Châu Mỹ Latinh Và Caribe Lên Kế Hoạch Chuyển đổi Hệ Thống Nông Sản

Hội nghị Bộ trưởng khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe lần thứ 37 của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức là “cơ hội để chúng ta phối hợp một cách đồng bộ trong việc bảo vệ các nguồn vốn xã hội và nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp,” Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso cho biết.

 Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng giám đốc FAO QU Dongyu ca ngợi các Bộ trưởng của khu vực cũng như tất cả các thành viên nhà nước và tư nhân trong hệ thống nông sản của khu vực vì những kết quả đạt được trong việc duy trì hoạt động sản xuất và buôn bán lương thực trong thời kỳ đại dịch.

Tổng Giám đốc FAO nhấn mạnh rằng Khung chiến lược 2022-2031 đưa ra một lộ trình rõ ràng để hướng tới các hệ thống nông sản hiệu quả hơn, bao trùm hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn nhằm sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn cho tất cả, không để ai lại phía sau.

Pedro Álava, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của Ecuador và là Chủ tịch Hội nghị Khu vực lần thứ 37, đã vạch ra mục tiêu chuẩn bị cho nền nông nghiệp đối mặt với những thách thức về khí hậu, bao gồm cả việc sử dụng các công nghệ chỉnh sửa bộ gien để ngăn chặn căn bệnh đã phá hủy sản lượng chuối của nước này.

Các chủ đề ưu tiên của Hội nghị Khu vực này là các hệ thống nông sản bền vững cho chế độ ăn uống lành mạnh; xã hội nông thôn thịnh vượng và hòa nhập; nền nông nghiệp bền vững và có khả năng phục hồi.

Một vấn đề nóng được các thành viên tranh luận tại hội nghị là sự gia tăng giá lương thực và phân bón, do chiến tranh ở Ucraina trở nên trầm trọng hơn gây rủi ro cho người sản xuất, người tiêu dùng và phục hồi kinh tế.

Đẩy nhanh các đổi mới và chính sách để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của giá phân bón và các nguyên liệu đầu vào khác là một phần của ý nghĩa của “sản xuất tốt hơn”, điều này có thể giúp khu vực củng cố vai trò là nhà xuất khẩu lương thực ròng hàng đầu thế giới. Châu Mỹ Latinh và Caribe sản xuất đủ calo để nuôi sống 1,3 tỷ người, đây là một thành tựu to lớn nhưng sẽ không đủ để cung cấp cho gần 10 tỷ người dự kiến ​​sẽ sống trên hành tinh này vào năm 2050.

Tổng giám đốc FAO nói thêm: Dinh dưỡng tốt hơn là một vấn đề quan trọng trong bối cảnh nạn đói gia tăng đáng báo động cũng như làn sóng béo phì đang gia tăng trong khu vực. Ông Qu kêu gọi tăng cường nuôi dưỡng học đường và các chương trình bảo trợ xã hội khác, đồng thời lưu ý rằng 23 quốc gia trong khu vực đã ban hành luật và quy định để không khuyến khích tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến.

Đạt được một môi trường tốt hơn sẽ đòi hỏi khả năng thích ứng và tăng khả năng phục hồi của các hệ thống nông sản đối với các tác động của khủng hoảng khí hậu và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngày nay chiếm 45% tổng lượng khí thải do con người gây ra trong khu vực.

Thứ tư là, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, đòi hỏi phải bảo vệ nhiều gia đình bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch, và nỗ lực phối hợp để giảm bất bình đẳng lãnh thổ, giới tính, dân tộc và nông thôn-thành thị./.

Từ khóa » Bản đồ Châu Mỹ Latinh