Chất Sử Thi Trong ''những đứa Con Trong Gia đình'' Và '' Rừng Xà Nu'' Có ...

- Rừng xà nu: Viết về người dân Xô Man ở Tây Nguyên kháng chiến chống Mỹ, nổi bật là người anh hùng Tnú.

- Những đứa con trong gia đình: Viết về một gia đình có truyền thống yêu nước ở Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ với hai đứa con là Chiến và Việt - hai chiến sĩ Cách mạng ưu tú.

- Tính sử thi được thể hiện ở trong cả hai tác phẩm này.

Tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu:

- Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ -> sự kiện trọng đại, mang tính sống còn của đất nước.

- Thể hiện trong hình ảnh cánh rừng xà nu - thiên nhiên hùng vĩ ( mở ra bằng hình ảnh "rừng xà nu nối nhau hút tận chân trời, kết lại cũng bằng hình ảnh ấy).

- Thể hiện trong hình ảnh người anh hùng Tnú: kết tinh phẩm chất cao đẹp:

+ Tnú là một người gan dạ, dũng cảm: từ bé làm liên lạc cho cán bộ, dù bị giặc đe dọa "giết bà Nhan, anh Xút" để thị uy. Băng rừng, vượt suối đi "băng băng như con cá kình".

+ Tnú là người yêu vợ thương con.

+ Tnú là chiến sĩ cách mang với tình yêu nước sâu sắc: không lo tính mạng mình, chỉ lo "ai sẽ là người lãnh đạo dân làng đánh giặc".

-> Tnú là kết tinh của cộng đồng, mang những phẩm chất cao đẹp nhất của cộng đồng.

- Giọng điệu kể chuyện vừa hào hùng, lại trang trọng, mang tính phóng đại (cụ Mết "tiếng nói ồ ồ, vang dội lồng ngực", tay như gọng kìm",...)

-> Rừng xà nu là một tác phẩm mang đậm tính sử thi.

d. Tính sử thi trong Những đứa con trong gia đình:

- Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, về một gia đình Nam Bộ có truyền thống Cách mạng.

- Thể hiện qua hình ảnh hai đứa con Việt và Chiến:

+ Chiến: Người chị gái - người con gái Nam Bộ vừa đảm đang, tháo vát lại yêu nước, căm thù giặc.

- Xin đi lính khi vừa đủ tuổi.

- Đảm đang, thay mẹ nuôi em khi mẹ mất.

- Lo lắng cho em, thu xếp cho gia đình trước khi ra đi (hình ảnh mang bàn thờ mẹ đi gửi...).

+ Việt: Người em trai thông minh, gan dạ.

- Xin đi lính dù chưa đủ tuổi để đi.

- Khi chiến đấu "bắn cháy xe bọc thép" bị thương "cả người đau nhức vì vết thương", vẫn luôn gan dạ, quyết tâm đánh kẻ thù.

- Thể hiện qua giọng văn mộc mạc nhưng trang trọng, hào hùng, đầy tự hào.

e. Kết luận chung:

- Cả hai tác phẩm đều được viết trên nền cảm hứng sử thi dào dạt.

- Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác, qua nhân vật, giọng văn.

Từ khóa » Tính Sử Thi Trong Rừng Xà Nu Và Những đứa Con Trong Gia đình