Chậu Trồng Rau Trên Sân Thượng Phù Hợp Với Nhà Thành Phố
Điều kiện về diện tích đất trồng ở đô thị khá hạn chế, trồng rau trên sân thượng bằng chậu trở nên phổ biến. Trong thời gian gần đây, nó còn trở thành xu hướng khi hầu hết mọi người đang dần chuyển theo phong cách sống xanh, tự cung tự cấp nguồn rau sạch hữu cơ cho gia đình. Cùng Havico tìm hiểu lợi ích của việc trồng rau cũng như các loại rau thích hợp trồng trên sân thượng mà không phải ai cũng biết.
Ngoài việc có thể tự cung tự cấp nguồn rau sạch, bản thân việc làm vườn cũng là một phương thức giảm stress hiệu quả. “Đưa vườn về phố” trở thành xu hướng mới. Dễ thấy nhiều gia đình bắt đầu quan tâm đến việc thiết kế một khu vườn nhỏ trên sân thượng nhà mình.
Sân thượng không có nhiều đất trồng nên trồng cây trong chậu là giải pháp thông minh và thiết thực. Những chiếc chậu trồng rau sân thượng có những đặc điểm giúp việc trồng rau được hiệu quả, cây trồng sinh trưởng tốt tươi.
Các loại chậu trồng rau – Ưu nhược điểm mỗi loại
Chậu trồng rau rất đa dạng về hình dáng, kích thước và chất liệu. Mỗi loại có ưu và nhược điểm, phù hợp với những cây rau khác nhau. Những loại chậu trồng rau phổ biến hiện nay:
Chậu đất nung
Chậu đất nung có dáng tròn, đáy nhỏ hơn miệng, màu nâu đỏ. Giá thành của loại chậu đất nung khá rẻ, có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ cửa hàng chậu, bán cây trồng và hạt giống. Nhờ màu nâu sẫm, nâu đỏ – một tông màu trung tính nên chậu đất nung phù hợp với màu sắc của các loại cây rau khác nhau, hài hòa với khu vườn.
Chậu đất nung có kích thước nhỏ, phù hợp trồng những loại rau gia vị (húng quế, ngò gai, hương thảo… hoặc cây ớt. Chậu to thường được dùng cây cảnh hoặc cây ăn quả, đồng thời có thể kết hợp trồng rau dại như rau càng cua dưới gốc cây.
Chất liệu đất nung thấm hút nước tốt giúp tạo môi trường thông thoáng khí cho cây trồng, hạn chế bị úng nước.
Nhược điểm của chậu trồng rau bằng đất nung là dễ vỡ và đơn sắc, kiểu dáng không phong phú.
Chậu gỗ
Nhiều người cũng rất ưa thích trồng rau bằng chậu bằng gỗ. Chậu được đóng thành hình vuông hay chữ nhật theo kích thước yêu cầu. Chậu gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi, vừa cổ điển vừa sang trọng.
Chậu gỗ thường có kích thước to, được ngăn thành nhiều ô nhỏ để trồng một hay vài loại rau chung một nền đất dưỡng. Những loại rau phù hợp trồng trong chậu gỗ như cải, cải kale, tía tô… Có thể đặt một cây sào ở giữa để trồng kết hợp những loại dây leo (đậu, bí…)
Chậu gỗ đa dạng kiểu dáng, kích thước, thoát nước tốt, có thể đặt chậu trên các chân có độ cao phù hợp để đảm bảo sự khô ráo, giữ vệ sinh cho nền, sàn sân thượng. Mặc dù để ngoài trời, nhưng chậu gỗ có tuổi thọ sử dụng khá lâu.
Nhược điểm chậu gỗ là giá thành không rẻ, chiếm diện tích, trọng lượng nặng và thường phù hợp với sân thượng có diện tích không gian rộng rãi.
Chậu nhựa
Chậu trồng rau bằng nhựa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, kiểu dáng, kích thước đa dạng và giá thành hợp lý. Chậu nhựa tiện ích với mọi không gian sân vườn và các mô hình trồng rau khác nhau.
Chậu nhựa được tích hợp tấm lưới thông minh đóng vai trò thoát nước và giữ nước, cung cấp độ ẩm cho cây vừa đủ với nhu cầu của chúng. Tình trạng khô hạn hay ngập úng rất hiếm xảy ra nên được những người bận rộn và ít có thời gian tưới cây ưa chuộng.
Những loại rau ưa ẩm như cải thìa, cải ngọt, rau muống, rau chân vịt và các rau trồng theo luống…rất phù hợp trồng trong chậu nhựa. Cây đơn chiếc không thích hợp trồng trong chậu nhựa vì dễ ngã đổ khi gặp gió.
Một nhược điểm khác của chậu nhựa là có thể bị phai màu khi đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Chậu ghép thông minh
Gần đây, chậu ghép thông minh ra đời giúp tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng. Chậu ghép có cấu tạo gồm:
- 1 đáy chậu
- 4 tấm vách dựng xung quanh
- 1 tấm lọc nước sạch
- 4 bộ định vị (cột, khóa, mũ chụp đầu)
Từ các bộ phận này có thể lắp ghép thành chậu hình vuông hoặc chữ nhật. Tăng số lượng tương ứng của các bộ phận lẻ để lắp ghép thành nhiều chậu với nhau hoặc thành chậu có kích thước theo ý muốn. Chậu ghép thông minh có kích thước phổ biến là 50x50x25cm, 50x33x25cm.
Lợi ích khi trồng rau bằng chậu trên sân thượng
Có nhiều lý do khiến việc trồng rau trên sân thượng ngày càng được ưa chuộng. Thậm chí, nó có thể trở thành phong trào không bao giờ lỗi thời trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
- Tự trồng rau trên sân thượng giúp mang lại nguồn rau sạch hữu cơ cho gia đình. Rau xanh mang hương vị tươi mới, dinh dưỡng đầy đủ và hơn hết còn giúp đảm bảo sức khỏe cho người dùng, tránh những tác nhân có hại như rau nhiễm bệnh, nhiễm thuốc trừ sâu và tăng trưởng.
- Việc làm vườn giúp giảm căng thẳng. Những áp lực sau giờ làm sẽ được giải tỏa nhờ việc chăm sóc rau. Điều này giúp cuộc sống trở nên bình dị và hạnh phúc hơn.
- Vườn rau là một mảng thực vật, chúng sẽ mang đến một không gian sống trong lành, giúp các thành viên gia đình kết nối với thiên nhiên, tăng cường một lối sống lành mạnh hơn.
- Vườn rau trên sân thượng góp phần giảm nhiệt độ cho môi trường sống xung quanh, không gian trong nhà trở nên mát mẻ, không bị oi bức.
- Một số gia đình tận dụng rác thải từ nhà bếp để làm phân bón hữu cơ cho vườn rau. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa thân thiện môi trường.
- Là nơi sum vầy, thư giãn và vui chơi của các thành viên gia đình.
- Vườn rau đẹp làm tăng giá trị về thẩm mỹ lẫn giá trị bất động sản cho ngôi nhà
Mẫu chậu trồng rau sân thượng phổ biến
Chậu trồng rau trên sân thượng có mẫu mã và kích thước đa dạng, đáp ứng nhu cầu trồng các loại rau khác nhau.
Chậu nhựa trồng rau sạch trên sân thượng
- Kích thước: L68xW43xH15cm; L68xW43xH20cm
- Chất liệu: Nhựa
- Màu sắc: Trắng; Đen; Xanh dương đậm
- Có thể dùng để trồng cây rau phổ biến, rau có rễ sâu, cây lấy củ
Chậu Aquaponics
- Kích thước: L66xW48xH31cm
- Chất liệu: Nhựa
- Màu sắc: Xanh dương
- Trồng rau có rể sâu, cây to (cà chua, cóc thái) hoặc kết hợp làm bồn rau nuôi cá.
Chậu trồng rau trên ban công, sân thượng
- Kích thước: L67xW24x20cm
- Chất liệu: Nhựa
- Màu sắc: Nhiều màu sắc
- Trồng các loại rau cơ bản, rau cải, rau gia vị
Chậu trồng rau nhỏ giá rẻ
- Kích thước: L48xW34xH16cm
- Chất liệu: Nhựa
- Màu sắc: Trắng, đen, xanh dương
- Trồng các loại rau cơ bản, rau cải, rau gia vị
Màu sắc của chậu cũng tương ứng với chất lượng. Trong đó, cùng loại thì chậu màu trắng có chất lượng tốt nhất, bền và giá thành cao nhất, chậu màu xanh dương và các màu khác có chất lượng trung bình, chậu màu đen có chất lượng thấp hơn hai loại trên.
Có thể bạn cần: Hướng dẫn: Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?
Những loại rau thích hợp trồng trên sân thượng
Rau muống
Rau muống là loại rau dân dã, dễ ăn, chế biến được nhiều món. Nguồn dinh dưỡng rau mang lại rất dồi dào và còn có tác dụng chống oxy hóa tốt.
Đây là loại rau dễ trồng, phù hợp trồng ở tất cả thời điểm nào trong năm. Có thể trồng rau muống trong chậu nhựa, kích thước chậu rộng hay hẹp tùy theo nhu cầu của người trồng. Các loại chậu cao từ 15cm – 20cm được sử dụng phổ biến để trồng rau muống.
Khi trồng rau muống trong chậu, cần lưu ý bón phân và tưới nước thường xuyên vì đây là loài cây ưa ẩm.
Rau cải
Các loại rau họ cải rất đa dạng như xà lách, cải bắp, cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh, rau bina, súp lơ… Đây là những loại rau được ưa trồng nhiều nhất trên sân thượng vì dễ trồng, dễ ăn và hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
Ngoài chất xơ, rau họ cải chứa nhiều vitamin A, C, K, folate giúp bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng thực vật tuyệt vời. Nhờ sự đa dạng chủng loại, trồng các loại rau họ cải giúp những bữa ăn trở nên phong phú, không hề nhàm chán.
Rau cải có thể trồng thành luống trong chậu nhựa, chậu gỗ và chậu ghép đều được. Cần lưu ý những loại rau có lá bản to như cải kale, cải bẹ… nên được trồng trong chậu có diện tích rộng rãi để chúng có không gian phát triển tối đa.
Mồng tơi
Rau mồng tơi dễ trồng và ưa nắng nên rất thích hợp trồng trên sân thượng. Có thể gieo hạt mồng tơi trong chậu và khi cây lớn chúng có thể phát triển leo và bám trên giàn hoặc cột. Có thể làm giàn riêng để có thể thu hoạch mồng tơi liên tục.
Mồng tơi phát triển chủ yếu bằng cách leo giàn, nên chậu trồng mồng tơi có thể được tận dụng để trồng ghép các loại rau gia vị như húng quế, diếp cá, lá lốt….
Rau gia vị – rau sống
Các loại rau gia vị như húng quế, ngò gai, hành lá và các loại rau sống như húng quế, diếp cá, tía tô, kinh giới… có thể trồng riêng lẻ trong chậu nhựa chữ nhật hoặc trồng xen kẽ với các loại rau khác.
Rau gia vị có thể trồng trong chậu tròn, nhỏ hoặc chậu treo để tránh chiếm diện tích.
Cà chua
Cà chùa không khó để trồng, chỉ cần đảm bảo không gian chậu đủ để chúng có thể phát triển. Ngoài ra, có thể trồng chúng trong chậu nhựa, chậu gỗ, giỏ treo… miễn là độ sâu chậu phù hợp. Điều này giúp cây phát triển ổn định và vững chắc, không bị ngã đổ khi gặp gió hay mưa bão.
Cà chua mang lại những món ăn tươi mát như salad, làm nguyên liệu nấu canh, các món bún. Đặc biệt, sinh tố cà chua là món tráng miệng ngon, cung cấp một làn da khỏe mạnh.
Đậu cove
Đậu cove thích hợp trồng trong chậu và gieo thành hàng, mỗi cây cách nhau khoảng 15 – 20cm. Chậu có chiều dài sẽ phù hợp trồng đậu cove vì đáp ứng được khoảng cách giữa các cây.
Nên xem: Hướng dẫn kỹ thuật Cách Trồng Tắc trong chậu trái xum xuê
Mô hình trồng rau trong chậu lý tưởng trên sân thượng
Ngoài cách trồng rau theo kiểu cơ bản bằng chậu và đặt trên nền đất, vẫn có nhiều mô hình trồng rau phù hợp với những sân thượng có diện tích hạn chế. Việc trồng đa dạng loại rau với số lượng nhiều không còn là việc quá khó.
Giàn tầng
Trồng rau theo mô hình giàn tầng bằng cách thiết kế kệ bằng sắt thành 2 – 3 tầng thẳng đứng. Số lượng tầng tùy thuộc vào yêu cầu của người trồng. Cần lưu ý khoảng cách giữa các tầng phải đủ để cây sinh trưởng tốt mà không bị bó hẹp không gian.
Có thể thiết kế giàn tầng hình hộp vuông hoặc chữ nhật, phù hợp với hình dáng của chậu trồng. Tiến hành trồng cây vào các chậu nhựa và xếp chúng theo hàng lối, phân loại rau để tiện chăm sóc và thu hoạch.
Thi công giàn tầng bằng sắt không khó, có thể tiết kiệm khá nhiều không gian cho vườn rau của gia đình. Cần lưu ý giàn sắt nên được sơn tĩnh điện để giảm ăn mòn oxy hóa khi để ngoài trời trong thời gian dài.
Tháp rau
Nhờ nhu cầu của con người về một mô hình trồng hỗ trợ cho không gian sân thượng chật hẹp, tháp rau ra đời là giải pháp tuyệt vời cho diện tích vườn nhỏ, hẹp.
Mô hình tháp rau có cấu tạo gồm một mặt phẳng làm điểm tựa chắc chắn, các chậu rau xếp chồng lên nhau thành hình tháp. Có ba dạng tháp rau:
- Tháp rau 6 cánh: Gồm nhiều chậu rau ghép thành vòng tròn tạo một thế như đóa hoa 6 cánh. Mỗi tầng gồm 6 chậu nên có thể phân chia đa dạng loại rau để trồng. Hạn chế là chậu trồng nhỏ nên thích hợp trồng loại đơn lẻ, rau gia vị, rau có bản lá nhỏ, cây củ. Không thích hợp trồng rau theo luống.
- Tháp rau kim tự tháp: Tháp rau có 4 mặt, đáy lớn và nhỏ dần ở phần đỉnh tạo thành dạng bậc thang. Có thể trồng rau theo luống hoặc rau đơn lẻ đều được. Tháp rau kim tự tháp có hình dáng độc đáo, tạo điểm nhấn cho khu vườn.
- Tháp rau thẳng đứng: Có cấu tạo gồm mặt phẳng đứng và các chậu trồng cây được xếp dàn trải trên bề mặt đứng này. Mô hình phù hợp với các loại rau ăn lá, hoặc có lá bản nhỏ.
Module tường đứng
Giải pháp trồng rau có độ chắc chắn cao, số lượng rau trồng nhiều, đa dạng chủng loại. Mô hình trồng rau bằng cách ghép nhiều module lại với nhau tạo thành một bức tường rau xanh tuyệt đẹp.
Có thể đặt module tường đứng ở một mặt của sân thượng và tiết kiệm cực nhiều không gian. Module tường rau đứng được tích hợp hệ thống tưới tự động nên việc chăm sóc trở nên tiện lợi, nhanh chóng, Mô hình phù hợp trồng nhiều loại rau từ rau họ cải, rau bản to, rau ăn lá hay lấy củ…
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại chậu phù hợp để trồng rau trên sân thượng. Mong rằng qua bài viết trên của Havico, bạn có thể lựa chọn cho mình mô hình trồng rau và các mẫu chậu trồng phù hợp với điều kiện và không gian sân thượng của mình.
Tìm hiểu thêm: #5 mẫu chậu nhựa trồng cây hình chữ nhật bền, đẹp
Ban biên tập: Havico
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Bồn Cây Sân Thượng
-
Những Lưu ý Khi Xây Bồn Trồng Cây Trên Sân Thượng Bạn Cần Biết
-
5 Lưu ý Cần Nhớ Khi Trồng Và Chăm Sóc Cho Bồn Cây Sân Thượng
-
Làm Sao để Xây Bồn Trồng Cây Trên Sân Thượng Chống Thấm Hiệu Quả?
-
4 Phương Pháp Chống Thấm Sân Thượng để Trồng Cây Tốt Nhất Hiện Nay
-
Xây Bồn Trồng Cây Trên Sân Thượng?
-
Thiết Kế Mô Hình Trồng Rau Trên Sân Thượng đẹp, đơn Giản
-
Top Cây Trồng Sân Thượng Chịu Nắng, Dễ Trồng Xanh Mướt
-
Top 14 Cách Xây Bồn Trồng Rau Trên Sân Thượng
-
Xây Bồn Trồng Rau Trên Sân Thượng(p2). Cách Chống ... - YouTube
-
Tự Làm Bồn Trồng Rau,trồng Hoa Quả Trên Sân Thượng - YouTube
-
Sân Thượng Xây Bồn Kiên Cố Trồng đủ Loại Cây Như Trang Trại ở Vũng ...
-
Top 14 Chậu Cây Sân Thượng
-
Thiết Kế Bồn, Kệ đơn Giản, Tiện Dụng để Trồng Rau Trên Sân Thượng
-
Ưu Và Nhược điểm 3 Loại Chậu Phổ Biến Cho Vườn Rau Sân Thượng
-
Thiết Kế Vườn Rau Trên Sân Thượng Cho Gia đình Bạn
-
Vườn Rau Sạch Trên Sân Thượng Với Chậu Ghép Thông Minh Quang ...