Chất Nào Sau đây Tham Gia Phản ứng Tráng Bạc

Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạcChất tham gia phản ứng tráng bạc làNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng gương

  • Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
  • Câu hỏi vận dụng liên quan 

Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Chất tham gia phản ứng tráng bạc là. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

  • Phản ứng tráng gương của glucozơ
  • Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng tạo thành Ag là
  • Phản ứng tráng gương là gì? Các chất tham gia phản ứng tráng gương
  • Phản ứng tráng gương của Anđehit

Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

A. CH3CHO

B. C2H5OH

C. CH3COOH

D. C2H6

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Chất tham gia phản ứng tráng bạc là CH3CHO

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓

Đáp án A

Các chất tham gia phản ứng tráng bạc (tráng gương) là hợp chất có nhóm chức -CH=O trong phân tử ví dụ như các anđehit, glucozơ, ngoài ra còn có fructozơ (vì trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ), axit fomic và các este của axit fomic.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Saccarozơ.

B. Tinh bột.

C. Xenlulozơ

D. Glucozơ.

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 .

Câu 2. Cho các nhận định sau:

(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.

(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.

(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là:

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Xem đáp ánĐáp án A

(a) Đúng:

CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3

(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).

⇒ (a) và (b ) đúng.

Câu 3. Cho các phát biểu sau:

(1) Có thể phân biệt axit fomic và anđehit fomic bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

(2) Tất cả các peptit đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.

(3) Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.

(4) Điều chế anđehit axetic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa etilen.

(5) Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu dung dịch nước Br2.

(6) Tách H2O từ etanol dùng điều chế etilen trong công nghiệp.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 5

Xem đáp ánĐáp án C

Phát biểu (1) sai vì cả axit fomic và anđehit fomic đều có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa Ag.

Phát biểu (2) sai vì chỉ có tripeptit trở lên mới phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.

Phát biểu (3) sai vì amilozơ và amilopectin không là đồng phân của nhau (số lượng mắt xích khác nhau).

Phát biểu (4) đúng vì 2C2H4 + O2 → 2CH3CHO

Phát biểu (5) sai vì chỉ có glucozơ làm mất màu dung dịch nước Br2.

Phát biểu (6) sai vì tách H2O từ etanol dùng điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.

Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng.

Câu 4. Hiện tượng khi cho anđehit fomic vào dung dịch chứa AgNO3 trong NH3 là:

A. Tạo kết tủa màu trắng xám bám lên thành ống nghiệm

B. Tạo đồng thời kết tủa trắng và sủi bọt khí không màu

C. Có khí không màu thoát ra

D. Tạo kết tủa màu đen

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình phản ứng minh họa

HCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O→ HCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Hiện tượng là tạo kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.

Câu 5. Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở R phản ứng đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam R cần x mol H­2. Giá trị của x là:

A. 0,15

B. 0,05

C. 0,20

D. 0,10

Xem đáp ánĐáp án C

X đơn chức nhưng nAg = 3nX

=> X có nhóm CH≡C – đầu mạch

=> Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag

=> mkết tủa = 0,1.(R + 194) + 0,2.108 = 43,6

=> R = 26 (C2H2)

=> X là CH≡C – CH = CH – CHO (có tổng là 4π)

=>Thí nghiệm 2 : nX= 0,05 mol

=> nH2 = 4nX = 0,2 mol

Câu 6. Este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Xem đáp ánĐáp án A

Este có khả năng tráng bạc este là este của axit fomic=> este có dạng : HCOOR

HCOOCH2-CH=CH2

HCOOCH=CH-CH3 (có đồng phân cis - trans)

HCOOC(CH3)=CH2

Câu 7. Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X thu được ancol Y. Cho Y tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z. Biết X và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y là

A. CH3OH.

B. (CH3)2CHOH.

C. C2H5OH.

D. CH3CH2CH2OH

Xem đáp ánĐáp án D

X có CTPT C4H8O2 có độ bất bão hòa k = 1 → este no, đơn chức, mạch hở

X có phản ứng tráng bạc → X được tạo nên từ axit HCOOH

Y tác dụng với CuO thu được Z có phản ứng tráng bạc → Z là anđehit → Y là ancol bậc 1

Vậy CTCT X thỏa mãn là: HCOOCH2CH2CH3

→ ancol Y là: CH3CH2CH2OH

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;

(2) Saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;

(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;

(4) Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH tự do, nên hòa tan được Cu(OH)2.

(5) Amilozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.

(6) Xenlulozơ thể hiện tính chất của ancol khi phản ứng với HNO3 đặc có mặt chất xúc tác H2SO4 đặc.

Phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Xem đáp ánĐáp án D

Các trường hợp thỏa mãn: 1 - 2 - 3 - 6

Câu 9. Cho 200ml dung dịch glucozơ pứ hoàn toàn với dd AgNO3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch glucozơ đã dùng.

A. 0,25M

B. 0,05M

C. 1M

D. số khác

Xem đáp ánĐáp án A

nglucozo = 1/2 . nAg= 1/2.(10,8/108) = 0,05 mol

=> CM (glucozo) = 0,05/0,2 = 0,25 M

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Từ khóa » Phản ứng Tráng Bạc