Chất Nhũ Hóa Dùng Trong Bào Chế(phần 2)
Có thể bạn quan tâm
Các chất nhũ hóa thường dùng
1.Các chất nhũ hóa thiên nhiên
2.Các chất nhũ hóa tổng hợp và bán tổng hợp
a.Các chất diện hoạt(chất nhũ hóa thực sự)
-Đặc tính chung là chúng có khả năng hấp phụ lên bề mặt phân cách pha làm thay đổi tính phân cực của lớp bề mặt và làm giảm năng lượng bề mặt giữa 2 pha.
-Cấu tạo: là những hợp chất lưỡng thân,trong phân tử có cả các nhóm thân dầu và các nhóm thân nước. Hai phần này có thể liên kết trực tiếp với nhau(như kali oleat) hoặc tách riêng(như ether polypropylen glycol oxythylen hóa).Hai nhóm phân cực nằm ở 2 đầu, phần không phân cực nằm ở giữa.Ngoại lệ có distearat.
-Chỉ các chất có 2 phần này không cân bằng với nhau trong phân tử mới có khả năng làm giảm sức căng bề mặt các chất lỏng, các pha và giảm sức căng bề mặt phân cách pha.
-Phân loại gồm 4 phân nhóm
+Chất diện hoạt anion( xà phòng của kim loại hóa trị II và hóa trị III,…)
+Chất diện hoạt cation(Muối bậc 4 của amonium,…)
+Chất diện hoạt lưỡng tính
+Chất diện hoạt không ion hóa(Tween 20, span 20,…)
-Cân bằng dầu-nước (HLB) phản ánh mối tương quan giữa phần thân dầu và phần thân nước của một phân tử chất diện hoạt.
Giá trị HLB | Ứng dụng của chất diện hoạt |
3-6 | Chất nhũ hóa cho nhũ tương N/D |
7-9 | Chất gây thấm |
8-13 | Chất nhũ hóa cho nhũ tương D/N |
13-15 | Chất tẩy rửa |
15-18 | Chất hỗ trợ hòa ta |
HLB =7 chất không có tác dụng nhũ hóa.
-Dựa vào giá trị HLB của các chất nhũ hóa trong hỗn hợp các chất nhũ hóa cùng loại hay khác loại cũng như kiểu nhũ tương muốn điều chế , người ta xác định được tỷ lệ các hợp phần trong hỗn hợp khi biết tổng khối lượng cần thiết để nhũ hóa chúng.
-Chú ý HLB của chất diện hoạt không ion hóa không bị ảnh hưởng bởi các chất điện ly có trong môi trường.
b.Chất nhũ hóa ổn định
-Các polyoxyethylen glycol: dễ hòa tan trong nước,độ tan giảm khi trọng lượng phân tử tăng,dễ tan trong ether,cồn, cloroform. Ưu điểm là bền, không màu không mùi không tác dụng dược lý riêng ,không dễ bi tác dụng của vi khuẩn, không độc. Thường được dùng làm chất gây thấm, chất nhũ hóa, làm dung môi trong pha chế hỗn dịch, dung dịch và nhũ tương thuốc, tá dược.
-Các alcol polyvinylic:Tan trong nước,dung dịch trong nước có sức căng bề mặt thấp,pH gần trung tính và độ nhớt thay đổi theo nồng độ. Không có tác dụng dược lý riêng,mùi vị riêng không đáng kể. Thường dùng làm chất gây thấm,chất nhũ hóa trong chế hỗn dịch và nhũ tương thuốc tiêm,dùng ngoài hay uống. Các chất này có độ tinh khiết cao, hoàn toàn trơ về mặt hóa học, có thể diệt được vi khuẩn, thích hợp với niêm mạc mắt.
-Các dẫn xuất của cellulose(MC,CMC,…) Ưu điểm của chúng là tinh khiết, ít bị tác dụng của vi khuẩn,nấm mốc, bền trong môtj khoảng pH khá rộng,ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nên có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt. Chúng không làm giảm sức căng bề mặt nên chỉ dùng làm chất ổn định, tăng độ nhớt trong nhũ tương và hỗn dịch thuốc.
3.Các chất nhũ hóa thể rắn ở dạng hạt nhỏ
Kích thước tiểu phân bột phải bé hơn rất nhiều lần kích thước tiểu phân pha phân tán của nhũ tương thì chúng mới có tác dụng nhũ hóa.
Từ khóa » Chất Diện Hoạt Làm Gì
-
10 Ứng Dụng Của Chất Diện Hoạt Trong Mỹ Phẩm
-
Những điều Cần Biết Về Chất Diện Hoạt, ứng Dụng Của Nó
-
Các Chất Diện Hoạt (chất Nhũ Hoá Thực Sự)
-
Phương Pháp Hoà Tan Dùng Các Chất Diện Hoạt (chất Hoạt động Bề ...
-
Chất Nhũ Hóa Là Gì? - Nhà Thuốc Ngọc Anh
-
Chất Hoạt động Bề Mặt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chất Diện Hoạt Thường Dùng Làm Chất Nhũ Hóa Và Gây Thấm Vì Có Tác ...
-
Chất điện Giải: Định Nghĩa, Chức Năng Và Sự Mất Cân Bằng - Vinmec
-
Chất Diện Hoạt Thường Dùng Làm Chất Nhũ Hóa Và Gây ... - .vn
-
Tìm Hiểu Về Chất Hoạt động Bề Mặt
-
Bài Giảng Công Nghệ Chất Diện Hoạt Bề Mặt - Tài Liệu Text - 123doc
-
BÀO CHẾ 2 Flashcards - Quizlet