Chất Liệu Giấy In Namecard, Bạn Có Biết?
Có thể bạn quan tâm
Với những chia sẻ ở bài viết “Tại sao Namecard giấy, không bao giờ chết”, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ giá trị của namecard và mong muốn sỡ hữu một namecard thiết kế độc đáo cho doanh nghiệp, cá nhân. Khi toàn bộ ý tượng hoàn thiện thì việc lựa chọn chất liệu in namecard là vấn đề nan giải. Để giúp bạn trả lời những câu hỏi, Quà bao la đã đúc kết và chia sẻ đến bạn kinh nghiệm chọn lựa chất liệu giấy in cho namecard. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trên thị trường có không ít các chất liệu giấy phục vụ cho việc in ấn, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của namecard, bạn cần nắm một số nguyên tắc sau để có quyết định phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như ngân sách của mình.
Bạn muốn biết
- 1. Nguyên tắc chọn giấy in namecard
- 1.1 Định lượng
- 1.2 Tính chất bề mặt
- 2. Các loại giấy in namecard phổ biến
- 2.1 Giấy Bristol
- 2.2 Giấy Couche
- 2.3 Giấy Conqueror
- 2.4 Giấy mỹ thuật
- 2.5 Giấy Kraft
- 3. Các chất liệu in khác
- 4. Tạm kết
1. Nguyên tắc chọn giấy in namecard
1.1 Định lượng
Xác định được định lượng giấy có ý nghĩa rất quan trọng, mỗi định lượng giấy khác nhau sẽ tương ứng với độ dày, mỏng của giấy khác nhau. Điều đó không chỉ giúp bạn biết chính xác mình cần loại giấy gì để in ấn và sử dụng đúng mục đích. Dùng đúng loại giấy mang tới cảm quan chuyên nghiệp cho namecard in và nâng tầm giá trị của nó.
Thông thường định lượng từ 120gms – 150gms có thể dùng in namecard, tuy nhiên đối với namecard cao cấp thì nên chọn giấy với định lượng 300gms – 400gms.
1.2 Tính chất bề mặt
Tính chất bề mặt giấy ảnh hưởng trực tiếp đến mức phản xạ của namecard. Đối với những giẩ bóng có độ phản xạ cao, hình ảnh và màu sắc sống động, nhưng gây khó khăn khi đọc nội dung. Giấy mờ có độ phản chiếu thấp, không sáng bóng nội dung rõ ràng đọc được trong mọi điều kiện ánh sáng.
Ngoài ra, muốn nhấn mạnh, làm nội bật nội dung có thể bổ sung thêm hiệu ứng dập nổi, dập chìm, ép kim,…trên mặt giấy.
2. Các loại giấy in namecard phổ biến
2.1 Giấy Bristol
Giấy Bristol cũng là một trong các loại giấy in name card được sử dụng phổ biến. Loại giấy này có đặc điểm bề mặt hơi mịn, bóng láng và khả năng bám mực tốt. Định lượng của giấy ở mức 230 – 350g/m2 nhưng khi dùng in card visit thì sẽ sử dụng 2 định lượng phổ biến là B280 hay B300.
2.2 Giấy Couche
Giấy có định lượng khoảng 90 – 350 gsm, Couches (hay còn được gọi là giấy C) được sản xuất với hai bề mặt bóng và mờ. Trong đó, mặt bóng sẽ cho màu sắc rõ nét và thật hơn, còn loại mờ giúp người xem có cảm giác nhẹ nhàng, dịu mắt hơn. Đặc biệt giấy là loại giấy đanh, cứng hơn so với các loại giấy khác nên được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường, tại các doanh nghiệp lớn – nhỏ.
2.3 Giấy Conqueror
Conqueror là loại giấy cao cấp, đứng đầu trong các giấy in card hiện nay. Là loại giấy chất lượng, có độ bền đẹp và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Giấy Conqueror được định lượng với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp mọi nhu cầu sử dụng làm card visit. Đặc biệt, giấy có nhiều màu sắc, hình ảnh bắt mắt có độ bền đẹp và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.. Vì thế, nếu muốn in card visit nổi bật, sang trọng thì giấy Conqueror là sự lựa chọn hoàn hảo.
2.4 Giấy mỹ thuật
Giấy mỹ thuật hay giấy Art là loại giấy được sử dụng để in danh thiếp cao cấp, thiệp mời,… Thường thì giấy mỹ thuật có gân dọc theo thớ giấy và có nhiều màu. Đặc biệt, loại giấy này khi đem in phun màu cho chất lượng màu sắc rất tốt. Định lượng thường thấy của loại giấy này vào khoảng từ 120gsm đến 280 gsm. Có loại giấy mỹ thuật dày hơn với định lượng lên đến 350gsm, nhưng khá hiếm.
2.5 Giấy Kraft
Ít được sử dụng hơn các loại giấy khác, nhưng phù hợp để làm chất lượng in card visit, tờ rơi, profile,… sử dụng trong các đơn vị chuyên tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, quảng cáo cho các sản phẩm tái chế, tái sử dụng.
Giấy Kraft là loại giấy được làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình Kraft. Bề mặt: Nhám, tính chất đanh, dẻo dai và tương đối khô, khả năng bám mực vừa phải
Chất lượng in: Hình ảnh, màu sắc không thực sự bắt mắt.
3. Các chất liệu in khác
Ngoài chất liệu giấy. namecard giờ đây còn có thể in với chất liệu nhựa (plastic),styrene, PVC,…Đây là chất liệu lý tưởng để làm namecard, tính bền cao có thể lưu giữ lâu dài, tuy nhiên giá thành của nó cao hơn so với giấy.
4. Tạm kết
Mỗi loại giấy có ưu – nhược điểm khác nhau, tuỳ vào mục đích sử dụng và ngân sách của doanh nghiệp. Nếu còn phân vân trong việc lựa chọn chất liệu, hay tìm một đơn vị in ấn namecard uy tín, hãy liên hệ Quà bao la để được hỗ trợ:
Hotline: 0906 606 233
Email: quyenquach@quabaola.vn
Fanpage: Quabaola.vn
From: Quabaola.vn
Từ khóa » Chất Liệu Giấy In Name Card
-
Những Loại Giấy Phổ Biến Nên Sử Dụng để In Name Card - Printgo
-
Các Loại Giấy In Card Visit Phổ Biến Nhất Hiện Nay - In Ấn AZ
-
[Bật Mí] Top 5 Loại Giấy In Name Card Phổ Biến Nhất 2021 - In Tiết Kiệm
-
NÊN IN NAME CARD BẰNG CHẤT LIỆU GÌ? - In ấn Cao Huy Hoàng
-
9 Loại Giấy In Card Visit 2 Mặt đẹp Không Thể Bỏ Qua 2022 - In Việt Dũng
-
Các Loại Giấy Dùng In Card Visit Tiêu Chuẩn Quốc Tế Của In Đông Nam
-
Top 7 Chất Liệu Giấy In Card Visit(name Card) 2 Mặt Thông Dụng Nhất
-
CÁC LOẠI GIẤY IN CARD VISIT PHỔ BIẾN NHẤT - Cisbaotin
-
Chất Liệu Giấy In Name Card Visit Bằng Loại Giấy Nào Phổ Biến ...
-
Chất Liệu In Card Visit(danh Thiếp) Từ Phổ Biến đến Cực Hiếm.
-
Giấy In Card Visit Gồm Những Loại Nào? Tổng Hợp Loại Giấy In ... - In129
-
In Name Card Bằng Giấy Gì? - Vietnam Printing
-
In Card Visit Nên Chọn Loại Giấy Nào Vừa đẹp Vừa Rẻ? - SNP