Cháu đời Thứ 10 Của Thân Vương Nhà Thanh Náo Loạn Ga Tàu, đòi ...

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng và có thể nói là triều đại nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Kể từ năm 1636 khi Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu thành Đại Thanh, cho đến khi hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị năm 1912, triều đại nhà Thanh tồn tại được 276 năm.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, con cháu hoàng thất lưu lạc dân gian. Đa số bọn họ đều phải sửa đổi họ tộc Mãn Châu của mình thành họ người Hán để có thể hòa nhập với cộng đồng.

Ví dụ như họ Na Lạp trong Mãn Thanh Bát Kỳ đổi thành họ Na, Nam. Họ Nữu Hỗ Lộc đổi thành họ Nữu, Lang. Thậm chí, họ Ái Tấn Giác La cũng phải đổi thành họ Kim, Vương, Lạc...

Một số rất ít người không đổi họ nhưng cũng ẩn danh, không dùng thân phận "con cháu hoàng tộc" để ủy quyền cậy thế bên ngoài.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin, 108 năm sau khi nhà Thanh sụp đổ, xuất hiện một người đàn ông tự xưng là cháu đời thứ 10 của Duệ Trung Thân vương Ái Tân Giác La Đa Nhĩ Cổn, người này thậm chí còn làm loạn và yêu cầu được hưởng các đặc quyền của hoàng gia.

Ái Tân Giác La Đa Nhĩ Cổn từng giữ ngôi vị Đại Thanh Hoàng phụ Nhiếp Chính vương, toàn quyền nhiếp chính triều chính dưới thời Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế, có được vinh hạnh miễn quỳ lạy khi diện kiến.

Cháu đời thứ 10 của thân vương nhà Thanh náo loạn ga tàu, đòi đặc quyền của hoàng gia - 1

Ái Tân Giác La Châu Địch (trái), người tự xưng là con cháu đời 10 của Duệ Trung Thân Vương Đa Nhĩ Cổn. Ảnh: Sina

Theo Sina, người đàn ông tự xưng là con cháu đời thứ 10 của Duệ Trung Thân vương là Ái Tân Giác La Châu Địch, có tên khác là Châu Hựu Tiền, sinh ra ở Quảng Châu. Gia đình Châu Địch có 10 anh chị em và anh là con trai thứ 7. Từ nhỏ, Châu Địch đã gọi cha mình là "A mã", nhưng khi ở bên ngoài, anh gọi cha mình là chú.

Trong ký ức của Châu Địch, cha anh là một trung thần của nhà Thanh, ông thường dạy dỗ con cháu không thể quên cội nguồn và những lời răn dạy của tổ tiên.

Cháu đời thứ 10 của thân vương nhà Thanh náo loạn ga tàu, đòi đặc quyền của hoàng gia - 2

Châu Địch không ngại những ánh mắt soi moi khi xuất hiện giữa cộng đồng với hình ảnh như một hoàng thân quốc thích thời nhà Thanh. Ảnh: Sina

Trong gia đình, Châu Địch còn là người tiếp nối ý chí "phát dương quảng đại" của nhà Thanh. Từ năm 2002, Châu Địch đã bắt đầu bộc lộ tư tưởng "có bao nhiêu giữ bấy nhiêu", nhằm quyết tâm gìn giữ trọn vẹn truyền thống của tổ tiên, không né tránh ánh mắt soi mói của người khác.

Anh sử dụng áo khoác màu vàng và để mái tóc đuổi sam đặc trưng thời nhà Thanh. Đồ đạc và nội thất trang trí trong nhà cũng được thiết kế theo phong cách "hoàng cung". Dù là một căn nhà thời hiện đại nhưng bên trong đúng chất "cổ trang", treo nhiều cung tên, đao kiếm hay thư pháp. Đặc biệt, nội thất có chất liệu chủ đạo là gỗ và tông máu chính là vàng tươi.

Cháu đời thứ 10 của thân vương nhà Thanh náo loạn ga tàu, đòi đặc quyền của hoàng gia - 3

Bên trong "hoàng cung" của Châu Địch. Ảnh: Sina

Châu Địch luôn bị ám ảnh bởi thân phận của mình. Như một lần vào thời điểm Xuân vận trước Tết Nguyên đán, số lượng vé tàu không đáp ứng nổi nhu cầu đi lại cuối năm, Châu Địch vì thế cũng không thể mua nổi vé về quê.

Châu Địch rất tức giận và nói với các nhân viên rằng anh ta là hậu duệ hoàng tộc nhà Thanh nên được hưởng các đặc quyền của hoàng gia và buộc phải xuất cho anh ta một vé tàu đặc biệt.

Các nhân viên tất nhiên không thể đồng ý nên Châu Địch đã chặn cửa bán vé và làm loạn, khiến nhân viên ga tàu bất lực và làm chậm thời gian của bao hành khách khác.

Cháu đời thứ 10 của thân vương nhà Thanh náo loạn ga tàu, đòi đặc quyền của hoàng gia - 4

Châu Địch (áo vàng) làm loạn ga tàu và đòi hưởng đặc quyền của hoàng gia vì không mua được vé. Ảnh: Sina

Sự việc sau đó được lan truyền rộng rãi, Châu Địch trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng và nhiều người bắt đầu tìm hiều về thân phận thực sự của anh ta.

Nhiều ý kiến phân tích sau đó cho rằng, chưa thể khẳng định Châu Địch có phải hậu duệ hoàng gia nhà Thanh hay không nhưng chắc chắn anh ta không phải con cháu đời thứ 10 của Ái Tân Giác La Đa Nhĩ Cổn, bởi trong chính sử, vị nhiếp chính vương này không có con trai.

Nhiều bình luận trên mạng cũng châm biếm rằng, dù thân phận của Châu Địch có là thật thì triều đại nhà Thanh cũng đã sụp đổ gần 200 năm, việc dùng thân phận con cháu hoàng tộc để được đặc sủng "thật nực cười".

9 hoàng tử tranh ngai vàng và biến cố lớn nhất cuộc đời hoàng đế Trung Hoa Khang Hi 9 hoàng tử tranh ngai vàng và biến cố lớn nhất cuộc đời hoàng đế Trung Hoa Khang Hi Khang Hi là hoàng đế Trung Hoa thứ 4 thời nhà Thanh. Ông được coi là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa. Ông cũng là một trong... Bấm xem >>

Từ khóa » Các Hậu Duệ Nhà Thanh