Chất Lượng Môi Trường Nước Biển ở Vùng Biển Ven Bờ Thanh Hoá ...
Có thể bạn quan tâm
General Information
Author: Issued date: 10/12/2007 Issued by:Content
I. Chất lượng môi trường nước biển
1. Nhiệt độ, độ mặn và pH
Nhiệt độ:
Nhiệt độ nước biển giảm thấp từ tháng 12 (trung bình 22,6oC) thấp nhất vào tháng 1 – 3 năm sau (18,0oC), và có xu hướng tăng từ bờ ra khơi. Nhiệt độ nước tầng đáy lại có xu thế ngược lại là giảm từ bờ ra khơi. Đầu mùa hè, nhiệt độ nước tầng mặt giảm từ bờ ra khơi và từ Bắc xuống Nam, đến giữa mùa hè xu thế này chỉ thể hiện rõ ở tầng đáy. Giá trị trung bình nhiệt độ nước 18,07 – 29,80oC. Biên độ dao động theo mùa của nhiệt độ nước biển vùng biển ven bờ thanh Hoá khá lớn (từ 6 – 12oC/năm) (bảng1).
Độ mặn:
Độ mặn nước biển có biến trình mùa, mùa đông cao hơn mùa hè (từ 0,2 – 1,0%o). Độ mặn tầng đáy phân bố ổn định hơn tầng mặt. Trong mùa hè, độ mặn nước biển tầng mặt ở khu vực ven bờ và phía bắc khu vực nghên cứu giảm rất mạnh, có vùng < 25,00%o. Giá trị trung bình của độ mặn 28,44 – 31,33%o (bảng 1).
Chỉ số pH:
Nước biển ven bờ Thanh Hoá mang tính kiềm yếu và tương đối ổn định giữa các khu vực cũng như những tầng mặt và đáy. Trị số pH trung bình từ 7,42 – 7,98 (bảng 1).
Bảng 1. Giá trị trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất của nhiệt độ, độ mặn và chỉ số pH vùng biển Thanh Hoá
Yếu tố | Nhiệt độ (oC) | độ mặn (S%o) | pH | ||||||
Thời gian | Trung bình | Cao nhất | Thấp nhất | Trung bình | Cao nhất | Thấp nhất | Trung bình | Cao nhất | Thấp nhất |
12/1998 | 22,60 | 24,10 | 21,50 | 31,33 | 31,77 | 30,26 | |||
6/1999 | 28,11 | 29,85 | 27,50 | 30,75 | 31,71 | 28,53 | 7,98 | 8,10 | 7,84 |
3/2000 | 18,07 | 18,67 | 17,00 | 28,69 | 32,05 | 23,73 | 7,54 | 8,07 | 7,12 |
7/2000 | 29,80 | 30,73 | 18.88 | 18,44 | 30,60 | 24,25 | 7,42 | 7,51 | 7,13 |
2. Hàm lượng muối dinh dưỡng
Hàm lượng muối photphat (PO4 - P):
Hàm lượng PO4 trong nước biển Thanh Hoá nhìn chung thấp so với một số vùng ven biển nước ta, sự chênh lệch về hàm lượng của PO4 thời kỳ tháng 3 và tháng 7/2000 rất lớn: từ 0,0070 – 0,0875 mg/l và từ 0,0045 – 0,0500 mg/l (bảng 2).Hàm lượng silicat (SiO3 - Si):
Hàm lượng trung bình (HLTB)của SiO3 thường cao trong giai đoạn mùa hè (tháng 6/1999 và tháng 7/2000), có trị số lần lượt là 0,408 mg/l và 0,300 mg/l, trong khi đó, số liệu tháng 12/1998 và tháng 3/2000 là: 0,221 mg/l và 0,228 mg/l (bảng 2).
Hàm lượng nitrit (NO2 - N):
Một đặc điểm nổi bật của hàm lượng NO2 trong biển là tập trung rất cao ở khu vực nước nông ven bờ do được bổ sung số lượng lớn từ các dòng lục địa; HLTB NO2 tăng rất lớn ở 2 chuyến điều tra trong năm 2000 (tháng 3/2000: 0,008 mg/l; 7/2000: 0,024 mg/l) (bảng 2).
Hàm lượng amoni (NH4 - N):
Giá trị trung bình của NH4 qua 4 đợt khảo sát lần lượt là: 0,058 mg/l (12/1998), 0,0418 mg/l (6/1999), 0,062 mg/l (3/2000) và 0,025 mg/l (7/2000) (bảng 2). Những khu vực có hàm lượng NH4 tập trung cao là dải ven bờ phía bắc, từ lạnh Sung, lạnh Trường đến lạnh Ghép.
Bảng 2. Giá trị trung bình, lớn nhát nhỏ nhất của một số muối dinh dưỡng (mg/l)
Yếu tố | PO4 | SiO3 | NO2 | NH4 | ||||||||
Thời gian | Trung bình | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Trung bình | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Trung bình | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Trung bình | Lớn nhất | Nhỏ nhất |
12/1998 | 0,0127 | 0,0200 | 0,0095 | 0,221 | 0,362 | 0,105 | 0,0017 | 0,0040 | 0,0005 | 0,058 | 0,095 | 0,0195 |
6/1999 | 0,0048 | 0,0065 | 0,0028 | 0,408 | 0,500 | 0,247 | 0,0038 | 0,0080 | 0,0020 | 0,0418 | 0,064 | 0,0025 |
2/2000 | 0,0150 | 0,0875 | 0,0070 | 0,228 | 0,550 | 0,050 | 0,008 | 0,023 | 0,000 | 0,062 | 0,165 | 0,000 |
7/2000 | 0,0175 | 0,050 | 0,0045 | 0,300 | 0,575 | 0,045 | 0,024 | 0,050 | 0,001 | 0,025 | 0,092 | 0,000 |
3. Hàm lượng kim loại nặng trong nước biển
Hàm lượng kẽm (Zn):
Hàm lượng kẽm trong nước biển có sự biến động rất lớn từ tháng 3/2000 đến tháng 7/2000, só với giới hạn cho phép của TCVN 5943 – 1995 đối với các khu vực khác là 0,1mg/l tỷ lệ % của hàm lượng Zn tháng 12/1998 chỉ là 65% giới hạn cho phép (GHCP) đến tháng 7/2000 đã vượt quá khoảng 2 lần (206,0% GHCP) (bảng 3).
Tuy nhiên đây là tình trạng chung của hàm lượng kẽm (Zn) tại đa số các vùng biển ven bờ của Việt Nam. Hàm lượng Zn trong nước biển vùng biển nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thường cao hơn mức giới hạn cho phép (Lê Thị Vinh và nnk, 2000).
Hàm lượng đồng (Cu):
Khu vực có hàm lượng Cu cao nhất là vùng ven bờ lạnh Trường - Sầm Sơn - Lạnh Ghép, HLTB tại các trạm dao động từ 0,0106 mg/l đến 0,0321 mg/l (bảng 3).
Hàm lượng chì (Pb):
So với TCVN: GHCP = 0,1 mg/l thì HLTB của Pb trong nước biển còn rất thấp (chỉ đạt từ 3,02% đến 8,5%) (bảng 3).
Hàm lượng Asen (As):
Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, quy định nồng độ giới hạn cho pháp của asen đối với nước biển nuôi thuỷ sản là 0,01mg/l và đối với các nục đích khác là 0,05mg/l. Hàm lượng asen còn dưới mức độ cho phép nhiều lần (bảng 3).
Hàm lượng cadmi (Cd):
Cadmi là nguyên tố có hàm lượng rất thấp trong nước biển. Tỷ lệ % của hàm lượng Cd cao nhất là 5,4% GHCP (bảng 3).
Hàm lượng thuỷ ngân (Hg):
Tuy còn ở muác độ cho phép, nhưng tỷ lệ % qua 2 chuyến khảo sát năm 2000 đã đạt đến 21,4 – 23,6 GHCP (bảng 3).
Bảng 3. Giá trị trung bình và tỷ lệ % so với giới hạn cho phép (GHCP) của kim loại nặng (mg/l)
Thời gian | 12/1998 | 6/1999 | 3/2000 | 7/2000 | ||||
Yếu tố | Trung bình | (%) | Trung bình | (%) | Trung bình | (%) | Trung bình | (%) |
Zn (GHCP:0.1) | 0,0650 | 65,0 | 0,0676 | 67,6 | 0,805 | 80,5 | 0,2060 | 206,0 |
Cu (GHVP:0.002) | 0,0086 | 43,0 | 0,0066 | 33,0 | 0,0088 | 44,0 | 0,0137 | 68,33 |
Pb (GHCP:0.1) | 0,0044 | 4,40 | 0,0051 | 5,10 | 0,0085 | 8,50 | 0,0030 | 3,02 |
As (GHCP:0.05) | 0,0018 | 3,60 | 0,0016 | 3,20 | 0,0025 | 5,00 | 0,0022 | 4,40 |
Cd (GHCP:0.01) | 0,000460 | 4,60 | 0,000520 | 5,20 | 0,000415 | 4,15 | 0,00054 | 5,40 |
Hg (GHCP:0.01) | 0,000210 | 2,10 | 0,000270 | 2,70 | 0,002140 | 21,40 | 0,002362 | 23,62 |
4. Hàm lượng dầu tầng mặt
Hàm lượng dầu trong nước biển tăng liên tục từ tháng 12/1998 tới nay (12/1998 là 0,0655 mg/l; tháng 6/1999 là 0,0998 mg/l; tháng 3/2000 là o,148 mg/l). Nếu áp dụng với tiêu chuẩn nuôi thuỷ sản (GHCP = 1,0 mg/l)thì đã có tới 50% số mẫu vượt quá GHCP từ 114 – 360% (với hàm lượng từ 1,14 – 3,6 mg/l) (bảng 4).
Bảng 4. Hàm lượng dầu tầng mạt và tỷ lệ % so với GHVP
Thời gian | 12/1998 | 6/1999 | 3/2000 | 7/2000 | ||||
GHCP:5 mg/l | Hàm lượng | Tỷ lệ % | Hàm lượng | Tỷ lệ % | Hàm lượng | Tỷ lệ % | Hàm lượng | Tỷ lệ % |
Trung bình | 0,066 | 1,31 | 0,098 | 1,955 | 0,148 | 2,955 | 1,2159 | 24,3 |
Lớn nhất | 0,150 | 3,00 | 0,142 | 2,84 | 0,290 | 5,8 | 3,6000 | 72,0 |
Nhỏ nhất | 0,001 | 0,02 | 0,052 | 1,04 | 0,080 | 1,6 | 0,2100 | 4,2 |
Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Tiến Cảnh, Mai Hữu Thạch, Nguyễn Quốc Lập và ctv
Trích bài: "Điều kiện môi trường và nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Thanh Hoá". Trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển", Tập 2 - 2001. Download
Từ khóa » Nồng độ Muối Trong Nước Biển Việt Nam
-
Độ Mặn Của Nước Biển Việt Nam Là Bao Nhiêu?
-
Độ Mặn Trong Nước Biển Của Việt Nam Dao động Là Bao Nhiêu?
-
Bạn Có Biết độ Mặn Của Nước Biển Việt Nam Là Bao Nhiêu? - IMALL
-
Nước Biển – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biển Nào Mặn Nhất, Nhạt Nhất Thế Giới? - Tuổi Trẻ Online
-
Độ Mặn Trung Bình Của Biển Đông Khoảng Bao Nhiêu? - Wepar
-
(PDF) PHÂN BỐ NỒNG ĐỘ MUỐI DINH DƯỠNG TẠI VÙNG BIỂN ...
-
Tại Sao Nước Biển Lại Mặn? Độ Mặn TB Của Nước Biển Đông - GiaiNgo
-
ĐỘ MẶN – THÔNG SỐ QUAN TRỌNG TRONG BỂ CÁ NƯỚC MẶN
-
Nước Biển
-
[PDF] đánh Giá Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Và Biển Ven
-
Độ Mặn Của Nước Biển Là Gì? Thiết Bị đo Lường độ Mặn Hiệu Quả
-
Độ Mặn Của Nước Biển Việt Nam Là Bao Nhiêu?