Chất Rắn Kết Tinh - Chất Rắn Vô định Hình

CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH

A)Tóm tắt lý thuyết:

1,Chất rắn kết tinh:

Có dạng hình học, có cấu trúc tinh thể.

a,Cấu trúc tinh thể:

-Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

b,Các đặc tính của chất rắn kết tinh:

-Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

Ví dụ: kim cương, than chì,…

-Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước. 

-Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

+Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim chi,…

+Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng.

Ví dụ: thỏi kim loại,…

c,Ứng dụng của các chất rắn kết tinh:

-Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính.

-Các kim loại như vàng, bạc, đồng,… dùng trong các bảng mạch điện tử của ngành công nghiệp hiện đại.

-Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau.

2,Chất rắn vô định hình:

-Chất rắn vô định hình: không có cấu trúc tinh thể, không có dạng hình học xác định.

Ví dụ: nhựa thông, hắc in,…

-Tính chất của chất rắn vô định hình:

+Có tính đẳng hướng.

+Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

-Các chất rắn vô định hình như thủy tinh, các loại nhựa, cao su,… đã được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau do có nhiều đặc tính rất quý (dễ tạo hình, không bị gỉ, không bị ăn mòn, giá thành rẻ,…)

B)Câu hỏi luyện tập:

Câu 1: Chất rắn là:

A.Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

B.Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

C.Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

D.Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên hình dạng riêng xác định.

Câu 2: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A.Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

B.Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.

C.Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.

D.Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Câu 3: Chất rắn kết tinh là:

A.Chất rắn có cấu trúc đơn tinh thể.

B.Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.

C.Chất rắn có cấu trúc đa tinh thể.

D.Chất rắn có cấu trúc tinh thể.

Câu 4: Chọn phương án đúng trong các phương án sau đây?

A.Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.

B.Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết tinh.

C.Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.

D.Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định thì chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

Câu 5: Chất rắn vô định hình:

A.Có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

B.Không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

C.Không có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc động đặc) xác định và có tính dị hướng.

D.Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng.

Câu 6: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:

A.Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.

B.Giống nhau ở điểm là cả hai loại chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C.Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.

D.Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.

Câu 7: Chọn phương án đúng trong các phương án sau đây:

A.Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.

B.Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.

C.Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch.

D.Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi là lỗ hổng.

Câu 8: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?

A.Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B.Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng.

C.Có cấu trúc mạng tinh thể.

D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 9: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình?

A.Băng phiến.                                                                      B.Thủy tinh.

C.Kim loại.                                                                            D.Hợp kim.

Câu 10: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:

A.Có tính dị hướng.

B.Có cấu trúc tinh thế.

C.Có hình dạng hình học xác định.

D.Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

Câu 11: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây?

A.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

B.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

D.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

Câu 12: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A.Hạt muối.                                                                      B.Viên kim cương.

C.Miếng thạch anh.                                                        D.Cốc thủy tinh.

Câu 13: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?

A.Có cấu trục tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B.Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C.Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D.Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 14: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?

A.Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B.Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C.Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D.Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 15: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây là sai?

A.Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

B.Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.

C.Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.

D.Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

Câu 16: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A.Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

B.Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.

C.Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.

D.Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Câu 17: Chất vô định hình có tích chất nào sau đây?

A.Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.

B.Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C.Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.

D.Chất vô định hình có tính dị hướng.

Câu 18: Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?

A.Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.

B.Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.

C.Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.

D.Trong 3 câu trên có 1 câu sai.

Câu 19: Tính chất nào là của chất đơn tinh thể?

A.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình:

A.không có cấu trúc tinh thể.

B.có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.

C.có tính đẳng hướng.

D.khi bị nung nóng chúng mền dần và chuyển sang lỏng.

Đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

D

B

A

A

D

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

D

A

C

A

C

C

A

B

 

 

Bài viết gợi ý:

1. Các nguyên lí của nhiệt động lực học

2. Nội năng và sự biến thiên nội năng

3. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

4. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác - lơ

5. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi - lơ - ma - ri - ôt

6. Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí

7. Cơ năng

Từ khóa » Ví Dụ Về Các Chất Rắn Kết Tinh