Chất Có ở đâu? Tính Chất Của Chất & Chất Tinh Khiết Là Gì?

Chất có ở đâu? Khi học về Hóa học, chúng ta sẽ phải biết về “chất”, tính chất của chất… Ở bài học này, chúng ta cùng tìm hiểu về những điều này các bạn nhé!

Tóm tắt nội dung

  • A – Lý thuyết về Chất
    • 1. Chất có ở đâu?
    • 2. Tính chất của chất
    • 3. Chất tinh khiết là gì?
  • B – Giải bài tập về chất

A – Lý thuyết về Chất

1. Chất có ở đâu?

Xung quanh ta có rất nhiều vật thể. Những vật thể được phân làm 2 loại:

Vật thể tự nhiên: sông suối, động vật, cây cỏ, núi đồi…

Vật thể nhân tạo: sách vở, xe đạp, quần áo, điện thoại…

chat-co-o-dau-chat-tinh-khiet-la-gi

Những vật thể tự nhiên và nhân tạo được tạo thành từ các chất. Chẳng hạn như:

  • Nước biển: có chứa chất muối ăn (natri clorua)
  • Núi đá vôi: được tạo thành chủ yếu từ chất canxi cacbonat.
  • Ấm đun nước: được tạo nên từ chất Nhôm
  • Cây thướt kẻ; được làm từ chất dẻo

Hiện nay, có hàng chục triệu chất khác nhau. Có những chất có sắn trong tự nhiên, có những chất do con người tạo ra.

2. Tính chất của chất

– Tính chất của chất gồm: tính chất vật lý và tính chất hóa học.

Tính chất vật lý: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan hay không tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng cháy, khối lượng riêng…

Tính chất hóa học: Khả năng phân hủy, tính cháy được…

– Làm thế nào để biết được tính chất của chất:

+) Quan sát

+) Dùng dụng cụ đo

+) Làm thí nghiệm

– Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

+ Giúp nhận biết và phân biệt chất này với chất khác

+) Biết cách sử dụng chất

+) Biết cách ứng dụng chất vào đời sống và sản xuất

tinh-chat-cua-chat

3. Chất tinh khiết là gì?

– Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. Ví dụ: nước khoáng, nước suối, nước ao, nước muối…

– Chất tinh khiết: là chất có những tính chất nhất định.

– Dựa vào tính chất vật lý khác nhau mà ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

B – Giải bài tập về chất

Câu 1.

a) Nêu 2 ví dụ về

+ Vật thể tự nhiên: động vật, sông suối.

+ Vật thể nhân tạo: xe đạp, trái bóng bàn

b) Tại sao nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

Trả lời: Vì mỗi vật thể đều được tạo nên từ một hay nhiều chất khác nhau, nên có thể nói “ở đâu có chất, ở đó có vật thể”.

Câu 2. Kể tên 3 vật thể làm bằng:

a) Nhôm: Cây giá múc canh, móc phơi đồ, ấm đun nước

b) Thủy tinh: Cốc uống nước, gương soi, bóng đèn

c) Chất dẻo: ca đựng nước, cây thướt kẻ, đôi dép

Câu 3. Chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất:

a) Chất: nước – Vật thể: cơ thể người

b) Chất: than chì – Vật thể: bút chì

c) Chất: đồng, chất dẻo – Vật thể: dây điện

d) Chất: xenlulozơ, nylon – Vật thể: áo

e) Chất: nhôm, cao su – Vật thể: xe đạp

Câu 4. So sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước và tính cháy được của các chất: muối ăn, đường và than.

Trả lời:

+ Muối ăn: màu trắng, vị mặn, tan trong nước, không cháy được.

+ Đường: màu trắng, vị ngọt, tan trong nước, không cháy được.

+ Than: màu đen, không vị, không tan trong nước, cháy được.

Câu 5. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

…tính chất bề ngoài của chất…

…nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng…

…làm thí nghiệm…

Câu 6. Làm thế nào để nhận biết khí cacbon đioxit có trong hơi thở của chúng ta?

Trả lời: Dùng một ống hút cắm một đầu vào thau nước vôi trong. Thổi không khí từ hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong bằng đầu còn lại của ống hút. Nếu nước vôi trong bị đục, chứng tỏ trong hơi thở của chúng ta có khí cacbon đioxit (hay khí cacbonic).

Câu 7. Nước cất và nước khoáng:

a) 2 tính chất giống nhau: trạng thái lỏng, không mùi

2 tính chất khác nhau: nước cất dùng để pha thuốc tiêm và sử dụng trong phòng thí nghiệm, còn nước khoáng thì không; nước cất là chất tinh khiết (không có lẫn chất khác), còn nước khoáng có lẫn một số chất tan khác.

b) Uống nước khoáng tốt hơn nước cất vì trong nước khoáng có một số chất tan có lợi cho cơ thể, còn nước cất thì không có.

Câu 8. Để tách riêng khí oxi và nitơ từ không khí, ta hạ nhiệt độ xuống – 183 độ C để tách oxi lỏng ra trước, sau đó tiếp tục hạ nhiệt độ xuống – 196 độ C để tách nitơ lỏng từ không khí.

Chúc các bạn thành công!

4.3 / 5 ( 400 bình chọn )

Từ khóa » Chất Có Mấy Loại Tính Chất