy trẻ đột nhiên chảy nước mắt nhiều hơn. Cần cẩn thận trường hợp chắp mắt bị bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập khiến sưng viêm nặng hơn, kèm theo đau đớn và chảy mủ.
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng trẻ xuất hiện chắp mắt thị lực hiện tại và sau này có ảnh hưởng không? Các chuyên gia cho biết, nếu chắp mắt kích thước nhỏ, thị lực của trẻ gần như không bị ảnh hưởng kể cả khi mắc bệnh hay đã khỏi. Tuy nhiên nếu chắp mắt kích thước lớn, nhãn cầu của trẻ có thể bị áp lực cao, thị giác sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Sau khi chắp mắt biến mất, tổn thương mắt có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần, từ đó ảnh hưởng khác nhau đến thị lực lâu dài.
Để tránh chắp mắt ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt là nguy cơ bội nhiễm gây đau đớn, thậm chí hỏng mắt, các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm. Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra tình trạng mắt cho trẻ, điều trị hoặc theo dõi ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng.
Chắp mắt có thể bội nhiễm nặng
2. Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào?
Đa phần chắp mắt là lành tính, chỉ một số ít trường hợp kích thước quá lớn ảnh hưởng đến mắt hoặc nhiễm trùng cần điều trị, nếu không các bác sĩ sẽ khuyên nên để chắp tự biến mất và phụ huynh sẽ cùng theo dõi quá trình này. Thường sau vài tuần hoặc muộn hơn là vài tháng, chắp mắt sẽ biến mất và không gây vấn đề sức khỏe gì.
Tuy nhiên nếu điều trị, chắp mắt sẽ bớt sưng hơn và biến mất nhanh hơn. Dưới đây là những biện pháp chăm sóc mắt của trẻ bị chắp giúp trẻ thấy dễ chịu và bệnh cũng cải thiện nhanh hơn.
Chắp mắt thường tự khỏi sau một vài tuần
Chườm ấm cho mắt trẻ
Đầu tiên, tay của người thực hiện phải được rửa sạch, sát khuẩn để tránh lây vi khuẩn gây nhiễm trùng chắp mắt và mắt. Đôi mắt trẻ vô cùng nhạy cảm, vì thế cha mẹ không nên chủ quản với vấn đề làm sạch, tránh nhiễm trùng tương tự. Ngoài rửa tay cho mình, trẻ cũng cần được rửa tay thường xuyên để tránh trường hợp dụi mắt khiến vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
Cha mẹ nên ôm trẻ vào lòng để trẻ cảm thấy yên tâm, thoải mái nhất, từ đó bớt giãy dụa hơn. Việc trẻ giãy dụa quá mạnh có thể khiến cha mẹ vô tình làm tổn thương mắt cho trẻ, chắp mắt cũng trở nên nghiêm trọng hơn nên việc này cần lưu ý.
Dùng một miếng gạc ấm đắp lên khu vực mắt bị chắp từ 10 - 15 phút, nên đắp đều đặn 4 - 5 lần mỗi ngày cho đến khi chắp mắt giảm kích thước rồi biến mất hoàn toàn. Lưu ý trong quá trình này, khăn gạc ấm có thể bị nguội nên cần liên tục làm ướt khăn, đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Xoa bóp mắt cho trẻ
Bạn có thể xoa mắt cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc sau khi chườm ấm, việc này sẽ giúp làm thông ống dẫn bị tắc, từ đó khối u sẽ tự giảm. Bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực xung quanh chắp, không cố gắng ấn, bóp chắp gây đau đớn cho trẻ cũng như làm tăng nguy cơ tổn thương và nhiễm trùng.
Có thể nhỏ thuốc để phòng viêm nhiễm chắp mắt cho trẻ
Dùng thuốc
Để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát, bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt sát khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh bôi trực tiếp lên mép mi mắt.
Nếu những việc này được thực hiện liên tục trong nhiều tuần nhưng chắp mắt vẫn không có dấu hiệu giảm kích thước thì có thể vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Hầu hết trường hợp chắt mắt không tự lặn sẽ được tiêm steroid, có tác dụng giảm viêm, xẹp khối u sau một hai tuần.
Nếu cách tiêm steroid này vẫn không hiệu quả, cách cuối cùng để can thiệp phẫu thuật để loại bỏ chắp mắt. Song các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc phẫu thuật mắt ở trẻ em, nguy cơ biến chứng rất cao và gây đau đớn nặng nề.
3. Ngăn ngừa chắp mắt ở trẻ như thế nào?
Có một sự thực là chắp mắt không lây cho người khác song có tính dây truyền, nghĩa là trẻ bị chắp mắt thì nguy cơ tiếp tục mọc chắp ở vị trí khác rất cao. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng tìm cách khắc phục và phòng ngừa.
Tuy nhiên, hiện chưa có cách nào hay thuốc sử dụng nào có thể ngăn ngừa sự phát triển của u nang gây ra chắp mắt. Những trẻ mắc bệnh về mắt, nhất là viêm bờ mi mãn tính nên điều trị tốt bệnh nền để tránh chắp mắt phát triển.
Để bảo vệ mắt khỏi nguy cơ nhiễm trùng chắp mắt nói riêng và nhiễm trùng mắt nói chung, bác sĩ nhãn khoa khuyến cao nên thực hiện chế độ rửa mi mắt hàng ngày để loại bỏ da chết và vi khuẩn. Khi lỗ chân lông được thông thoáng, dịch tiết ổn định hơn thì sức khỏe mắt của trẻ cũng được cải thiện.
Mắt của trẻ vô cùng nhạy cảm với tác động từ bên ngoài
Chắp mắt ở trẻ hầu hết không gây ảnh hưởng sức khỏe nói chung và thị lực nói riêng nên các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Hãy thực hiện các biện pháp cải thiện trên, nếu không hiệu quả thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín để cha mẹ có thể yên tâm đưa trẻ đến khám.
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, MEDLATEC đã thăm khám, điều trị cho hàng chục ngàn bệnh nhân có vấn đề về mắt, giúp người bệnh tìm lại ánh sáng với đôi mắt khỏe mạnh. Chuyên khoa đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống máy móc tiên tiên, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có thể khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa với độ chính xác cao, nhanh gọn.
Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 ngay để đặt lịch khám, giảm thời gian chờ đợi.
Từ khóa » Con Bị Lẹo Mắt
-
Bệnh Chắp - Lẹo Mắt
-
Cách Chữa Trị Lẹo Mắt ở Trẻ Em Hiệu Quả | TCI Hospital
-
Cách Chữa Lẹo Mắt Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả | TCI Hospital
-
Trẻ Mọc Chắp ở Mắt Có Sao Không? | Vinmec
-
Bệnh Chắp Mắt ở Trẻ Em: Những điều Cần Biết Về điều Trị Và Phòng ...
-
CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ LẸO MẮT Ở TRẺ - Matanhsang
-
Cách Chữa Lẹo Mắt ở Trẻ Em Nhanh Chóng, Hiệu Quả
-
Chắp Và Lẹo Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Chữa Lẹo Mắt Cho Bé: Mẹ Không Nên Lơ Là! - MarryBaby
-
Cách Chữa Lẹo Mắt ở Trẻ Em Nhanh Nhất
-
Hãy Chú ý đến Lẹo ở Trẻ Em - Tuổi Trẻ Online
-
[Lẹo Mắt ở Trẻ Em] Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả - FaGoMom
-
Top 3 Cách Chữa Lẹo Mắt Ở Trẻ Em Đơn Giản Và Hiệu Quả
-
Bệnh Chắp Mắt ở Trẻ Em, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị