Châu Âu Vẫn Là Một Siêu Cường - EEAS
Có thể bạn quan tâm
Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy)
TextVà sẽ vẫn là như vậy trong nhiều thập kỷ nữa.
Bài của Andrew Moravcsik
13 tháng 4 năm 2017
Sáu mươi năm sau sự ra đời của Hiệp ước Rome, nhiều người cho rằng châu Âu không còn có ảnh hưởng lớn trong chính trị toàn cầu. Các học thuyết phổ biến cho rằng chính trị thế giới ngày nay là đơn cực, với Hoa Lỳ là siêu cường duy nhất.
Hay có lẽ nó là đa cực, với Trung Quốc, Ấn Độ và phần còn lại đang nổi lên để thách thức các sức mạnh phương Tây. Theo cách nào thì vai trò của châu Âu cũng là thứ cấp-và đang đi xuống. Người ta còn nói Liên minh châu Âu là quá yếu để có thể làm ngơ sự trỗi dậy của Nga, di cư hàng loạt và sự nổi dậy của cánh tả, kế hoạch ra đi của Anh, tăng trưởng chậm và chi tiêu quốc phòng èo ọt.
Tất nhiên, không khó để phát hiện ra những dấu hiệu xáo trộn. Châu Âu ngày nay trông bề bộn và các thể chế và chính sách của nó là chưa hoàn hảo. Một số sự đe doạ mà EU đang đương đầu là có thực: ví dụ như tăng trưởng chậm và các biện pháp khắc khổ trong khu vực đồng Euro. Các vấn đề khác bao gồm chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và di cư thì ít như vậy hơn vì những lý do mà tôi sẽ nói tại phần kết.
Dù có sự ngoa dụ và cuồng nộ, một điểm cơ bản đã bị bỏ qua. Châu Âu ngày nay là một siêu cường thực sự và sẽ rất có khả năng vẫn là một siêu cừơng trong nhiều thập kỷ nữa. Khách quan nhất mà nói, châu Âu không thách thức hay vượt qua Hoa Kỳ và Trung Quốc về khả năng triển khai đầy đủ sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế hay sức mạnh mềm toàn cầu. Châu Âu kiên định triển khai quân đội nội khối và ngay bên ngoài khu vực kế cận của mình. Châu Âu vận dụng sức mạnh kinh tế với kỹ năng và sự thành công không nước nào hay khu vực nào sánh được. Và khả năng của nó trong việc sử dụng "quyền lực mềm" để thuyết phục các nước khác thay đổi hành vi của họ là độc nhất vô nhị.
Nếu một siêu cường là một định chế chính trị có khả năng thể hiện sức mạnh quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm xuyên lục địa với một cơ hội thành công tương đối, thì chắc chắn châu Âu đạt yêu cầu. Hơn nữa, sức mạnh của nó rất có khả năng sẽ được duy trì trong ít nhất một thế hệ nữa dù hậu quả của các khủng hoảng hiện thời có như thế nào đi chăng nữa. Nói tóm lại, châu Âu là "siêu cường vô hình" trong chính trị thế giới hiện đại. Và đây là lý do tại sao.
Tại sao châu Âu phải được coi là một khối thống nhất
Trước khi nói về tài sản cụ thể về quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm của châu Âu, hãy xoá bỏ niềm tin gần như mang tính toàn cầu rằng châu Âu không đủ tập trung để hành động như một siêu cường. Châu Âu không phải là một nhà nước có chủ quyền. Nhưng trong thực tế, nói chung nó hành động như một sức mạnh duy nhất trong chính trị thế giới.
Chúng ta liều lĩnh làm ngơ sự đoàn kết của châu Âu. Hầu hết các nhà quan sát đã phân tích về châu Âu như là 28 nước tách biệt-mặc dù làm vậy là vô nghĩa về địa chính trị. Để hiểu lý do tại sao, hãy xem xét một ví dụ gần đây: Sự lựa chọn chính sách ngoại giao của Nga sau khi nước này xâm lược Ukraine đã kích hoạt sự trừng phạt của phương Tây. Nhiều người dự đoán rằng sức mạnh kinh tế đang lên của Trung quốc có nghĩa là chắc chắn Nga sẽ nghiêng về Trung Quốc. Tháng 7 năm 2015, nhiều tờ báo lớn Á-Âu đăng một câu chuyện giống nhau (lúc đầu do Hãng Thông tấn Pháp đăng) nói rằng "Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga vì Nga hướng về phương Đông, tìm kiếm thị trường tại châu Á trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây".
Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhanh chóng khám phá ra sự vô ích của việc quay trục sang châu Á. Trong khi theo lý thuyết thì Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nga-nhưng chỉ chiếm 14% tổng thương mại của Nga. Chỉ 3 nước châu Âu là Đức, Ý và Hà Lan gộp lại đã chiếm hơn 20% và nếu cả châu Âu thì chiếm hơn một nửa thương mại của Nga. Không có sự tăng lên thực tế nào trong thương mại với Trung Quốc có thể hoán đổi được sự thống trị về kinh tế của châu Âu.
Hướng đi của thương mại Nga
Đối tác thương mại của Nga Tỷ trọng thương mại của Nga
EU/châu Âu 50
Phần còn lại của châu Âu 10
Trung Quốc 14
Hoa Kỳ 4
Phần còn lại của thế giới 21
Nguồn: Eurostat/IMF/World Bank
Thật là ngây thơ về mặt địa chính trị khi nghĩ rằng châu Âu bị mất đoàn kết. Mặc dù luật của EU không áp đặt nghĩa vụ pháp lý đối với việc thực thi các lệnh trừng phạt, nhưng châu Âu đã hành động và chi trả hơn 90% chi phí về hành động chính sách của phương tây đối với Nga. Sức mạnh và sự đoàn kết châu Âu là chất keo gắn kết chính sách này của phương Tây trong hai năm vừa qua.
Đây chỉ là một ví dụ về cách mà châu Âu, mặc dù có sự phân tán, thể hiện sức mạnh trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với ảnh hưởng toàn cầu. Chắc chắn rằng, các chính phủ châu âu thường bất đồng với nhau, nhiều khi là gay gắt và công khai. Nhưng phối hợp chính sách chính thức và phi chính thức cho phép các chính phủ châu Âu hành động như một khối để gây ảnh hưởng trên thế giới. Ba hình thức của điều phối châu Âu có tầm quan trọng sống còn: chính sách chung của EU, điều phối và hội tụ chính sách ngầm.
Trước hết, các nước thành viên EU thường có một nghĩa vụ chính thức trong hợp tác. Các chính phủ nói chung có trách nhiệm phải hành động cùng nhau trên danh nghĩa EU về thương mại, chính sách, môi trường, tiền tệ, chính sách láng giềng, phát triển, mở rộng EU, việc đi lại tự do của con người và kiểm soát biên giới. Khi có bất đồng nghiêm trọng, các nước thường giải quyết bằng cách vắng mặt mang tính xây dựng (constructive abstention), trong đó một số chính phủ để sang một bên các quan ngại của riêng họ và cho phép EU thực thi quyền lực tập thể của nó trong các lính vực có tầm quan trọng lớn lao đối với các nước khác.
Thứ hai, kể cả khi luật pháp của EU không chính thức uỷ thác sự thống nhất, các chính phủ châu Âu thường hình thành "các liên minh thiện chí" (coalition of the willing). Sau 60 năm, châu Âu đã duy trì được một mạng lưới lục địa về các quy phạm, thủ tục và thể chế lặng lẽ khuyễn khích điều phối chính sách. Cách chính sách ngoại giao và phòng vệ châu Âu minh hoạ cách hoạt động của hệ thống đoàn kết tự nguyện này. Các nước thành viên có chính sách ngoại giao chung và có thể được thực hiện bởi Đại diện Cấp cao của EU và cơ quan ngoại giao chung hoặc bởi các liên minh chính phủ quốc gia theo cách tự hành động. Các chính phủ EU điều phối các quan điểm quốc gia tại các tổ chức quốc tế bao gồm tại Liên hiệp Quốc. Không phải tất cả các chính phủ cần phải tham gia để đảm bảo sự thành công của các hành động này. Một lần nữa, vắng mặt mang tính xây dựng cho phép các chính phủ ra tín hiệu về sự bất đồng về nguyên tắc với các quyết định trong thực thế là vẫn tiếp tục được tiến hành, như đã từng xảy ra, ví dụ như các quyết định gần đây liên quan tới Cộng hoà Nam Tư cũ và Libya, hay những nỗ lực gần đây nhằm giảm người di cư khu vực Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, dưới hình thức này hay hình thức khác,
các chính phủ châu Âu đã tiến hành hàng chục hoạt động
quân sự chung kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Sự phối hợp này mở rộng sang các hoạt động quân sự tập thể của châu Âu. Trong khi không có nghĩa vụ chính thức, các phái bộ thường thiếu một sự phê chuẩn chính thức của EU và sự tham gia chỉ giới hạn đối với những người muốn tham gia. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, các chính phủ châu Âu đã đưa ra hàng chục hoạt động quân sự chung kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Những bế tắc như đối với Chiến tranh Iraq năm 2003, khi chính phủ các nước châu Âu bất đồng mạnh mẽ rằng họ đang theo đuổi chính sách đối lập về một vấn đề toàn cầu nổi cộm, là cực kỳ hiếm.
Thứ ba, ngay cả khi EU không uỷ thác hay phối hợp trong một phản ứng chính sách, các bộ luật quốc gia, chiến lược và quyền lợi hội tụ của các nước châu Âu thường sẽ tạo ra các chính sách tương thích và củng cố lẫn nhau. Các chính phủ châu Âu có quy chế thành viên tại các thể chế quốc tế và các nghĩa vụ pháp lý chồng lắp. Hầu như tất cả đều là thành viên NATO, có nghĩa là họ tiến hành lập kế hoạch và đào tạo chung và chấp nhận các nghĩa vụ bảo vệ tập thể. Các quốc gia này cùng tuân thủ các hiệp ước về tị nạn, nhân quyền, môi trường, phát triển và nhiều hình thức hợp tác của UN. Tất cả đều thân thiện với Hoa Kỳ. Họ chia sẻ các đại sứ quán. Trong lĩnh vực quyền lực mềm, khả năng của châu Âu về đào tạo sinh viên nước ngoài, đặt ra các tiêu chuẩn hiến pháp toàn cầu và thu được những thành tựu về thể thao trên toàn thế giới góp phần tạo ra ảnh hưởng chung của châu Âu trên thế giới – cả khi nếu EU công khai điều phối một chút.
Ở cấp độ cơ bản hơn, tất cả các nước châu Âu đều dân chủ và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, và họ chia sẻ các biên giới hầu như không bị tranh chấp (thực ra thường là vô hình). Do đó họ cùng tồn tại mà không gây ra bất kỳ mối đe dọa nhân mạng nào với nhau. Với ngoại lệ rất khó có thể xảy ra về một cuộc tấn công của Nga vào NATO, họ không phải đối mặt với những đe dọa an ninh tức thì như vậy từ các cường quốc khác. Môi trường tương đối ôn hòa này mang lại cho người châu Âu điều kiện tập trung ảnh hưởng địa chính trị vào các vấn đề khác xa hơn. Điều này khác hẳn với tình hình Trung Quốc, nước này cần phải chuẩn bị cho xung đột quân sự tiềm ẩn với hầu hết các nước láng giềng khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Philippines và các quốc gia Nam và Đông Nam Á khác, chưa kể Hoa Kỳ - và dự phòng quân đội của mình để duy trì trật tự trong nước.
Vì những lý do này, chúng ta nên công nhận châu Âu là một siêu cường duy nhất trong việc thể hiện sức mạnh quân sự, kinh tế, hay sức mạnh mềm - dù nó có hành động chính thức như một thực thể hay không.
Sức mạnh quân sự của châu Âu
Hãy bắt đầu bằng sức mạnh quân sự "cứng". Mặc dù khả năng của châu Âu trong việc thể hiện vũ lực cưỡng chế buộc người khác phải chấp nhận các yêu sách chính trị không bằng Hoa Kỳ, nhưng châu Âu năng động và có năng lực hơn bất kỳ sức mạnh toàn cầu nào khác. Câu mà mọi người hay nói rằng "người Hoa Kỳ đến từ sao Hỏa và người châu Âu đến từ sao Kim" là một âm thanh tuyệt vời nhưng lại là một phân tích chính sách sai lệch.
Điểm khởi đầu thông thường để đo khả năng quân sự là số tiền mà mỗi quốc gia chi tiêu cho phòng vệ. Về điểm số này, Hoa Kỳ, chiếm hơn 40% chi tiêu quân sự toàn cầu, đứng đầu danh sách này. Sau đó, hầu hết các nhà phân tích đều liệt kê Trung Quốc, với mức chi tiêu cao thứ hai và hơn 2 triệu binh sĩ thường trực, tiếp theo là Nga, Ả-rập Sau-đi, Anh, Ấn Độ, Nhật, Pháp, Đức và Hàn Quốc.
Ở đây một lần nữa sự thất bại trong việc kết hợp châu Âu che khuất tầm nhìn địa chính trị của chúng ta. Nếu chúng ta kết hợp các hoạt động quân sự của châu Âu, thì nó xếp thứ hai. Chi tiêu quân sự của châu Âu chiếm từ 15 đến 16% của tổng số chi tiêu quân sự toàn cầu. Trung Quốc đứng thứ ba, với dưới 10 phần trăm, và Nga chi tiêu ít hơn 7 phần trăm, không bằng một nửa so với châu Âu.
Chi tiêu quân sự danh nghĩa (2016)
Nước Tỷ trọng toàn cầu
Hoa Kỳ 40.1EU/Châu Âu 15.4-16.5Trung Quốc 9.7Nga 6.7
Nguồn: The Military Balance 2017, IISS
Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, chi tiêu quân sự hằng năm của Trung Quốc (hoặc có thể là của các cường quốc đang lên khác) sẽ không vượt qua châu Âu trong ít nhất vài thập kỷ và Hoa Kỳ trong một hoặc hai thế hệ - ngay cả với giả định lạc quan rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục được duy trì.
Chắc chắn rằng đây không hẳn là so sánh một-với-một, vì quân đội châu Âu ra quyết định chi tiêu riêng rẽ. Một số việc không hiệu quả ở đây là khi Pháp, và Ý mua và duy trì các tàu sân bay riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tổn thất về hiệu quả là do vấn đề sản xuất và mua sắm phi tập trung - một vấn đề gây đau đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc, với sự cạnh tranh giữa các cơ quan trong nước và chiếm dụng vốn của chính phủ trung ương nhỏ hơn nhiều so với người ta nghĩ. Lĩnh vực hứa hẹn nhất cho cải cách (hợp nhất các ngành công nghiệp quốc phòng) tạo ra không nhiều hơn 7 phần trăm (khoảng 14 tỷ euro) tiền tiết kiệm. Đây là tiền thật, nhưng số lượng quá nhỏ để có thể làm thay đổi vị thế quốc tế tương đối của châu Âu. Hơn nữa, khoản châu Âu thu được từ vũ khí vẫn mang tính cạnh tranh, thể hiện bằng việc nó liên tục được xếp hạng là nhà xuất khẩu vũ khí số 1 thế giới, thậm chí vượt cả Hoa Kỳ và Nga.
Tuy nhiên, ngay cả lợi thế của châu Âu trong chi tiêu quốc phòng hằng năm không thể hiện đầy đủ được lợi thế quân sự mà nó (cũng như Hoa Kỳ) có được đối với bất kỳ sức mạnh đang lên nào. Khả năng quân sự khả dụng không chỉ đơn giản là chi tiêu quốc phòng trong một năm nhất định, mà đầu tư vào công nghệ quốc phòng, vũ khí, đào tạo và kinh nghiệm được duy trì qua nhiều thế hệ.
Tuổi trung bình của thiết bị trong quân đội Hoa Kỳ dao động từ 10 đến 25 năm, và vòng đời của một máy bay tiêm kích như chiếc F-18, được đưa vào sử dụng ngay sau Chiến tranh Việt Nam, sẽ gần một thế kỷ.
Để Trung Quốc có thể thách thức châu Âu hoặc Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng, Bắc Kinh cần phải vượt qua phương Tây về chi tiêu không chỉ trong một năm, mà trong nhiều thập kỷ - một điều làm trì hoãn thời điểm dự kiến (theo những xu hướng hiện tại) nước này sẽ vượt qua phương Tây vào lúc gần cuối thế kỷ 21. Tất cả các kịch bản mà theo đó Trung Quốc (hoặc một cường quốc đang lên khác) tiến nhanh hơn đòi hỏi phải tăng chi tiêu quân sự lên ít nhất 15 phần trăm mỗi năm. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc hoặc phải tăng ba lần tốc độ tăng trưởng kinh tế (không có khả năng) hoặc tăng chi tiêu quân sự 10 lần theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (một chiến lược mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rất rõ là nó đã khiến Liên bang Xô viết phá sản).
Một lý do cuối cùng cho chủ nghĩa châu Âu-lạc quan là châu Âu duy trì được các liên minh lâu dài. Hoa Kỳ và châu Âu là liên minh không thể thay đổi – đúng như vậy, ngay cả trong thời đại của Tổng thống Donald Trump, như những lời trấn an gần đây đối với các đối tác của NATO do Phó Tổng thống Mike Pence và các quan chức nội các chứng minh – liên minh với nhau và liên minh với 28 quốc gia khác của NATO. Khối này kiểm soát gần 60% chi tiêu quân sự toàn cầu. Châu Âu, cũng giống như Hoa Kỳ, duy trì quan hệ đối tác an ninh và các căn cứ trên toàn cầu, cũng như quan hệ gần gũi với hàng chục quốc gia trên thế giới.
Chi tiêu quân sự danh nghĩa (2016)
Nước/Khối Tỷ trọng toàn cầu
NATO 57,7NATO + Nhật Bản + Hàn Quốc 63
Nguồn: The Military Balance 2017, IISS
Trái lại, Nga và Trung Quốc chỉ có thể dựa vào ít đồng minh. Bắc Kinh cung cấp đào tạo quân sự khiêm tốn và một số hỗ trợ cho Campuchia, Afghanistan, Tajikistan, Syria, và một số nước châu Phi; Duy trì quan hệ đối tác an ninh với Pakistan; Và chỉ có một đồng minh: Bắc Triều Tiên.
Những lợi thế này không chỉ là lý thuyết. Quân đội châu Âu thực sự làm nhiều việc hơn trên thế giới so với bất kỳ nước nào trừ Hoa Kỳ. Chỉ có châu Âu và Hoa Kỳ triển khai hàng chục nghìn binh lính chiến đấu bên ngoài nước mình gần như liên tục kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Trong thập kỷ qua, mỗi năm châu Âu triển khai trung bình 107.000 quân trên đất liền, cộng với sự hiện diện hải quân đáng kể. Ngược lại, Trung Quốc đã gần như không triển khai quân đội chiến đấu ở nước ngoài, và Ấn Độ chỉ triển khai trong khuôn khổ các phái bộ của UN. Các hoạt động gần đây của Nga chỉ được giới hạn trong những lần tấn công chớp nhoáng ở các khu vực lân cận của Liên Xô cũ và hỗ trợ không quân và hải quân cho đồng minh duy nhất còn lại ở Trung Đông.
Quân đội châu Âu đã góp phần quan quan trọng trong các phái bộ do Hoa Kỳ dẫn đầu, bao gồm cả tại Iraq và Afghanistan. Tại Afghanistan hơn 25 phần trăm số thương vong của các lực lượng phương Tây là người đến từ 23 quốc gia châu Âu.
Người châu Âu không chỉ tham gia; Họ còn dẫn đầu. Họ đã đi đầu các hoạt động quân sự ở Macedonia, Bosnia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Chad, Somalia, và Mali.
Họ đã chỉ huy các hoạt động hải quân ngoài khơi vùng Sừng châu Phi và Địa Trung Hải. Họ đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ hoặc giám sát ở Sudan, Nam Sudan, Guinea-Bissau, Libya, Indonesia, Iraq, Moldova, Kosovo, Georgia, Niger, các vùng lãnh thổ Palestine, Ukraine và các nước vùng Baltic. Họ đã lãnh đạo các phái bộ của UN, kể cả ở Lebanon. Họ đã góp phần quan trọng trong các phái bộ do Hoa Kỳ dẫn đầu, bao gồm cả tại Iraq và Afghanistan. Tại Afghanistan hơn 25 phần trăm số thương vong của các lực lượng phương Tây là người đến từ 23 quốc gia châu Âu. Thế giới, và gánh nặng của Hoa Kỳ, có thể sẽ khác hẳn nếu không có hoạt động này của châu Âu.
Mặc dù có quân đội hùng mạnh, nhiều người cho rằng người châu Âu có thể làm được nhiều việc hơn nữa trên thế nếu các chính phủ của họ chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng - có thể là 2% GDP mà các nhà lãnh đạo NATO hứa hẹn vài năm trước. Tuy nhiên, có ít bằng chứng cho thấy nhiều nhân lực, vật lực và tập trung quyền lực hơn tại các thể chế của EU sẽ tạo ra nhiều hoạt động hoặc hoạt động quân sự châu Âu tốt hơn.
Trong khi châu Âu đã mất thể diện khi yêu cầu Hoa Kỳ tái cung cấp ở Libya, rất khó để thấy tại sao, theo nhiều người, châu Âu cần phát triển năng lực quân sự hơn nữa. Sự cần thiết phải tái cung cấp không ảnh hưởng đến kết quả tại Libya, và cũng không thể như vậy ở bất cứ nơi nào khác, vì Hoa Kỳ và châu Âu đã thoả thuận về mọi can thiệp quân sự trừ một lần vào đầu những năm 1990. (Chiến tranh Iraq lần thứ hai là một ngoại lệ duy nhất). Rất khó có thể nghĩ về bất kỳ trường hợp nào gần đây, trong đó một nhóm các nước châu Âu quan trọng (không nói đến đa số) mong muốn tiến hành một sứ mệnh quân sự hay ngoại giao lớn, nhưng không được vì thiếu quân đội.
Sức mạnh kinh tế ưu việt của châu Âu
Châu Âu sở hữu khối tài sản quân sự ấn tượng, nhưng các động lực chính có ảnh hưởng toàn cầu của nó nằm ở nơi khác. Người châu Âu có khuynh hướng hoài nghi việc sử dụng quân đội trong các cuộc chiến tranh được lựa chọn, và do đó đã chọn chuyên về các công cụ phi quân sự của tài năng lãnh đạo. Năng lực của họ trong lĩnh vực này thường vượt Hoa Kỳ.
Lợi thế so sánh của châu Âu về sức mạnh dân sự cũng quan trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu như sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Chắc chắn, một thế kỷ trước, quân đội có thể đã được xem như là yếu tố thiết yếu nhất của các nguồn sức mạnh toàn cầu. Tuy nhiên, ngày nay nó hiếm khi mang tính quyết định. Nó chỉ đơn giản là quá đắt và không chắc chắn, so với lợi ích tiềm năng của nó. Không có mâu thuẫn trực tiếp nào xảy ra giữa "các siêu cường" kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Các cuộc chiến tranh nhỏ hơn cũng ngày càng trở nên ít hơn và ít tốn kém hơn. Một khi tham gia, các cường quốc có xu hướng thua nhiều hơn là thắng. Syria đang gây phiền hà, nhưng nó là một ngoại lệ của một xu hướng lớn hơn nhiều một cuộc chiến giữa các nước.
Các quốc gia thường tìm ra các phương tiện phi quân sự để quản lý các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất: không chỉ là các vấn đề lãnh thổ, mà còn là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, sự phát triển, suy thoái môi trường, y tế toàn cầu, nhân quyền, di dân, thậm chí khủng bố và tội phạm. Một trong số những khả năng phi quân sự quan trọng nhất là sức mạnh kinh tế. Thật khó để thấy sức mạnh quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý phần lớn các vấn đề như vậy. Mặc dù châu Âu duy trì một quân đội vững mạnh, châu Âu nên chuyên về một loại quyền lực mà Hoa Kỳ không thể thể hiện.
Một đặc điểm của châu Âu là khả năng thể hiện sức mạnh kinh tế. Để có được những nhượng bộ chính trị, các nước châu Âu thao túng khả năng tiếp cận thị trường, điều kiện hỗ trợ và trao đổi kinh tế, và khai thác sức mạnh luật pháp và thể chế. Do đó, một nguồn lực cơ bản của sức mạnh kinh tế châu Âu là quy mô thô của nền kinh tế.
Sự thông thái truyền thống một lần nữa lừa dối chúng ta. Theo cuộc thăm dò người dân ở 40 quốc gia gần đây, hầu hết mọi người trên thế giới đều tin rằng Trung Quốc đã là nền kinh tế chiếm ưu thế của thế giới, hoặc Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế hàng đầu. Chỉ 5% nghĩ rằng EU là "sức mạnh kinh tế hàng đầu". Tuy nhiên, 5% đó có lý. Bằng cách đo lường sức mạnh kinh tế đơn giản nhất, GDP danh nghĩa, EU gần như bằng với Hoa Kỳ và lớn hơn Trung Quốc 63%
GDP danh nghĩa (2016)
Nước GDP(triệu)Hoa Kỳ $18.561.934EU $17.110.523Trung Quốc $11,391,691
Nguồn: Dữ liệu Viễn cảnh Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook database)), Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Điều này có thể gây bất ngờ cho những người đã đọc các báo cáo được lưu hành rộng rãi rằng Trung Quốc hiện có GDP lớn nhất thế giới. Phân tích như vậy là lừa dối bởi vì họ sử dụng "sức mua tương đương" (PPP), một biện pháp thống kê được các cơ quan phát triển quốc xây dựng tế để đo lường sự đói nghèo và giàu có của mỗi cá nhân ở các nước nghèo hơn, nơi có giá dịch vụ và lao động rẻ. Thống kê tổng sản phẩm quốc gia dựa trên cơ sở PPP cố tình làm tăng thu nhập của các nước đang phát triển theo cách phóng đại giá trị quốc tế của xuất khẩu và nhập khẩu, công nghệ cao, hệ thống vũ khí hiện đại, viện trợ nước ngoài và hầu hết các yếu tố ảnh hưởng kinh tế quốc tế. Tiêu chuẩn phù hợp hơn để đo lường sức mạnh kinh tế tổng hợp của đất nước là GDP danh nghĩa. Theo cách này, Trung Quốc sẽ không vượt qua EU hoặc Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ.
Các tiêu đề báo chí gần đây về sự thống trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ gây hiểu nhầm bởi vì họ một lần nữa phân tách châu Âu thành 28 quốc gia riêng lẻ thay vì coi là một thể thống nhất. Trên thực tế, EU là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thậm chí quan trọng hơn, đó là nhà thương mại về hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới.
Hàng hóa và dịch vụ: Nhập khẩu và Xuất khẩu theo quốc gia (2014-2016)
Số tiền EU Hoa Kỳ Trung Quốc
Xuất khẩu $3,100,000,000,000 $1,900,000,000,000 $2,300,000,000,000Nhập khẩu $2.900.000.000.000 $2.700.000.000.000 $1.900.000.000.000
Nguồn: Thương mại dịch vụ quốc tế (International trade in service), Eurostat
Do xuất khẩu có thể vừa là một nguồn dễ tổn thương cũng như là sức mạnh, một biện pháp tập trung hơn về sức thương mại phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Một nước càng phụ thuộc vào thương mại nhiều thì càng kém mạnh mẽ. Châu Âu phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn một chút so với Hoa Kỳ nhưng ít hơn nhiều so với Trung Quốc.
Sự phụ thuộc vào thương mại (2014)
Phần trăm GDP U.S. EU Trung Quốc
Hàng hoá 23 25 42Dịch vụ 7 9 5
Nguồn: Eurostat/IMF/WB
Thế còn về sự gia tăng gần đây trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đã gây ra sự chú ý lớn lao của truyền thông? Thực ra châu Âu vẫn là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới.
FDI đầu tư vào cổ phiếu (FDI stocks) (2009-2015)
Phần trăm EU Hoa Kỳ Trung Quốc
Đầu tư ra 36 24 4Đầu tư vào 26 19 10
Nguồn: CIA/OECD
FDI đầu tư vào sản xuất kinh doanh (FDI flow) (2009-2015)
Phần trăm EU Hoa Kỳ Trung Quốc
Đầu tư ra 28 24 7Đầu tư vào 24 16 13
Nguồn: CIA/OECD
Chắc chắn rằng, nếu bạn bán tài nguyên thiên nhiên ở vùng tiểu sa mạc-Sahara châu Phi, Hoa Kỳ Latinh hoặc Úc, thì đầu tư của Trung Quốc chuyện lớn. Nếu không, chúng ta nên nhớ rằng phần lớn đầu tư toàn cầu vẫn diễn ra giữa các nước phát triển, nơi mà vai trò của Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn.
Tuy nhiên, chính điều này cũng đánh giá thấp châu Âu, bởi vì sức mạnh kinh tế hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế mà còn vào thu nhập bình quân đầu người. Người dân càng nghèo thì chính phủ càng khai thác được ít nguồn lực hơn từ họ . Ở các nước nghèo, phát triển thường là mệnh lệnh chính, chi tiêu cho chính sách đối ngoại là xa xỉ và mức độ tự chủ về công nghệ cao thấp. Trong khi tổng thu nhập của Trung Quốc nằm trong tốp ba, thu nhập bình quân đầu người của nước này đứng thứ 74 (giữa Saint Lucia và Gabon). Azar Gat, một học giả người Israel, ước tính rằng chính phủ ở các nước phát triển như châu Âu chi cho mục đích chính sách đối ngoại nhiều hơn từ 3-4 lần so với chính phủ của các nước đang phát triển như Trung Quốc. Một ví dụ là khả năng đánh thuế. Thu ngân sách theo tỷ lệ GDP ở EU lớn hơn Trung Quốc gần hai lần.
Nguồn thu từ thuế (2015-2016)
Nước Tỷ trọng
EU 38,8Hoa Kỳ 26Trung Quốc 20.1
Nguồn: Xu hướng tính thuế tại Liên minh châu Âu, 2016, Uỷ ban châu Âu
Châu Âu không ngần ngại khai thác vị thế kinh tế nổi trội của mình. Sự mở rộng EU - chủ yếu là do nhận thức về lợi thế kinh tế thúc đẩy - là công cụ chính trị có hiệu quả về mặt chi phí nhất trong tay của bất kỳ quốc gia phương Tây nào trong những thập kỷ gần đây. Sau 60 năm, EU đã mở rộng từ sáu lên 28 thành viên, khuyến khích các nước áp dụng cải cách dân chủ, luật pháp và thị trường trên con đường phát triển. Mặc dù mở rộng bây giờ về mặt chính trị là khó khăn hơn, nhưng nó vẫn được tiếp tục ở khu vực Tây Balkans.
Châu Âu tiếp tục thúc đẩy sức mạnh thị trường khu vực thông qua một "chính sách láng giềng" gồm các hiệp định song phương với các quốc gia lân cận từ Ma-rốc đến Moldova. Châu Âu ủng hộ Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các điều kiện đối với các hiệp định thương mại ưu đãi. Miễn thị thực vào EU và di cư là 'món lại quả' trong đàm phán với các nước láng giềng. Trong sự hổ thẹn của các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc, châu Âu thống trị quy định toàn cầu, ép các đối tác thương mại chấp nhận các tiêu chuẩn sản phẩm tương đối cao của châu Âu - một hiện tượng mà Giáo sư Luật trường Columbia, Anu Bradford gọi đó là một "hiệu ứng bá chủ Brussels".
Các công cụ kinh tế khác của châu Âu ít được thấy hơn nhưng không kém phần quan trọng. Một ví dụ là viện trợ nước ngoài. Châu Âu cung cấp 69% viện trợ phát triển chính thức toàn cầu (ODA), so với 21% của Hoa Kỳ và Trung Quốc thì ít hơn nhiều. Châu Âu, giống như Hoa Kỳ, cung cấp phần lớn tổng số viện trợ dưới hình thức không hoàn lại, trong khi Trung Quốc có xu hướng không cung cấp ODA, mà là tín dụng xuất khẩu và các khoản vay của chính phủ - các khoản tài chính phải được trả lại và do vậy ít có giá trị đối với người nhận hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi ta gộp cả hai lại, sự hiện diện tài chính của Châu Âu vẫn chiếm ưu thế so với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại.
Tài trợ chính thức cho châu Phi (2000-2013)
Nước Tổng số ($)
Hoa Kỳ 110.000.000.000EU 350.000.000.000Trung Quốc 95.000.000.000
Nguồn: OECD/AidData/ Xu hướng đánh thuế tại Liên minh châu Âu, 2016, Uỷ ban châu Âu
Tài trợ chính thức cho châu Phi (2000-2013) – Tỷ trọng của tổng tài trợ bao gồm tài trợ không hoàn lại
Nước Tỷ trọng(%)
Hoa Kỳ 90
EU 80
Trung Quốc 35
Nguồn: OECD/AidData/ Xu hướng đánh thuế tại Liên minh châu Âu, 2016, Uỷ ban châu Âu
Viện trợ nước ngoài của châu Âu đã đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của phương Tây. Ví dụ, khoản chi từ 10 đến 15 tỷ euro viện trợ kinh tế hằng năm của châu Âu và hứa hẹn về thương mại tự do hơn và các thoả thuận về năng lượng chiếm 90% viện trợ và thương mại của phương Tây với Ukraine. Ukraine vẫn gặp rắc rối, nhưng nếu không có cam kết kinh tế của châu Âu, chính phủ ở Kiev chắc chắn sẽ phá sản và rơi trở lại vào quỹ đạo địa chính trị Nga.
Một ví dụ khác về một công cụ duy hiệu quả duy nhất của sức mạnh kinh tế châu Âu là việc áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế. Ukraine một lần nữa minh chứng cho điều này. Cũng như các chính sách viện trợ và thương mại, 90 phần trăm chi phí của các biện pháp trừng phạt gần đây của phương Tây đối với Nga do châu Âu chi trả. Điều này phản ánh sức mạnh độc đáo của châu Âu như là một đối tác thương mại lớn nhất không chỉ của nhiều quốc gia ở Liên Xô cũ mà gần như mọi quốc gia ở Trung Đông và Châu Phi. Thật khó tưởng tượng các hình thức trừng phạt ở bất cứ đâu trên thế giới có thể phát huy tác dụng mà không có sự tham gia tích cực của châu Âu. Trái lại, Hoa Kỳ hầu như không giao dịch với hầu hết các nước này, và do đó nó không có khả năng áp dụng những biện pháp trừng phạt hiệu quả. Ví dụ, Washington đã trừng phạt Tehran liên tục trong 35 năm với hiệu quả rất thấp. Sau khi châu Âu ký kết các biện pháp chế tài cứng rắn vào năm 2013, trong vòng hai năm, Iran đã chấp nhận một thỏa thuận hạt nhân.
Sức mạnh mềm đáng ngạc nhiên của châu Âu
"Quyền lực mềm" đo lường khả năng thúc đẩy các mục tiêu của chính sách đối ngoại bằng cách phổ biến và vận dụng các ý tưởng, thông tin và các thể chế giúp thuyết phục các quốc gia khác hành động theo những cách cụ thể. Quyền lực mềm được sử dụng qua nhiều cách khác nhau, và EU nằm trong số những nhà vận dụng hiệu quả nhất trên thế giới.
Một loại quyền lực mềm quan trọng là xây dựng các thể chế đa phương có khả năng hấp dẫn sự tham gia. Ngày nay, người châu Âu là những nhà ủng hộ hàng đầu thế giới của các tổ chức toàn cầu và khu vực. Cam kết của họ bắt đầu với chính EU và trong các thoả thuận với các nước láng giềng, nhưng châu Âu cũng có ảnh hưởng mang tính quyết định trong việc quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, nhân quyền, môi trường, phát triển và y tế ở cấp độ toàn cầu. Điển hình là Liên hợp Quốc: Mặc dù Hoa Kỳ thường được ghi nhận là có đóng góp lớn nhất cho các cơ quan quốc tế, nếu chúng ta gộp sự đóng góp của châu Âu lại, thì nó có ảnh hưởng hơn rất nhiều. Nếu không có áp lực của châu Âu, các thể chế như Toà án Hình sự Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức toàn cầu khác sẽ không tồn tại dưới hình thức hiện tại của chúng. Bằng cách áp đặt điều kiện để đổi lấy tư cách thành viên hoặc tôn trọng sự tuân thủ, các chính phủ khác trở nên cam kết với các quy định về thể chế mà châu Âu đã thiết kế, qua đó ảnh hưởng đến các chính sách của từng quốc gia.
Đóng góp cho UN (2015)
Nước Tỷ lệ
Châu Âu 37Hoa Kỳ 22Trung Quốc 5
Đánh giá đóng góp của các quốc gia thành viên vào ngân sách thường xuyên của Liên hợp Quốc trong năm 2015, UN
Châu Âu cũng sử dụng các phương thức tinh tế hơn để thực hiện quyền lực mềm. Một là thông qua giáo dục. Châu Âu là một trong hai siêu cường giáo dục. Hai mươi bảy trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới là ở châu Âu, so với 55 ở Hoa Kỳ, 1 ở Nga, và không có trường nào ở Trung Quốc. Châu Âu vượt qua Hoa Kỳ trong việc đào tạo sinh viên nước ngoài, đón gần gấp đôi số sinh viên nước ngoài so với Hoa Kỳ, hơn 10 lần so với Trung Quốc.
Sinh viên quốc tế (2010)
Nước Tỷ lệ (%)
Sinh viên nước ngoài tại các trường đại học của EU 40Sinh viên nước ngoài tại các trường đại học Hoa Kỳ 21Sinh viên nước ngoài tại các trường đại học Trung Quốc 3
Nguồn: Sơ lược về giáo dục (Educaton at a Glance) 2012, OECD
Có những dấu hiệu cho thấy rằng việc mở cửa các tổ chức giáo dục đại học của châu Âu đối với bên ngoài đã có tác động tốt. Ví dụ, các học giả luật pháp đã quan sát thấy rằng các giá trị và thể chế được tìm thấy trong hầu hết các hiến pháp mới được soạn thảo không phản ánh thực tiễn của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, mà rõ ràng là của các nước châu Âu. Bao gồm các quyền về phúc lợi xã hội, quyền con người được quốc tế công nhận, chính phủ nghị viện, và những hạn chế về sử dụng tiền trong chính trị.
Ngoài các giá trị chính trị thuần túy, châu Âu dành được sự ngưỡng mộ toàn cầu về các giá trị xã hội, văn hoá và lối sống. Trong số hơn hai mươi điểm du lịch hàng đầu trên thế giới, hơn một nửa là châu Âu. Quan trọng hơn là ưu thế của châu Âu trong hầu hết các cuộc thăm dò về sự tôn trọng toàn cầu. Ví dụ, năm ngoái, tạp chí Forbes đã hỏi 40.000 người trên toàn thế giới về nước nào là nước "có uy tín" nhất: một thước đo tổng hợp về hạnh phúc, sự sạch sẽ, không tham nhũng, khoan dung, và các phẩm chất khác. Trong 20 quốc gia hàng đầu, 15 nước là ở châu Âu. Ngược lại, Hoa Kỳ xếp thứ 28 và Trung Quốc 57.
Ngôn ngữ? Ở đây cũng vậy, người châu Âu tận hưởng những lợi thế lâu dài, vì các ngôn ngữ thứ hai của các nước trên thế giới chủ yếu là ngôn ngữ châu Âu. Tiếng Anh, tất nhiên, là một ngôn ngữ thứ hai chiếm ưu thế trên toàn cầu, trong khi tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha cũng đóng vai trò quan trọng. Các ngôn ngữ của các cường quốc khác, đặc biệt là tiếng Hán và tiếng Nga, có ảnh hưởng rất hạn chế.
Số người nói các ngôn ngữ quốc tế (2005 – 2015)
Ngôn ngữ Số người nước ngoài sử dụng(triệu)
Tiếng Anh 1.100Tiếng Pháp 200Tiếng Ả-rập 200Tiếng Tây Ban Nha 110Tiếng Trung 100Tiếng Nga 45
Nguồn: nhiều nguồn, bao gồm từ nghiên cứu của tác giả.
Ngay cả ở Đông Nam Á, tiếng Trung cũng không được nhiều người dung làm ngôn ngữ thứ hai ngoại trừ các cộng đồng Trung Hoa hải ngoại.
Văn hóa đại chúng? Chắc chắn rằng, Hoa Kỳ có một lợi thế lớn. Tất cả 20 bộ phim có doanh thu lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay đến từ Hollywood. Tuy nhiên, thể thao là một hình thức giải trí phổ biến tương tự với những đặc tính toàn cầu tương đương - và châu Âu là siêu cường thể thao nổi trội của thế giới. Năm trong số bảy môn thể thao chuyên nghiệp được xem nhiều nhất trên thế giới - bóng đá, bóng rổ, cricket, bóng chày, bóng bàn, tennis và bóng chuyền - được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp cao nhất ở châu Âu thay vì ở Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc. Bóng đá chuyên nghiệp uy tín nhất của châu Âu tạo ra thu nhập nhiều hơn và có được hình ảnh toàn cầu mạnh hơn bất kỳ môn thể thao nào khác. Bóng đá châu Âu thu nhập nhiều gần gấp hai lần NFL và bóng bầu dục đại học ở Hoa Kỳ cộng lại. Người ta cũng nhận thấy tầm cỡ của sự thống trị của châu Âu về thể thao tại Thế vận hội.
Thành tích trong Thế vận hội mùa hè London 2012
Quốc gia Số huy chương
EU 306Hoa Kỳ 104Trung Quốc 87Nga 82
Nguồn: MedalTracker/New York Times
Trong Thế vận hội mùa hè, châu Âu mang về nhiều huy chương hơn Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc gộp lại; Trong Thế vận hội mùa đông, châu Âu luôn giành được nhiều huy chương hơn toàn bộ phần còn lại của thế giới cộng lại.
Tại sao sức mạnh của châu Âu lại có khả năng chống khủng hoảng
Các yếu tố cơ bản quyết định sức ảnh hưởng toàn cầu: khả năng quân sự, thu nhập danh nghĩa và thu nhập bình quân đầu người, sức cạnh tranh thương mại và đầu tư, sự hấp dẫn nội tại của các ý tưởng biểu trưng và các thể chế, đang thay đổi chậm hơn nhiều so với những gì các tiêu đề gợi ý. Châu Âu ngày nay là siêu cường vô hình của thế giới – ganh đua và trong nhiều trường hợp vượt qua Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nó có các nguồn lực để duy trì vị thế này trong nhiều thập kỷ và thế hệ tiếp theo.
Sự hợp tác không chính thức và chính thức ngày nay giữa các quốc gia châu Âu hoạt động rất đáng tin cậy tới mực hiếm khi mà thế giới bên ngoài biết được những trường hợp ít ỏi khi nó không hoạt động. Châu Âu, giống như các siêu cường khác, thường bị phân tâm bởi những tranh chấp và khủng hoảng nội tại dường như khó giải quyết. Ngày nay những vấn đề này bao gồm di cư, chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, Brexit, sự trỗi dậy của Nga, và tăng trưởng chậm trong khu vực đồng euro. Tuy nhiên, những mối đe doạ này đối với dự án châu Âu ít nghiêm trọng hơn so với những gì chúng ta thấy lúc ban đầu.
Các đảng cánh hữu không có cơ hội chiến thắng trong bất kỳ hệ thống chính trị nào trên lục địa, chưa nói gì đến việc làm dấy lên phong trào chia tay EU ồ ạt. Trong các hệ thống chính trị này, chính phủ là do các liên minh nắm dữ và trưng cầu dân ý rất hiếm khi xảy ra. Tại Hà Lan, các đảng euroskeptic (hoài nghi về châu Âu) sẽ bị loại khỏi chính phủ. Tại Pháp, Marine Le Pen ít có cơ hội chiếm ưu thế trong vòng hai mang tính quyết định của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và đảng của bà chỉ có hai đại diện tại Quốc hội. Các đảng Euroseptic thống trị Hungary và Ba Lan, nhưng đã tránh xa bước đi mang tính tự sát đó là ra khỏi EU.
Các lãnh đạo nước Anh cương quyết cho rằng sẽ theo đuổi chủ trương một "Brexit cứng".Tuy nhiên, kế hoạch đàm phán công khai của Thủ tướng Theresa May đề xuất giữ lại (dưới một cái tên khác) hầu như tất cả các loại hình hợp tác hiện tại với EU, ngoại trừ sự di chuyển tự do của người dân trong tương lai. (Chính sách ngoại thương vẫn còn trong tình trạng lấp lửng, có lẽ đây là một công cụ để mặc cả) Một ví dụ quan trọng là NATO. Anh dự định duy trì liên minh phòng thủ, vì vậy có ít lý do gì để mong Anh thay đổi sự tham gia tích cực vào các "liên minh thiện chí" về quân sự.
Khủng hoảng di cư đang giảm dần. Các chính sách của EU và các quốc gia đã thành công trong việc giảm di cư xuống 1/3 mức đỉnh điểm của năm 2015. Điều này sẽ không thể thực hiện nếu không có sự chỉ đạo từ Brussels, và một loạt các chính sách chung của EU dường như đang được soạn thảo. Tại Ukraine, nơi chỉ vài năm trước đây đã có 10.000 người chết trong 18 tháng, nhưng một chính sách quyết đoán của phương Tây do châu Âu đi đầu về tài trợ, trừng phạt, tăng cường năng lực quân sự, và ngoại giao đã giúp giảm số thương vong xuống mức rất nhỏ.
Có lẽ sự đe doạ gay go nhất trong tương lai là sự tăng trưởng chậm và chính sách khắc khổ trong khu vực đồng Euro. Một EU không có đồng Euro như chúng ta đang thấy có thể sẽ nổi tiếng
và ổn định hơn ngày hôm nay.
Có lẽ sự đe doạ gay go nhất trong tương lai đến từ sự tăng trưởng chậm và chính sách khắc khổ trong khu vực đồng Euro. Một EU không có đồng Euro như chúng ta đang thấy có thể sẽ nổi tiếng và ổn định hơn ngày hôm nay. Nhưng đồng Euro có vẻ như đang ổn định, và tăng trưởng đang lên. Cũng như đối với các khủng hoảng khác, châu Âu có thể sẽ vượt qua.
Dù kết quả có thế nào đi chăng nữa, điều ngạc nhiên là các khủng hoảng này có vẻ tác động ít đến vị trí siêu cường toàn cầu của châu Âu. Hầu hết các thể chế chính thức và then chốt của châu Âu bao gồm quy định về thị trường chung, quy định về môi trường và các quy định công khác, và chính sách thương mại chung, viện trợ hải ngoại, và kiểm soát biên giới chung về cơ bản không bị ảnh hưởng. Các thể chế này không phải là các mục tiêu chính của sự chỉ trích của euroskeptic. Các chính sách khác của châu Âu bao gồm trong lĩnh vực ngoại giao, phòng vệ, chống khủ bố, chống tội phạm, tài trợ nước ngoài, trừng phạt, và phát triển chỉ cần có sự điều phối không chính thức, "liên minh các bên sẵn sàng", hoặc hợp tác ngầm. Các lệnh trừng phạt gần đây đối với Nga và Iran cho thấy rằng các chính phủ châu Âu hành động một các quyết định thậm chi cả khi họ bị khủng hoảng làm chệch hướng. Tất cả các chính sách này sẽ tồn tại bất kể các chính phủ châu Âu có hay không cải các các nền kinh tế, tăng cường tập trung hay phân cấp việc xây dựng chính sách, tăng chi tiêu phòng vệ hoặc thông qua bất kỳ một dự thảo chính sách nào đang có tại châu Âu.
Chúng ta ta không nên bị các tiêu đề giật gân làm sao nhãng. 60 năm trước, khi các nhà lãnh đạo châu Âu gặp nhau để ký Hiệp ước Rome thì một trong những mục tiêu chung của họ là nhằm tăng cường vị thế toàn cầu của châu Âu. Họ đã thành công, và nếu nhìn về tương lai, có ít lý do để hoài nghi là họ sẽ tiếp tục như vậy.
Thể loại News clippings - in the press LocationBruxelles
Editorial sections VietnamTừ khóa » Eu Là Nước Nào
-
Liên Minh Châu Âu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thông Tin Về Liên Minh Châu Âu - Endevio
-
Liên Minh Châu Âu (EU)
-
EU Là Gì ? Liên Minh Châu âu Có Bao Nhiêu Nước?
-
Liên Minh Châu Âu (EU) - European Unio (EU) | Hồ Sơ - Nhân Chứng
-
Liên Minh Châu Âu EU Là Gì? Lợi ích Công Dân Các Nước Thuộc EU
-
EU Là Gì? Giới Thiệu Về Tổ Chức Liên Minh Châu Âu (EU)?
-
Liên Minh Châu Âu - EU - ACDC
-
Các Quốc Gia Trong EU Và Khu Vực Kinh Tế Châu Âu (EEA)
-
Infographic: Liên Minh Châu Âu đã Phát Triển Như Thế Nào? - Hànộimới
-
Chặng đường Quan Hệ Việt Nam - Liên Minh Châu Âu 30 Năm Qua
-
Về Phái đoàn EU Tại Việt Nam | EEAS Website