Charles Darwin - “Ông Cố Nội” Thuyết Tiến Hóa Nổi Tiếng
Có thể bạn quan tâm
1. Giới thiệu sơ lược về cha đẻ Thuyết Tiến hóa
Charles Darwin (phát âm là Đác-uyn), tên đầy đủ là Charles Robert Darwin là một nhà tự nhiên học người Anh, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809, mất ngày 19 tháng 4 năm 1882. Ông là người sáng tạo nên Thuyết Tiến hóa, cho rằng người và vượn có cùng nguồn gốc vốn gây xôn xao xã hội Victorian thời bấy giờ. Là một người theo thuyết bất khả tri, quan điểm về tôn giáo, xã hội, khoa học và tầng lớp của ông đã trở thành đề tài sôi nổi để những học giả phương Tây cận đại thảo luận, và sau này được coi là những mệnh đề rất quan trọng định hình sự thay đổi trong xã hội Anh quốc.
Thuyết Tiến hóa đã được Darwin thai nghén trong suốt chuyến viễn chinh trên con tàu HMS Beagle, nhưng tới tận 20 năm sau ông mới xuất bản rộng rãi tới công chúng dưới cái tên “Nguồn gốc Muôn loài” (tên gốc: On the Origin of Species”), tác phẩm đã góp phần ảnh hưởng sâu đậm tới xã hội và tư tưởng phương Tây.
2. Thuở thiếu thời của Darwin
2.1. Thời niên thiếu của Darwin
Là con trai thứ hai của bác sĩ nổi tiếng thời đó Robert Waring Darwin, cháu nội của Erasmus Darwin - một dược sĩ theo tư tưởng Tự do trước thời kỳ Cách mạng Pháp, có thể nói Darwin đã có sẵn trong mình dòng máu của một nhà khoa học thám hiểm. Tuy vậy, hồi còn học tiểu học, Darwin rất nghịch ngợm và chểnh mảng những môn như Văn học và Hóa học. Thời đó, các môn về sinh học được coi là cấm kỵ trong hệ thống trường Công ở Anh, nhưng nhờ những quan sát từ người cha trên những bệnh nhân của mình mà ông có được những nhận thức đầu đời về giải phẫu và tâm sinh lý con người.
Khi ông lên 16 tuổi, cha ông quyết định gửi ông vào một trường dược ở đại học Edinburgh. Có thể nói đây là nơi gây dựng nên những kiến thức nền cơ bản và những trải nghiệm đầu đời về sinh học cho ông. Tuy nhiên, hai năm đầu ở Đại học ông chỉ được tiếp cận với nguồn kiến thức ít ỏi liên quan tới sự bào mòn của các loại đá nguyên thủy hay cách phân loại thực vật theo sách. Chỉ từ khi ông mở rộng mối quan hệ ở ngoài, ông mới tự học được về sự sinh sôi nảy nở của hệ sinh thái, những thảm thực vật hoang dại, và cả cách nhồi bông cho động vật sau khi săn bắn để bảo quản…
2.2. Trải nghiệm của Darwin ở Edinburgh và tư tưởng bất đồng chính kiến
Ở môi trường đại học, Darwin đã tiếp xúc với nhiều thiếu niên bất đồng chính kiến tại Anh. Họ bác bỏ những quan điểm của Công giáo về giải phẫu loài người, tin vào chủ nghĩa duy vật và cho rằng con người và động vật cũng chia sẻ một phần nào đó di sản về mặt tâm sinh lý. Điều này đã một phần làm dao động con người Darwin, tuy nhiên trước thực tế những tư tưởng bất đồng này thường bị xử phạt dã man nên ông đã cất nó sang một bên. Thay vì việc tham gia vào những cuộc tranh luận, ông được tiến sĩ Robert Edmond Grant dìu dắt vào con đường nghiên cứu động vật học. Chính Grant là người truyền lại cho Darwin những tìm hiểu cơ bản về sự phát triển và mối quan hệ giữa những loài động vật biển không xương với nhau. Vị tiến sĩ tin rằng đây có thể là mệnh đề để tìm hiểu về nguồn gốc của những loài động vật phức tạp hơn.
Dù theo học ngành y dược, Darwin lại không hề thích thú về những chuyên môn liên quan tới giải phẫu do ông ghét cảnh máu me. Cha ông một lần nữa cho ông chuyển trường tới Christ’s College, nơi ông được huấn luyện trở thành một quý ông Công giáo thực sự. Darwin bắt đầu học cưỡi ngựa, uống rượu, săn bắn và sưu tập bọ dừa. Ông tốt nghiệp điểm cao top 10 đầu ra, và từ đó bắt đầu tham gia vào những chuyến hải trình.
3. Chuyến hải trình thay đổi cuộc đời Darwin
3.1. Quan sát của ông về nô lệ
Ngày 27 tháng 12 năm 1831, con tàu HMS Beagle chở Darwin với thuyền trưởng Robert Fitzroy. Cuộc viễn chinh này tập trung chủ yếu đi qua khu vực Nam Mỹ. Darwin chuẩn bị kỹ càng vũ khi quân trang, và rất nhiều sách trong chuyến đi. Trong số đó có những cuốn chuyên về địa chất do chính thuyền trưởng Fitzroy tặng. Có thể nói rằng, chuyến viễn chinh Beagle này đã định hình con người ông. 5 năm ròng rã trên 4 bức tường kín như bưng của con tàu, nhiều thử thách về tâm lý đã diễn ra, nhưng những thu thập của ông qua những cánh rừng già ở Brazil và dãy núi Andes đã kéo ông trở về thực tại, định hướng rõ ràng tương lai sau này của ông. Tuy chuyến đi kéo dài 5 năm, nhưng ông chỉ dành ra 18 tháng trên tàu mà thôi.
Những bước chân đầu tiên của ông tới Argentina, ông đã có những tiếp xúc đầu tiên với những người nô lệ da đen. Là một người Công giáo, ghê tởm những cảnh máu me, ông sớm có nhận định rằng: “Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại một đất nước nào còn chiếm giữ nô lệ”. Tuy nhiên, ông vẫn còn giữ thái độ phân biệt chủng tộc rõ ràng, cho rằng người da đen vẫn ở tầng lớp thấp hèn hơn, đề cao sự văn minh của loài người thay vì sự “mọi rợ” của những người dân bản địa ở các quần đảo thời điểm ban đầu thực dân chuẩn bị công cuộc đánh chiếm.
3.2. Những phát hiện đáng giá khác
Hai năm khảo thí ở những mỏm đá ở Bahía Blanca đã giúp Darwin thu về rất nhiều chiến lợi phẩm giá trị. Đó là vô số những bộ xương khổng lồ của những loài động vật đã tuyệt chủng và những di chỉ về loài người tiền sử.
Ông đã tìm ra những hóa thạch của loài lười đất, loài ăn kiến mõm dài cổ đại và những bộ sọ, xương người và vũ khí cổ đại. Chính những tìm kiếm này đã dấy lên trong ông những câu hỏi về cuộc sống tiền sử đang ra sao, và vì sao nó lại bị tuyệt diệt.
Bên cạnh đó, chuyến phiêu lưu ở dãy núi Andes đã khiến ông nhận ra sự nâng lên rõ rệt của những tầng địa chất. Điều này được ông suy ra từ một phát hiện tưởng như không đáng kể, chính từ lớp sò chết dưới đáy sau một năm nay đã được nâng lên bờ. Ở đây cũng đánh dấu lần đầu ông được tận mắt chứng kiến sức hủy diệt vô cùng tàn bạo của mẹ Thiên nhiên qua những trận động đất phá hủy cả một thành phố Concepción, hay dung nham núi lửa phun trào gây nên những rung chuyển lớn tới cả những quần đảo lân cận. Ngoài ra, ông cũng thu thập được mẫu của nhiều loại chim sẻ và rùa đất trên các đảo khác nhau và bắt đầu quan sát sự tương đồng của chúng, đồng thời có những suy luận đầu tiên về san hô dưới biển có khi nào mọc trên rìa những ngọn núi chìm dưới đáy biển hàng triệu năm về trước? Thú vị thay khi sau này các nhà khoa học chứng minh được rằng giả thuyết này hoàn toàn chính xác.
4. Nghiên cứu của Darwin và sự ra đời của “Nguồn gốc Muôn loài”
4.1. Xuất bản nhật ký và những mệnh đề đầu tiên
Sau chuyến hải trình kéo dài 5 năm, Darwin tiếp tục công việc làm nhà địa chất, và xuất bản cuốn nhật ký dài 770 trang của mình có tên “Nhật ký hành trình nghiên cứu về địa chất và tự nhiên của tàu HMS Beagle” cùng với công cuộc ra mắt và trưng bày những mẫu vật trong vòng 3 năm liên tiếp thì Charles Darwin đã trở thành tên tuổi nổi tiếng ở London.
Nhờ những mẫu vật đó mà những nhà động vật học ở Anh đã phát hiện ra rằng những mẫu xương sọ ông tìm được quanh khu vực núi Andes là của những loài gặm nhấm, ăn kiến cổ xưa mà nay được thay thế bằng loài khác nhờ một “định luật kế thừa” nào đó. Bên cạnh đó, những mẫu chim thu thập quanh quần đảo Galapagos của Darwin cũng được phân tích là “cùng một loại Sẻ” nhưng có đặc điểm sinh tồn khác biệt thay vì là lai tạo, đồng thời mỗi đảo có một loại Sẻ khác nhau. Nhờ đó mà ông có được nhận thức đầu tiên về tiến hóa, gọi hiện tượng này là “transmutation” nhưng nhanh chóng bị hội đồng Cambridge coi là dị giáo.
Từ đây ông bắt đầu cuộc sống hai mặt của mình, vừa làm nhà địa chất, vừa theo đuổi nghiên cứu. Ông nhận ra rằng sự tiến hóa của các loài động vật đều đi theo các chi, nhánh thay vì đi thẳng tắp, không thể suy ra từ loài ong sang loài người được. Ông đẩy mạnh nghiên cứu thực tiễn qua loài đười ươi trong sở thú, ngày càng chắc chắn về tư tưởng duy vật của mình bằng cách cho rằng tin vào thế lực siêu hình chỉ là một cách để tồn tại của loài người. Về xã hội, quan sát của ông ở những trại tế bần - nơi mà những hộ khẩu nghèo làm việc để đổi lấy thức ăn thay vì sinh thêm con cái, khiến ông có suy nghĩ về tương lai mà dân số sẽ bùng nổ thì dẫn đến nghèo đói, thiếu hụt nguyên liệu. Từ đó ông suy ra được concept “chọn lọc tự nhiên” (natural selection) có thể áp dụng cho muôn loài. Thế là những mệnh đề lớn của cuốn sách để đời của ông đã được tìm ra.
4.2. Ra đời “Nguồn gốc Muôn loài”
Có thể nói đây là chương nhiều sắc thái cảm xúc nhất trong cuộc đời của ông. Về thế sự thì tình hình nhìn chung ổn thỏa hơn khi thời Victorian trở nên ổn định, thiên hạ thái bình, có nhiều nhà học giả tư tưởng Tự do nổi lên. Những yếu tố này có thể ít nhiều đảm bảo được sự an toàn của học thuyết mới của Darwin. Thừa thắng xông lên, ông viết liền 3 tập cuốn sách “Chọn lọc tự nhiên” (tên gốc: “Natural Selection”). Nhưng khi có một nhà khoa học tên Alfred Wallace đưa ra một học thuyết tương tự, thì ông nhanh chóng viết nên một cuốn sách phiên bản dễ tiếp cận hơn của bộ 3 cuốn, tên là “Nguồn gốc Muôn loài: Qua cách Chọn lọc tự nhiên”.
Đối với Darwin, khoảng thời gian này ông coi như là “sống dưới địa ngục” bởi lẽ ông phải chứng kiến sự ra đi của con gái cả Annie vì bệnh thương hàn, đồng thời chào đón đứa con thứ 10 không toàn vẹn về mặt trí tuệ. Đứa con sau này cũng qua đời vì sốt tinh hồng nhiệt, để lại cho ông nỗi đau khôn nguôi, khiến ông còn không đi giới thiệu sách khi mới ra mắt năm 1859.
Khỏi phải nói cuốn sách bị hội đồng Cambridge có thái độ tiêu cực ra sao. Tuy nhiên đối với những người bất đồng chính kiến với Hội Công giáo Anh thì đây là một tác phẩm có chiều sâu nghiên cứu và xứng đáng được lưu truyền. Để lẩn tránh những tranh cãi, ông về ở ẩn, để cho người bạn Huxley của mình giải quyết mọi tranh cãi xoay quanh cuốn sách. Nhìn chung thì, cuốn sách thời đó không được đón nhận tốt cho lắm, đặc biệt là quan niệm về chọn lọc tự nhiên. Ngược lại, quan điểm về tiến hóa (descent, theo lời của Darwin và evolution theo bản tái bản 1872), lại được Liên Hiệp Anh công nhận vào năm 1866.
5. Những tác phẩm còn lại và những phút cuối đời
5.1. Những tác phẩm xuất sắc khác của Charles Darwin
Charles Darwin từ sau “Nguồn gốc Muôn loài” quay trở về sự hứng thú với cây cảnh và động vật nuôi. Ông vẫn tin vào thuyết chọn lọc tự nhiên của mình, và xuất bản những công trình giá trị về chọn lọc tự nhiên trong môi trường nuôi nhốt như “Sự đa dạng của động vật và thực vật trong môi trường Nuôi nhốt” (1868) sau khi quan sát những chú bồ câu cảnh được phối giống để có được bộ mào sặc sỡ nhất đi thi đấu. Hay về hoa cảnh, ông cũng quan tâm nhiều tới giống phong lan, và chứng minh được rằng vẻ đẹp của phong lan không phải do Chúa tạo nên mà là những đặc điểm được tiến hóa để thu hút côn trùng thụ phấn qua tác phẩm “Những phương pháp thụ phấn bằng côn trùng cho phong lan” (1862). Từ công trình này ông nhận ra được sự cần thiết của giao phối chéo và giao phối xa, từ đó các genes sẽ được đa dạng hóa hơn bằng cách thực hiện hơn nghìn ca phối giống cho cây. Nhờ đây mà ông có thêm hai tác phẩm nữa - “Tác dụng của việc Phối giống chéo và tự Phối giống của thực vật” và “Hình dạng khác nhau của thực vật cùng loài” nhấn mạnh tầm quan trọng của giao phối xa, bởi lẽ ông rất nhạy cảm với vấn đề giao phối gần. Ông đã cưới chính chị họ của mình, từ đó luôn ám ảnh về những gì mà những đứa con tật nguyền của Darwin đã sinh ra.
5.2. Những năm tháng cuối đời
Luôn cống hiến hết mình vì khoa học, Darwin vẫn tiếp tục những đam mê của mình về động vật khi ra mắt cuốn sách minh họa “Sự bày tò cảm xúc của động vật và con người” (1872) khi ông luôn cẩn thận ghi chép về cảm xúc và thái độ của những chú đười ươi ông theo dõi và cả những đứa con của ông nữa. Những năm cuối đời của ông chống chọi với bệnh viêm họng cấp tính, nhưng ông vẫn kịp viết xong cuốn tự truyện cuộc đời mình vốn chỉ để lại cho con cháu thay vì để xuất bản rộng rãi. Tới năm 1881, ông hoàn thành chủ đề cuối cùng của mình “Sự hình thành đất nông nghiệp nhờ hoạt động của sâu”, như một dấu hiệu rằng ông đang mong muốn đi về với đất mẹ, khi cho rằng “dưới đó là nơi ấm áp nhất trái đất này”. Ông từ trần vào ngày 19 tháng 4 năm 1882 do một cơn trụy tim. Ông được chôn cất ở nghĩa trang Westminster Abbey.
Trên đây là tiểu sử về Charles Darwin, ông cố nội của Thuyết Tiến hóa. Cảm ơn bạn đã đồng hành tới cuối cùng Timviec365.vn và hẹn gặp lại ở những số lần sau!
Từ khóa » Hình ảnh Nhà Bác Học Charles Darwin
-
Charles Darwin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Charles Darwin: "Nhà Bác Học Không Ngừng Học" Cha đẻ ...
-
Thiên Tài Của Nhân Loại Và Chuyện 'bác Học Không Ngừng Học' - Zing
-
Khám Phá Cuộc đời Thú Vị Của Nhà Bác Học Charles Darwin (Phần I)
-
Hình ảnh Của Nhà Bác Học Charles Darwin được In Trên Tờ Tiền Giấy ...
-
Nhà Khoa Học Charles Darwin
-
Sự Thật Về Cái Chết Của Nhà Bác Học Đác Uyn (Charles Darwin)
-
Nhà Sinh Vật Học Đacuyn (Charles Darwin)
-
Nhà Bác Học - SOHA
-
Charles Darwin - Cha Đẻ Của Thuyết Tiến Hoá Và Lời Nguyền Huỷ ...
-
Giải Mã Bí ẩn Căn Bệnh Của Nhà Bác Học Charles Darwin
-
Bốn Bài Học Về Tư Duy đổi Mới Từ Charles Darwin - VnExpress
-
Hé Lộ Căn Bệnh Quái Lạ đầy Bí ẩn Của Nhà Bác Học Charles Darwin