Chất Lượng Giáo Dục Không Quyết định Bằng Sách Khổ To Và Giấy Tốt

Không phải vì lợi nhuận của "một ai đó" mà nâng giá sách giáo khoaKhông phải vì lợi nhuận của 'một ai đó' mà nâng giá sách giáo khoa

SKĐS - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng nhấn mạnh quan điểm về giá sách giáo khoa: "Đây là mặt hàng thiết yếu cần phải quản lý, đảm bảo giá cả hợp lý không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà nâng giá sách giáo khoa lên được".

Chất lượng giáo dục không được quyết bằng khổ to và giấy tốt

Sách giáo khoa cho năm học mới sắp tới tăng giá đến 2-3 lần khiến không ít phụ huynh lo lắng. Theo lý giải của NXB Giáo dục Việt Nam, sở dĩ SGK mới có giá cao hơn SGK hiện hành vì sách mới được thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tăng cường kênh hình với nhiều hình thức trình bày, minh họa sinh động, hấp dẫn; khổ sách 19x26,5cm.

Sách được in giấy đẹp hơn, khổ to hơn, bộ sách có nhiều cuốn hơn… nên giá đắt hơn. TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng việc tăng giá SGK mới gấp 2-3 lần so với SGK cũ là không hợp lý.

Theo ông Khuyến, SGK phục vụ đại trà, do vậy cần phải lựa chọn chất liệu cho phù hợp, cân bằng các nhu cầu của người dân chứ không nhất thiết phải in đẹp, khổ to rồi tăng giá một cách bất hợp lý. Chất lượng giáo dục không quyết định bằng sách khổ to và giấy tốt. Với các loại sách bài tập mà học sinh làm bài ngay trên sách thì nên in bằng loại giấy phù hợp. Chỉ những cuốn sách, học liệu sử dụng dài lâu thì mới cần sản xuất bằng vật liệu tốt.

Hình thức hay nội dung sách giáo khoa quan trọng hơn? - Ảnh 2.

Giá sách giáo khoa tăng cao gấp 2-3 lần gây khó khăn cho nhiều gia đình có con đi học.

"Tôi không tán thành cách giải thích lý do tăng giá SGK như Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói là vì sách được in giấy tốt, khổ rộng, giá vật liệu tăng cao... Có thể thấy rằng, hiện tại giấy in SGK chưa phải là loại giấy tốt nhất. Trên thị trường còn có những loại giấy in lịch, in tạp chí... tốt hơn. Vậy sẽ ra sao nếu các nhà xuất bản in sách bằng những loại giấy cao cấp này để giá thành SGK đội lên cao hơn nữa? Bởi vì nhu cầu của con người là vô cùng.

Với các "đại gia", gia đình có điều kiện, họ cho rằng con cháu họ phải dùng loại sách tốt nhất, sản phẩm cao cấp nhất. Nhưng người giàu chỉ là thiểu số, còn SGK sản xuất để phục vụ đại trà, do vậy cần phải lựa chọn chất liệu cho phù hợp với đại trà, cân bằng các nhu cầu của người dân", TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Theo TS Khuyến, giá trị của cuốn sách nằm ở nội dung của nó chứ không phải hình thức thể hiện. Chất lượng giáo dục ít phụ thuộc vào chất liệu của sách mà phụ thuộc vào chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập… Sách khổ to, giấy tốt nhưng làm nặng gánh phụ huynh, tăng áp lực lên các gia đình cho con đi học thì nó không mang lại ý nghĩa gì.

"Không thể nói thay đổi SGK bản to, giấy đẹp hơn rồi dồn hết vào giá sách để phụ huynh phải chịu. Ban đầu, nhà xuất bản phải chịu chi phí, thậm chí bù lỗ. Sau khi ổn định rồi thì những năm tiếp theo mới thu lời được. Mới khóa đầu tiên dùng sách giáo khoa mà dồn vào giá thì đó là điều quá vô lý", TS Khuyến nói.

Giá sách giáo khoa phải được quản lý như xăng dầu, điện

Ông Lê Viết Khuyến cho rằng cần có sự quản lý giá SGK một cách rõ ràng. SGK cũng như gạo, xăng dầu, đều là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Nhà nước cần có sự quản lý giá cả, thậm chí bù lỗ nếu cần, chứ không thể thả nổi giá SGK.

Theo quy định của Luật Giá, giá SGK mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do doanh nghiệp, NXB tự xây dựng, quyết định, đồng thời thực hiện niêm yết, công khai đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của ai đó mà đẩy giá sách lên. Vì thế, nhà nước cần quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài Chính, nhà nước nên quy định giá trần SGK. Phải bóc tách, kiểm soát các khâu biên soạn nội dung, in ấn, phát hành. Sách được in giấy đẹp, khổ to nhưng khâu in ấn có sự cạnh tranh không hay các đơn vị tự tính chi phí dễ dẫn tới tiêu cực nâng giá thành. SGK ở bậc phổ thông nên được nhà nước bảo trợ, còn sách ở bậc đại học có thể theo giá thị trường.

  • Tăng giá sách giáo khoa, phụ huynh 'chóng mặt'

  • Giá sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 chương trình mới cao gấp 2 - 3 lần sách cũ

TS Khuyến cho rằng, tăng giá SGK cần phải phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Nếu giá SGK tăng cao là do các nhà xuất bản (NXB) mất nhiều chi phí biên soạn nội dung mới, tiền thuê các tác giả, trả nhuận bút cao..., Nhà nước càng cần có sự quản lý của một cách rõ ràng. "

"SGK cũng như gạo, xăng dầu là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Do vậy, Nhà nước cần có sự quản lý giá cả, thậm chí bù lỗ nếu cần. Cơ quan quản lý Nhà nước không thể thả nổi giá SGK", TS Lê Viết Khuyến nói.

Theo các chuyên gia, việc đổi mới giáo dục là cần thiết, đổi mới sách là cần thiết để chất lượng dạy và học được nâng cao hơn. Tuy nhiên, tùy vào bậc học, giáo dục đại học cần cập nhật thường xuyên. Còn với giáo dục tiểu học thì khối lượng kiến thức ổn định, ít thay đổi, nếu có cũng chỉ là cập nhật, nên việc thay SGK cần được cân nhắc cẩn trọng.Bộ trưởng GD-ĐT nói về việc sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lầnBộ trưởng GD-ĐT nói về việc sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lần

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã thông tin rõ trước dư luận xã hội việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần tại phiên họp tổ ở Quốc hội.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nắng Nóng Mùa Hè 2022 Có Phá Vỡ Kỷ Lục Hè 2020? | SKĐS

Từ khóa » Khổ Sách Giáo Khoa Mới