Chất Lượng Tôm Sú Giống Moana Trong Ao Nuôi Tôm Thịt

Con giống là nền tảng

Trong giai đoạn tháng 10 – 11/2012, Công ty Moana Ninh Thuận đã tiến hành điều tra đánh giá chất lượng tôm giống tại 197 ao nuôi tôm thuộc 4 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phân tích, nội dung được thảo luận xoay quanh vấn đề về nhân tố đầu vào: nguồn tôm giống được sản xuất từ tôm bố mẹ gồm: MOANA – tôm bố mẹ Moana sạch mầm bệnh (SPF), gia hóa và cải tiến di truyền; MOZAM – tôm bố mẹ ngoại sinh từ vùng biển châu Phi (Mozambique); ĐỊA PHƯƠNG – tôm bố mẹ hoang dã bản địa); tôm giống; nước ao nuôi; thức ăn và phương pháp cho ăn, bệnh học, các yếu tố kinh tế.

Tôm bố mẹ gia hóa tại Công ty MOANA – Ảnh: Anh Tùng

Kết quả sẽ được xác định trên các nhân tố năng suất, tỷ lệ sống khi thu hoạch Tăng trưởng trung bình hằng ngày – ADG, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn – FCR, chi phí cho mỗi ha/vụ, lợi nhuận cho mỗi ha/vụ, hiệu quả đầu tư.

Các nhân tố khác (có thể là tổng hợp của một số yếu tố tác động) cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra. Ví dụ như nhân tố “tỉnh” có thể bao gồm nhiều nhân tố như độ mặn, đặc điểm ao, kinh nghiệm người nuôi tôm… Ngoài ra, tác động giữa các nhân tố hoặc tương quan giữa các kết quả cũng được xem xét. Những dữ liệu thu thập trong đợt khảo sát được phân tích thống kê để giải thích mối liên hệ giữa nhân tố và kết quả. Mục tiêu là đề xuất một quy trình nuôi hiệu quả nhất nhằm tối đa lợi nhuận đầu tư cho người nuôi. (Trong bài này, chỉ có nhân tố “nguồn tôm giống’ được trình bày).

Nội dung khảo sát gồm các nhân tố (hình chữ nhật) và kết quả (hình tròn)

Kết quả

Ảnh hưởng của nguồn giống tôm

Thiết lập dữ liệu: Có vài điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu để có thể so sánh kết quả ao nuôi từ các nguồn tôm giống khác nhau

Bảng 1: Mật độ thả tôm giống (PL/m2) của 3 nhóm ao nuôi thịt với nguồn tôm giống khác nhau

Mật độ thả: Bộ dữ liệu khảo sát gồm số liệu của 197 ao, tuy nhiên có nhiều ao được thả với mật độ cao (như 97 con/m2 – tôm ĐỊA PHƯƠNG). Vì mật độ là một nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc so sánh kết quả giữa 3 nguồn giống, nên có 20 ao với mật độ trên 55 con/m2 bị loại bỏ. Như vậy, chỉ còn số liệu của 177 ao được phân tích thống kê và mật độ trung bình của 3 nhóm ao nuôi là tương đương nhau (Bảng 1).

Bảng 2: Diện tích (m2) của 3 nhóm ao nuôi thịt với nguồn tôm giống khác nhau

Sinh trắc học

Bảng 3 trình bày các kết quả về sinh trắc học. Các ao thả tôm giống Moana có sự thể hiện tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với các ao thả tôm giống MOANA và địa phương ở các kết quả:

Bảng 3: Kết quả về sinh học của 3 nhóm ao thả các nguồn tôm giống khác nhau (177 ao)

– Thời gian nuôi đến thu hoạch (chỉ khác nhau có ý nghĩa thống kê của tôm Moana và tôm MOANA so với tôm địa phương).

– Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi ngày.

– Trọng lượng trung bình khi thu hoạch.

Các kết quả còn lại thì tương tự nhau giữa 3 nguồn tôm giống (Bảng 3):

– Năng suất.

– Tỷ lệ sống (chỉ dựa trên những ao thu hoạch thành công, đó là lý do không có sự khác biệt đáng kể).

– Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.

Phương pháp so sánh giá trị trung bình Tukey chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa MOANA và MOZAM về thời gian nuôi đến khi thu hoạch. Do đó, mối tương quan giữa trọng lượng cơ thể trung bình (ABW) và thời gian nuôi đến khi thu hoạch (DOC) được trình bày trong hình dưới. Cho thấy tôm giống Moana lớn nhanh hơn và đạt trung bình 35g trong 4 tháng nuôi, trong khi tôm giống từ các nguồn bố mẹ khác cần thêm thời gian nuôi 50 – 60 ngày để đạt trọng lượng trên.

Sự tương quan giữa trọng lượng cá thể trung bình (ABW) với thời gian nuôi (DOC) đến thu hoạch (DOC) của 3 nguồn tôm giống

Kinh tế

Với sự thể hiện tốt hơn có ý nghĩa thống kê của DOC, ADG và ABWW, lợi nhuận của việc tôm sú giống Moana là tốt nhất so 2 nguồn tôm giống còn lại.

Các ao tôm Moana trong bảng dữ liệu có sự thể hiện vượt trội hơn (Bảng 4):

Bảng 4: Kết quả về kinh tế của các nhóm ao thả nguồn tôm giống khác nhau (177 ao) (I)

– Giá tôm tại ao cho mỗi kg.

– Hiệu quả đầu tư.

Các kết quả kinh tế khác (Bảng 5): Doanh thu và chi phí

Bảng 5: Kết quả về kinh tế của các nhóm ao thả nguồn tôm giống khác nhau (177 ao) (II)

– Các nhóm thả tôm giống Moana đạt doanh thu bình quân cao hơn so hai nhóm còn lại, nhưng khác biệt không đáng kể.

– Chi phí bình quân khi thả tôm giống Moana cao hơn nhưng khác biệt không đáng kể so với hai nguồn tôm khác.

>> Tôm giống Moana thể hiện sinh trắc học vượt trội hơn hai nguồn khác trong khảo sát này, tăng trưởng nhanh hơn, giúp rút ngắn thời gian nuôi, giảm nguy cơ rủi ro. Đồng nghĩa với đó là tôm giống Moana sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người nuôi, hiệu quả đầu tư cao hơn.

Từ khóa » Tôm Sú Giống Moana