Cháu Ngoan Bác Hồ – Wikipedia Tiếng Việt

Tập tin:Giấy công nhận “cháu ngoan Bác Hồ” cùng huy hiệu cài áo.jpg
Giấy công nhân cháu ngoan Bác hồ kèm huy hiệu cài áo

Cháu ngoan Bác Hồ là một danh hiệu vinh dự ở Việt Nam do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tặng cho các cá nhân là học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thành tích học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Chỉ có các Đội viên mới được xét đề được nhận danh hiệu này. Hàng năm, các trường học đều tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp trường, thường sẽ diễn ra vào cuối mỗi năm học, rồi sau đó sẽ tiếp tục cử một số đội viên ưu tú nhất tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp huyện, cấp tỉnh và Toàn quốc. Đến nay, đã tổ chức được 7 kỳ Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Toàn quốc.[1]

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chuẩn danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ"

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội viên là đối tượng được nhận danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

Cấp Liên đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 5 tiêu chuẩn:

  • Có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, biết vâng lời và giúp đỡ cha mẹ; xếp loại đạo đức từ khá trở lên.
  • Có tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập và có kết quả ngày càng tiến bộ, xếp loại học lực từ trung bình trở lên.
  • Có ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh noi công cộng, nội quy của trường lớp, tích cực lao động, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.
  • Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các loại hoạt động của nhà trường và các phong trào do Đội TNTP Hồ Chí Minh Tổ chức.
  • Thực hiện chương trình rèn luyện Đội Viên, được công nhận hoàn thành từ 3 chuyên hiệu trở lên hoặc công nhận hoàn thành chương trình dự bị đội viên Thiếu niên Tiền phong theo độ tuổi.

Cấp quận, huyện, thị xã

[sửa | sửa mã nguồn]

Là những cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc cấp Liên đội, xếp loại đạo đức tốt, xếp loại học lực từ khá trở lên; thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, đạt từ 5 chuyên hiệu trở lên hoặc thực hiện và công nhận hoàn thành chương trình dự bị đội viên Thiếu niên tiền phong theo độ tuổi.

Cấp tỉnh, thành phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Là những Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc cấp huyện, quận, thị xã, xếp loại đạo đức tốt, xếp loại học lực giỏi hoặc đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp quận/ huyện, tỉnh/thành phố trở lên,; được công nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên theo hạng tuổi hoặc thực hiện và công nhận hoàn thành chương trình dự bị đội viên Thiếu niên Tiền phong theo độ tuổi.

Tiêu chuẩn danh hiệu "Sao cháu ngoan Bác Hồ"

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 3 tiêu chuẩn:

  • Toàn sao có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức.
  • Sinh hoạt sao theo đúng quy định với nội dung phong phú, có phụ trách sao giúp đỡ thường xuyên.
  • Có quá nửa số bạn trong Sao đạt danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ".

Sự quan tâm

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ rất được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm[2] để giáo dục ý thức, nhất là về lòng yêu nước, ý thức chính trị trung thành với lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khai mạc Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VII Lưu trữ 2010-07-20 tại Wayback Machine, Báo Hà Nội Mới
  2. ^ Khai mạc Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VII, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
  • x
  • t
  • s
Hồ Chí Minh
  • Giai đoạn 1911–1941
  • Bút hiệu
  • Tư tưởng (Công nhân, Nông dân)
  • Gia đình (cha, mẹ)
Tác phẩm
Văn xuôi
  • Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
  • Con rồng tre (1922)
  • Vi hành (1923)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
  • Đường Kách mệnh (1927)
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
  • Nhật kí chìm tàu (1930)
  • Cách đánh du kích (1941)
  • Tuyên ngôn Độc lập (1945)
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Sửa đổi lối làm việc (1947)
  • Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960)
  • Vừa đi đường vừa kể chuyện (1961–1963)
  • Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
  • Di chúc Hồ Chí Minh (1965–1969)
Thơ
  • Nhật ký trong tù (1942–1943)
    • "Vọng nguyệt"
  • Lịch sử nước ta (1942)
  • "Con cáo và tổ ong" (1942)
  • Thơ chúc Tết (1942–1969)
Tưởng niệm
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Bến Nhà Rồng
    • Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
  • Cháu ngoan Bác Hồ
  • Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Trà Vinh)
  • Đôi dép Bác Hồ
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huy hiệu Bác Hồ
  • Khu di tích lịch sử Kim Liên
  • Khu di tích Phủ Chủ tịch
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Quảng trường Hồ Chí Minh (Moskva)
  • Tượng đài Hồ Chí Minh (Moskva)
Trong văn hóa
Âm nhạc
  • Bài hát
    • "Như có Bác trong ngày đại thắng"
    • "The Ballad of Ho Chi Minh"
    • "Trông cây lại nhớ đến Người"
  • "Người về đem tới ngày vui"
Điện ảnh
  • Hà Nội mùa đông năm 46
  • Hồ Chí Minh - Chân dung một con người
  • Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
  • Thầu Chín ở Xiêm
  • Vượt qua bến Thượng Hải
Khác
  • Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn
  • Búp sen xanh
  • Đỉnh cao chói lọi
  • Năm điều Bác Hồ dạy
Liên quan
  • Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch
  • Tăng Tuyết Minh
  • Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
    • Hồ Chí Minh toàn tập
  • Vụ án Tống Văn Sơ
Thể loại Thể loại Trang Commons Hình ảnh

Từ khóa » Tiêu Chí đánh Giá Cháu Ngoan Bác Hồ