Chất Xơ – Wikipedia Tiếng Việt

Các loại rau quả, trái cây sẽ giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể

Chất xơ hay chất xơ thực phẩm hay thức ăn thô (roughage, ruffage), fiber trong tiếng Anh (Mỹ) hoặc fibre trong tiếng Anh (Anh), là phần khó tiêu hóa của thức ăn có nguồn gốc từ cây trồng ăn được, rau và nấm ăn được. Chất xơ gồm các phân tử cacbonhydrat (monosaccarit hoặc polisaccarit) và có hai thành phần chính:

  • Chất xơ hòa tan trong nước. Nó dễ dàng lên men trong ruột kết vào khí và các sản phẩm phụ hoạt động sinh lý, và có thể là tiền sinh học (prebiotic) và/hoặc nhớt. Xơ hòa tan có xu hướng làm chậm sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống.
  • Chất xơ không hòa tan trong nước. Nó có thể được trao đổi chất xơ và cung cấp trương nở (bulking) hoặc tiền sinh, chuyển hóa lên men trong ruột già. Sợi trương nở hấp thụ nước khi chúng di chuyển qua hệ tiêu hóa, làm dịu việc đại tiện.[1] Xơ không hòa tan lên men nhẹ thúc đẩy đi tiêu liên tục, mặc dù không đến mức sợi trương nở làm, nhưng chúng có thể dễ dàng lên men trong ruột kết thành khí và các sản phẩm phụ hoạt động sinh lý. Sợi không hòa tan có xu hướng đẩy nhanh sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống.

Các loại và nguồn chất xơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Dinh dưỡng Phụ gia thực phẩm Sự xuất hiện / Sự chuẩn bị
Các chất xơ không tan trong nước
β-glucans (một vài trong số đó là hòa tan trong nước)
Cellulose E 460 các loại ngũ cốc, quả, rau (trong tất cả các thực vật nói chung)
Chitin trong nấm, bộ khung ngoài của côn trùng và động vật giáp xác
Hemicellulose các loại ngũ cốc, các loại cám, gỗ, các loại đậu
   Hexose lúa mì, lúa mạch
   Pentose lúa mạch, yến mạch
Lignin các loại hạt của quả, rau (các sợi của garden bean), các loại ngũ cốc.
Xanthan E 415 sản phẩm với Xanthomonas-vi khuẩn từ các chất nền đường (trong hộp kính thí nghiệm)
Các chất xơ tan trong nước
Fructans thay thế hoặc bổ sung trong một số thực vật tỉ lệ tinh bột như lưu trữ carbohydrate
   Inulin trong các thực vật khác nhau, vd: cúc vu, chicory, vv.
Polyuronide
   Pectin E 440 trong vỏ quả (chủ yếu cùi trắng bưởi, các loại táo, mộc qua Kavkaz), rau
   Alginic acids (Alginates) E 400–E 407 trong tảo
      Natriumalginat E 401
      Kaliumalginat E 402
      Ammoniumalginat E 403
      Calciumalginat E 404
      Propylenglycolalginat (PGA) E 405
      agar E 406
      carrageen E 407 tảo đỏ
Raffinose các loại đậu
Xylose monosacharide, pentose
Polydextrose E 1200 synthetic polymer, ca. 1kcal/g
Lactulose synthetic disaccharide

Vai trò với sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết thức ăn có nhiều chất xơ cũng rất tốt cho bạn vì nhiều lý do khác. Ví dụ, ăn trái cây, rau xanh và ngũ cốc, chúng giàu chất xơ nhưng cũng giàu vitamin và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nói cách khác, nếu bạn dùng một bữa ăn giàu chất xơ, không chỉ bạn bảo vệ được sức khỏe của bạn bằng chất xơ ăn vào mà còn bởi vì bạn hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Chống táo bón

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở trong ruột, chất xơ không tan trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống lại táo bón rất tốt. Ăn nhiều chất xơ loại này rất cần uống đủ nước.

Bớt viêm ruột

[sửa | sửa mã nguồn]

Sợi xơ không tan làm giảm áp lực trong ruột bằng cách kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn.

Ngừa ung thư

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ung thư ruột già: Tăng lượng chất xơ khiến cho tốc độ thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, do vậy làm giảm thời gian những chất độc (tác nhân gây ung thư) tiếp xúc với ruột và hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi khuẩn trong ruột.
  • Ung thư vú: Chất xơ không hòa tan trong nước làm giảm estrogen trong máu, do vậy chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Trị béo phì

[sửa | sửa mã nguồn]

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp kiểm soát một cách rõ rệt cân nặng của bản thân. Chất xơ trong cơ thể làm bạn no mà không cần thêm calo (calo của sợi không được hấp thu vào cơ thể) – điều này có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa thừa cân, béo phì.

Bệnh tim mạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm có nhiều chất xơ tan được có thể làm giảm cholesterol máu bằng cách làm axít mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi bớt cholesterol máu. Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có biến chứng vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL từ đó giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch như Mỡ máu, Bệnh tim mạch vành, Xơ vữa động mạch

Chữa tiểu đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ăn nhiều chất xơ tan trong nước trong bữa ăn có tinh bột (ngũ cốc) giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30% nên đường máu sau ăn không tăng nhanh (ổn định đường huyết). Điều đó cho phép bệnh nhân dùng ít thuốc chữa tiểu đường hơn. Người bị tiểu đường ăn nhiều chất xơ sẽ có khuynh hướng cần ít hơn insulin so với những người ăn ít chất xơ hơn.

Nhu cầu hằng ngày

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chuyên gia khuyến cáo ăn 25-30g chất xơ/ngày hay ăn 12g chất xơ cho 1.000 calo ăn vào. Hầu hết chúng ta chỉ ăn khoảng 10g chất xơ/ngày. Trẻ em ăn lượng chất xơ tùy theo tuổi, có thể tính một cách đơn giản theo công thức: tuổi + 5 = số g chất xơ cần ăn. Ví dụ trẻ 8 tuổi cần 8 + 5 = 13g chất xơ/ngày. Hầu hết các nhà dinh dưỡng học nói rằng tỉ lệ của chất xơ không tan được trên chất xơ tan được nên là 25% đến 75%, hoặc 3 phần chất xơ không tan trên một phần chất xơ tan được. Vì hầu hết thực phẩm chứa lượng chất xơ cao thường có cả hai loại, nên không cần thiết phải quá cẩn thận phân chia rạch ròi hai loại. Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên hơn chất xơ chế biến, vì chất xơ trong thiên nhiên có hai loại tan trong nước và không tan trong nước. Lưu ý: Nếu thêm quá nhiều chất xơ và quá nhanh sẽ gặp một số biến chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy sôi bụng. Những biểu hiện này không trầm trọng và sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Nên uống nhiều nước vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chất dinh dưỡng
  • Chất dinh dưỡng thiết yếu
  • Danh sách chất dinh dưỡng đa lượng
  • Danh sách chất dinh dưỡng vi lượng
  • Các phytochemical trong thực phẩm
  • Suy dinh dưỡng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dietary Reference Intakes for Energy, Carbohydrate, fiber, Fat, Fatty Acids, Cholesterol, Protein, and Amino Acids (Macronutrients) (2005), Chapter 7: Dietary, Functional and Total fiber” (PDF). US Department of Agriculture, National Agricultural Library and National Academy of Sciences, Institute of Medicine, Food and Nutrition Board. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chất xơ.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chất xơ và vai trò của chất xơ đối với con người Lưu trữ 2012-04-07 tại Wayback Machine

Từ khóa » Hàm Lượng Xơ Thô Là Gì