Chất Hữu Cơ Trong đất - WAO Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Mặc dù chỉ chiếm ít hơn 5% trong thành phần của đất nhưng hợp phần hữu cơ đóng một vai trò rất quan trọng và là yếu tố quyết định chất lượng đất và năng suất sinh học của đất.

Nội dung bài viết

  • 1. Vai trò của chất hữu cơ
  • 2. Sự hình thành chất hữu cơ

1. Vai trò của chất hữu cơ

Các chất hữu cơ trong đất là nguồn thức ăn của vi sinh vật, chúng còn tham gia vào các phản ứng hóa học như phản ứng trao đổi, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất.

Một số còn tham gia vào quá trình phong hóa các chất khoáng tạo thành đất. Một số nấm mốc trong đất có thể tạo thành axit citric và các axit hữu cơ khác có khả năng tạo phức, các chất này phản ứng với khoáng silicat, giải phóng kaki và các ion kim loại khác cần cho thực vật.

Một số vi khuẩn trong đất có thể tạo ra axit 2-ketoglucomic có khả năng tạo phức mạnh do đó có thể hóa tan được nhiều ion kim loại làm phong hóa các khoáng vật. Axit này còn hòa tan được các hợp chất photphat không tan, giải phóng ion photphat.

Trong đất còn chứa một số hợp chất hữu cơ hoạt động sinh học như các polysaccarit, các đường amino, nucleotit, các hợp chất chứa lưu huỳnh, photpho. Ngoài ra khi chiết đất bằng hỗn hợp ete và rượu sẽ thu được dinh dịch chứa các sắc tố b-carotein, chlorophyl và xanthophyl.

2. Sự hình thành chất hữu cơ

Chất hữu cơ trong đất: Sự hình thành chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất

Sự tích tụ các chất hữu cơ trong đất phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và lượng oxy. Ở các vùng có nhiệt độ thấp, chất hữu cơ bị phân hủy sinh học chậm và tích lũy nhiều trong đất. Trong nước và đất úng nước, các chất hữu cơ cũng không có đủ oxy để phân hủy vì vậy các vùng đất ngập úng có nhiều thực vật phát triển thành phần hữu cơ trong đất có thể lên đến 90%.

Dưới tác động của không khí, nước, nhiệt độ và vi sinh vật, các chất hữu cơ từ xác động thực vật biến đổi theo hai quá trình:

2.1 Quá trình khoáng hóa

Khoáng hóa là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ để tạo thành các chất vô cơ đơn giản, như các muối khoáng, các khí CO2, H2S, NH3, H2O…

2.2 Quá trình mùn hóa

Quá trình tạo thành mùn được gọi là quá trình mùn hóa. Mùn là thành phần hữu cơ quan trọng nhất của đất. Mùn là sản phẩm còn lại của sự phân hủy xác thực vật do vi khuẩn và nấm mốc có trong đất.

Mùn gồm phần hòa tan được trong kiềm là axit humic, axit fulvic và phần không tan gọi là humin. Sinh khối thực vật chứa cellulose có thể bị phân hủy và lignin (là một hợp chất cao phân tử chứa nhiều cacbon hơn cellulose) khó bị phân hủy.

Trong quá trình mùn hóa, vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và lấy năng lượng từ quá trình này. Vi sinh vật còn liên kết nitơ với các hợp chất tạo thành trong quá trình phân hủy. Tỉ lệ nitơ/cacbon tăng từ 1% trong sinh khối thực vật đến 1/10 trong mùn khi quá trình mùn hóa kết thúc. Vì vậy, mùn chứa nhiều hợp chất nitơ hữu cơ.

Mặc dù chỉ chiếm vài phần trăm trong thành phần của đất, nhưng những hợp chất trong mùn có ảnh hưởng mạnh tới tính chất đất:

  • Có khả năng liên kết mạnh với các ion kim loại, do đó có thể giữ các nguyên tố kim loại vi lượng trong đất.
  • Có tính axit bazo nên còn đóng vai trò là tác nhân đệm pH trong đất.
  • Mùn liên kết các hạt đất và làm tăng khả năng giữ ẩm cũng như khả năng hấp thụ các chất hữu cơ.

Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt

Từ khóa » đất Có Chất Hữu Cơ Là Gì