Chất Kết Tủa Là Gì? Cách Nhận Biết - Tafuma

Kết tủa là gì? Cách nhận biết chất kết tủa trong hóa học như thế nào? Ứng dụng của phản ứng kết tủa? Tham khảo bài viết của Tafuma để tìm lời giải đáp hữu ích nhất nhé!

Kết tủa là gì?

Theo trang Wikipedia.org, kết tủa được hiểu là chất không tan trong dung dịch sau phản ứng, do đó tồn tại ở dạng rắn. Bạn có thể sử dụng bảng tính tan để kiểm tra xem chất nào kết tủa, chất nào không.

Kết tủa là gì

Kết tủa là gì

Chất kết tủa là gì?

Đây là một hóa chất gây ra một chất rắn để tạo thành trong một dung dịch lỏng gọi là một chất kết tủa. Chất rắn lại gồm các hạt trong dung dịch. Do đó, nếu không chịu tác động của trọng lực để gắn kết các hạt với nhau, các chất tồn tại ở dạng huyền phù.

Sau khi lắng đọng xong, nhất là khi sử dụng phương pháp ly tâm trong phòng thí nghiệm để làm nén chặt chúng thành khối, chất kết tủa có thể được xem là viên. Đối với chất lỏng không kết tủa được gọi là “supernate” hay “supernatant” (dịch nổi).

Về mặt lịch sử, bột thu được từ quá trình kết tủa gọi là “bông (tụ)”. Quá trình chất rắn xuất hiện dưới dạng sợi cellulose gọi là sự tái sinh (regeneration).

Cách nhận biết chất kết tủa và một số chất kết tủa thường gặp

Tafuma hướng dẫn bạn cách nhận biết cũng như một số chất kết tủa thường gặp như sau:

Cách nhận biết

Trên thực tế, khi ta thực hiện phản ứng hóa học khi cho chất kết tủa vào dung dịch, quan sát sẽ thấy các chất đó không tan. Hay bạn cũng có thể sử dụng bảng tính tan dễ nhớ của một số chất thông dụng khác.

Một số chất kết tủa

Để tiện lợi cho việc theo dõi và tìm hiểu đầy đủ đủ, dưới đây là bảng một số chất kết tủa thường gặp đi kèm màu sắc của chúng như sau:

STT Chất kết tủa Màu sắc kết tủa STT Chất kết tủa Màu sắc kết tủa
1 Al(OH)3 Keo trắng 15 CaCO3 Trắng
2 FeS Màu đen 16 AgCl Trắng
3 Fe(OH)2 Trắng xanh 17 AgBr Vàng nhạt
4 Fe(OH)3 Màu đỏ 18 AgI Màu vàng cam hay vàng đậm
5 FeCl2 Dung dịch màu lục nhạt 19 Ag3PO4 Màu vàng
6 FeCl3 Dung dịch màu vàng nâu 20 Ag2SO4 Trắng
7 Cu Màu đỏ 21 MgCO3 Kết tủa trắng
8 Cu(NO3)2 Dung dịch xanh lam 22 CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS Màu đen
9 CuCl2 Tinh thể màu nâu, dung dịch màu xanh lá cây 23 BaSO4 Trắng
10 Fe3O4 (rắn) Màu nâu đen 24 BaCO3 Trắng
11 CuSO4 Tinh thể khan có màu trắng, tinh thể ngậm nước và dung dịch màu xanh lam 25 Mg(OH)2 Trắng
12 Cu2O Có màu đỏ gạch 26 PbI2 Vàng tươi
13 Cu(OH)2 Màu xanh lơ (xanh da trời) 27 C6H2Br3OH Trắng ngà
14 CuO Màu đen 28 Zn(OH)2 Keo trắng

Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể để người dùng dễ dàng hình dung như sau:

  • Cho dung dịch bạc nitrat (AgNO3) vào dung dịch chứa kali clorua (KCl). Sản phẩm thu được sau phản ứng là bạc clorua (AgCl) có chất kết tủa màu trắng:

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

  • Cho đồng sunfat (CuSO4) tác dụng với xút lỏng, sản phẩm thu được sau phản ứng là đồng hidroxit kết tủa màu xanh lam được hình thành;

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

  • Cho Canxi clorua (CaCl2) tác dụng với natri cacbonat (Na2CO3), sản phẩm thu được sau phản ứng là canxi cacbonat có kết tủa trắng:

CaCl2+ Na2CO3→ CaCO3 + 2NaCl

Ứng dụng của phản ứng kết tủa

Các phản ứng kết tủa được ứng dụng đa dạng như sau:

  • Dựa vào phản ứng và màu sắc chất kết tủa được tạo thành để xác định các cation hoặc anion trong muối như một phần của phân tích định tính.
  • Phản ứng kết tủa còn được sử dụng để loại bỏ muối ra khỏi nước nhằm cô lập các sản phẩm hay để chuẩn bị sắc tố cần thiết.
  • Ứng dụng trong luyện kim, chất kết tủa tạo ra các hợp kim có độ bề cao (hay còn gọi là quá trình solid solution strengthening)
  • Khi có phản dung môi được thêm vào và làm giảm mạnh tính tan của sản phẩm mong muốn, chất kết tủa cũng có thể xuất hiện sau khi đã tách ra bằng phương pháp ly tâm hoặc lọc tẩy. Ví dụ như việc tổng hợp cromic tetraphenylporphyrin chloride..

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời dễ dàng Kết tủa là gì cũng như mẹo nhận biết chất kết tủaTafuma muốn chia sẻ gửi đến cho các bạn. Nếu như quý khách có câu hỏi thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline 0972.821.009 cho chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhất.

Từ khóa » Chất Kết Tủa Màu Trắng Là Gì