Chẩu Văn Lâm – Wikipedia Tiếng Việt

Chẩu Văn Lâm
Chức vụ
Đại biểu Quốc hội khóa XIV
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Vị trí Việt Nam
Đại diệnTuyên Quang
Số phiếu123.936 phiếu
Tỉ lệ82,42%
Ủy banTài chính-Ngân sách
Chức vụỦy viên
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang
Nhiệm kỳ15 tháng 5 năm 2015 – 29 tháng 6 năm 20161 năm, 45 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Sáng Vang
Kế nhiệmNguyễn Văn Sơn
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Nhiệm kỳ26 tháng 2 năm 2015 – 3 tháng 8 năm 20249 năm, 159 ngày
Phó Bí thưPhạm Minh Huấn (2/2014-8/2020)Nguyễn Hồng Thắng (10/2015-10/2020)Nguyễn Văn Sơn (25/8/2020-)Lê Thị Kim Dung (Th.trực) (10/2020-)
Tiền nhiệmNguyễn Sáng Vang
Kế nhiệmHà Thị Nga
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
Nhiệm kỳ21 tháng 6 năm 2011[1] – 14 tháng 5 năm 20153 năm, 327 ngày
Phó Chủ tịchVũ Thị Bích ViệtTrần Ngọc ThựcPhạm Minh Huấn (đến 4/2014)Nguyễn Hải Anh (từ 4/2014)Nguyễn Đình Quang (từ 4/2014)
Tiền nhiệmĐỗ Văn Chiến
Kế nhiệmPhạm Minh Huấn
Thông tin cá nhân
Sinh16 tháng 4, 1967 (57 tuổi)xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcTày
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
  • Đại học Nông nghiệp, chuyên ngành Chăn nuôi thú y
  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Chẩu Văn Lâm (sinh ngày 16 tháng 4 năm 1967) là một chính trị gia người Việt Nam, dân tộc Tày. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang.

Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang,[2]

Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Tuyên Quang gồm các huyện Na Hang, Lâm Bình và Chiêm Hóa.[3] Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2011-2016).

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Chẩu Văn Lâm sinh ngày 16 tháng 4 năm 1967 quê quán ở xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Ông hiện cư trú ở Tổ 02, phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.[4]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo dục phổ thông: 10/10
  • Đại học Nông nghiệp, chuyên ngành Chăn nuôi thú y
  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
  • Cao cấp lí luận chính trị
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 23/1/1995, ngày chính thức: 23/01/1996; số thẻ đảng viên: 21.000064[4].

Từ tháng 12/1992 đến tháng 2/1996: Cán bộ Huyện đoàn; Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Huyện đoàn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 3/1996 đến tháng 10/1998: Phó Chủ tịch; quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 11/1998 đến tháng 5/2000: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, quyền Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 5/2000 đến tháng 7/2001: Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Hang; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 8/2001 đến tháng 1/2004: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Na Hang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 2/2004 đến tháng 2/2005: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Quản lý điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, Trưởng ban Quản lý Cụm công nghiệp Long Bình An, tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 3/2005 đến tháng 9/2011: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 10/2011 đến tháng 2/2015: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2011-2016).[4]

Từ tháng 3/2015 đến tháng 4/2015: Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2011-2016).[4]

Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2015: Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Tuyên Quang.[4]

Từ tháng 1/2016 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Tuyên Quang.[4]

Ngày 14 tháng 5 năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII nhiệm kỳ 2011-2016 tổ chức kỳ họp bất thường, ông Chẩu Văn Lâm được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã thông qua Nghị quyết cho thôi đại biểu Hội đồng Nhân dân và miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đối với ông Nguyễn Sáng Vang, do chuyển công tác về làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Khóa XI; miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Chẩu Văn Lâm.[5]

Ông từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, nhiệm kỳ 1999-2004; nhiệm kỳ 2004-2011; nhiệm kỳ 2011-2016.

Khi lần đầu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, làm việc ở Tỉnh ủy Tuyên Quang.

Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Tuyên Quang gồm các huyện Na Hang, Lâm Bình và Chiêm Hóa, được 123.936 phiếu, đạt tỷ lệ 82,42% số phiếu hợp lệ.

Ngày 3/8/2024, căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Chẩu Văn Lâm thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 2006;[4].
  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2014;[4].
  • Chiến sĩ Thi đua toàn quốc năm 2015[4].
  • Nhiều Bằng khen của Chính phủ và bộ ngành Trung ương[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ông Nguyễn Thanh Sơn giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang, Thứ Tư, 22/6/2011 02:44, truy cập 28/11/2020.
  2. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “Tiểu sử tóm tắt những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV”. Báo Tuyên Quang. 4 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+), Bầu chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, VietnamPlus, 14/05/2015 15:45 GMT+7, truy cập 8/12/2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam (2020 – 2025)
Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trong hệ thống Trung ương Đảng khóa XIII
Thành phố Trung ương (6)
  • Thủ đô Hà Nội: Vương Đình HuệĐinh Tiến Dũng – Bùi Thị Minh Hoài (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Cần Thơ: Lê Quang Mạnh - Nguyễn Văn Hiếu
  • Đà Nẵng: Nguyễn Văn Quảng
  • Hải Phòng: Lê Văn ThànhTrần Lưu Quang - Lê Tiến Châu
  • Huế: Lê Trường Lưu
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Đào Hồng Lan (nữ) – Nguyễn Anh Tuấn
  • Hà Nam: Lê Thị Thủy (nữ)
  • Hải Dương: Phạm Xuân Thăng – Trần Đức Thắng
  • Hưng Yên: Đỗ Tiến Sỹ – Nguyễn Hữu Nghĩa
  • Nam Định: Đoàn Hồng PhongPhạm Gia Túc - Đặng Khánh Toàn
  • Ninh Bình: Nguyễn Thị Thu Hà (nữ) - Đoàn Minh Huấn
  • Thái Bình: Ngô Đông Hải - Nguyễn Khắc Thận
  • Vĩnh Phúc: Hoàng Thị Thúy Lan (nữ) - Dương Văn An
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Nguyễn Văn Thắng – Trần Quốc Cường
  • Hòa Bình: Ngô Văn Tuấn – Nguyễn Phi Long
  • Lai Châu: Giàng Páo Mỷ (nữ)
  • Lào Cai: Đặng Xuân Phong
  • Sơn La: Nguyễn Hữu Đông - Hoàng Quốc Khánh
  • Yên Bái: Đỗ Đức Duy - Trần Huy Tuấn
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Dương Văn Thái - Nguyễn Văn Gấu
  • Bắc Kạn: Hoàng Duy Chinh
  • Cao Bằng: Lại Xuân MônTrần Hồng Minh - Khuyết
  • Hà Giang: Đặng Quốc Khánh - Nguyễn Mạnh Dũng (Quyền)
  • Lạng Sơn: Lâm Thị Phương Thanh (nữ)Nguyễn Quốc Đoàn - Hoàng Văn Nghiệm
  • Phú Thọ: Bùi Minh Châu
  • Quảng Ninh: Nguyễn Xuân Ký - Vũ Đại Thắng
  • Thái Nguyên: Nguyễn Thanh Hải (nữ) - Trịnh Việt Hùng
  • Tuyên Quang: Chẩu Văn Lâm - Hà Thị Nga
Bắc Trung Bộ (5)
  • Hà Tĩnh: Hoàng Trung Dũng
  • Nghệ An: Thái Thanh Quý - Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Vũ Đại Thắng - Lê Ngọc Quang
  • Quảng Trị: Lê Quang Tùng - Nguyễn Long Hải
  • Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng - Nguyễn Doãn Anh
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Hồ Quốc Dũng
  • Bình Thuận: Dương Văn An - Nguyễn Hoài Anh
  • Khánh Hòa: Nguyễn Khắc ĐịnhNguyễn Hải Ninh - Nghiêm Xuân Thành
  • Ninh Thuận: Nguyễn Đức Thanh
  • Phú Yên: Phạm Đại Dương
  • Quảng Ngãi: Bùi Thị Quỳnh Vân (nữ)
  • Quảng Nam: Phan Việt Cường – Lương Nguyễn Minh Triết
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Bùi Văn Cường – Nguyễn Đình Trung
  • Đắk Nông: Ngô Thanh Danh
  • Gia Lai: Hồ Văn Niên
  • Kon Tum: Dương Văn Trang
  • Lâm Đồng: Trần Đức Quận - Nguyễn Thái Học (Quyền)
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phạm Viết Thanh
  • Bình Dương: Trần Văn Nam – Nguyễn Văn Lợi
  • Bình Phước: Nguyễn Văn LợiNguyễn Mạnh Cường - Tôn Ngọc Hạnh
  • Đồng Nai: Nguyễn Phú Cường – Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Tây Ninh: Nguyễn Thành Tâm
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Võ Thị Ánh Xuân (nữ) – Lê Hồng Quang
  • Bạc Liêu: Lữ Văn Hùng
  • Bến Tre: Phan Văn MãiLê Đức Thọ - Hồ Thị Hoàng Yến (Quyền)
  • Cà Mau: Nguyễn Tiến Hải
  • Đồng Tháp: Lê Quốc Phong
  • Hậu Giang: Lê Tiến ChâuNghiêm Xuân Thành - Đồng Văn Thanh
  • Kiên Giang: Đỗ Thanh Bình
  • Long An: Nguyễn Văn Được
  • Sóc Trăng: Lâm Văn Mẫn
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Danh
  • Trà Vinh: Ngô Chí Cường
  • Vĩnh Long: Trần Văn Rón – Bùi Văn Nghiêm
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ
  • Liên quan: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII & Bộ Chính trị khóa XIII

Từ khóa » Chẩu Văn Lâm