Chất Nào Sau đây Phản ứng được Với H2SO4 Loãng

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đâyDung dịch H2SO4 loãng phản ứng được vớiNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chất nào sau đây phản ứng được với H2SO4 loãng

  • Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
  • Tính chất hóa học của H2SO4 loãng
    • 1. Axit H2SO4 loãng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
    • 2. Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại
    • 3. Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ
    • 4. Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ
    • 5. Axit sunfuric loãng tác dụng với muối
  • Câu hỏi vận dụng liên quan 

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng để có thể hoàn thành câu hỏi một cách tốt nhất.

Axit sulfuric còn được gọi là vitriol là một loại acid vô cơ gồm các nguyên tố lưu huỳnh, oxy và hydro, có công thức phân tử H2S04.

Tồn tại dưới dạng chất lỏng không màu, không mùi và sánh, hòa tan trong nước, trong một phản ứng tỏa nhiệt cao. Tính ăn mòn của nó có thể được quy định chủ yếu là có tính acid mạnh và nếu ở nồng độ cao, có tính chất khử nước và oxy hóa. Nó cũng hút ẩm, dễ dàng hấp thụ hơi nước từ không khí. H2SO4 có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng và thậm chí bỏng nhiệt thứ cấp khi tiếp xúc trực tiếp; nó rất nguy hiểm ngày cả ở nồng độ vừa phải.

Là một hóa chất công nghiệp rất quan trọng và sản lượng acid sulfuric của một quốc gia là một chỉ số tốt về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Nó được sản xuất rộng rãi với các phương pháp khác nhau như quy trình tiếp xúc, quy trình acid sulfuric ướt, quy trình buồng chì và một số phương pháp khác.

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây

A. Al2O3, Ba(OH)2, Cu.

B .CuO, NaCl, CuS.

C. FeCl3, MgO, Ag.

D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

A. Sai vì Cu không phản ứng.

B. Sai vì CuS không phản ứng.

C Sai vì FeCl3 và Ag không phản ứng.

D Đúng. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Phương trình phản ứng xảy ra

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S↑

Đáp án D

A Sai vì Ag không phản ứng.

B Sai vì CuS không phản ứng.

C Sai vì NaCl và CuS không phản ứng.

Tính chất hóa học của H2SO4 loãng

1. Axit H2SO4 loãng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

2. Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại

Axit sunfuric loãng có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Tác dụng với kim loại (Al, Fe, Zn, Mg,…) → muối sunfat + khí hidro

Thí dụ: 

Zn+ H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

3. Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ

Tác dụng với bazơ → muối sunfat + nước

Thí dụ: 

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

4. Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ

Tác dụng với oxit bazơ → muối sunfat + nước

Thí dụ

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

5. Axit sunfuric loãng tác dụng với muối

Tác dụng với muối → muối (mới) + axit (mới)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

H2SO4 + K2CO3 → K2SO4 + CO2 + H2O

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là (trong điều kiện thích hợp)

A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.

B. H2SO4 + Fe(OH)2→ FeSO4 + 2H2O.

C. 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + 2CO2 + 4H2O

D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Xem đáp ánĐáp án B

Dung dịch H2SO4 loãng là phản ứng thể hiện tính axit (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối), kim loại không thể từ số oxi hóa thấp lên số oxi hóa cao nhất.

+ Loại A vì H2SO4 loãng không tác dụng với phi kim

+ Loại C, D vì ta thấy Fe từ số oxi hóa 0 và +2 lên số oxi hóa +3 => Không thể là H2SO4 loãng

Phương trình thể hiện H2SO4 loãng là

H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.

Câu 2. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.

B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.

C. BaCO3, Cu, Al(OH)3, ZnO, Al.

D. Cu(OH)2, BaCO3, CuS, Al, Fe2O3.

Xem đáp ánĐáp án B

A Sai vì NaCl không phản ứng

C Sai vì có Cu không phản ứng

D. Sai vì có CuS không tan trong axit

Đáp án B: Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.

Fe(OH)2 + H2SO4 → 2H2O + FeSO4

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

Câu 3. Chỉ sử dụng một hóa chất duy nhất để nhận biết các mẫu mất nhãn riêng rẽ sau: K2S, K2CO3, Ba(NO3)2, Na2SO3, NaCl. Hóa chất đó là:

A. dung dịch NaOH

B. Dung dịch AgNO3

C. dung dịch H2SO4

D. dung dịch HCl

Xem đáp ánĐáp án C

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl

Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là K2S

K2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑

Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O

Câu 4. Cho các dung dịch sau: NaHSO4, AlCl3, K2SO4, K2S, Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Xem đáp ánĐáp án B

+ NaHSO4 có khả năng phân li H+ ⟹ MT axit ⟹ pH < 7.

+ AlCl3 là muối của bazơ yếu Al(OH)3 và axit mạnh HCl ⟹ MT axit ⟹ pH < 7.

+ K2SO4 là muối của bazơ mạnh KOH và axit mạnh H2SO4 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.

+ K2S là muối của bazo mạnh KOH và axit yếu H2S ⟹ MT kiềm ⟹ pH > 7.

+ Ba(NO3)2 là muối của bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HNO3 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.

Câu 5. Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:

K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3

A. AgNO3

B. BaCl2

C. HCl

D. NaOH

Xem đáp ánĐáp án D

Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.

Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là (NH4)2SO4

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là MgSO4:

MgSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Mg(OH)2

Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là Al2(SO4)3

6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là FeCl3:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra là K2CO3.

Câu 6. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Ba(NO3)2, Zn(NO3)2, HCl, CO2, K2CO3.

B. Zn(NO3)2, HCl, BaCO3, KHCO3,K2CO3.

C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.

D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.

Xem đáp ánĐáp án D

Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là: NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.

Phương trình phản ứng minh họa xảy ra

NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2 NaOH

CO 2 + Ba(OH) 2 → BaCO 3 ↓ + H2O

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

Ba(OH) 2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

Câu 7. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:

A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.

B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

Xem đáp ánĐáp án C

Cr2O72− + H2O ⇆ 2CrO42− + 2H+

(Da cam) (vàng)

Thêm H2SO4 → [H+] tăng → cân bằng chuyển dịch sang trái → dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Từ khóa » Với H2so4 Loãng