Chậu Xi Măng Siêu Nhẹ Composite Là Gì? Ưu Và Nhược điểm

Chậu cây trở thành vật dụng hữu ích phục vụ chon nhu cầu trồng cây và trang trí nhà cửa. Trong đó, chậu xi măng siêu nhẹ được rất nhiều người ưa chuộng, không chỉ dừng lại ở các gia đình mà rộng hơn, là văn phòng, quán xá, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng…cũng dùng chậu cây từ chất liệu xi măng composite. Cùng Havico tìm hiểu ngay thôi nào!

Chậu xi măng siêu nhẹ composite nhẹ là gì?

Chậu xi măng siêu nhẹ là sản phẩm được làm từ chất liệu xi măng (bê tông) bọt khí kết hợp với cốt sợi thủy tinh hoặc sợi khác nhằm gia tăng nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với chậu bằng chất liệu xi măng truyền thống. Vật liệu tạo thành chậu xi măng siêu nhẹ là vật liệu tổng hợp hay còn gọi là vật liệu composite – sự kết hợp của từ 2 nguyên liệu trở lên để cho ra đời các dòng sản phẩm chậu xi măng bền, đẹp, nhẹ hơn rất nhiều.

Chậu xi măng chữ nhật xám, kích thước 100x40x45 cm

Bên cạnh chất liệu, ưu điểm được cải tiến, hình dáng, mẫu mã của chậu xi măng composite tối giản và sang trọng, trở thành một trong những sản phẩm chậu cây composite được ưa chuộng trên thị trường.

Chậu xi măng siêu nhẹ còn có tên gọi khác như chậu xi măng composite, chậu xi măng bọt khí, chậu bê tông bọt khí.

Thành phần

  • Chậu composite xi măng siêu nhẹ có thành phần từ bê tông (xi măng), gia cường cốt sợi thủy tinh, sợi PP, các thành phần như tro bay, cát và các phụ gia khác (chất tạo bọt, chất chống nứt…). Bề mặt được phủ sơn công nghiệp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và tính đa dạng cho chậu cây.
  • Thành phần như cốt sợi thủy tinh giúp chậu bền, đẹp, cứng cáp và nhẹ. Ngoài ra, chất tạo bọt lên đến 70% – 80% là nhân tố quan trọng, đóng góp vào ưu điểm vượt trội về trọng lượng so với các chậu xi măng truyền thống (trộn từ đất, cát, xi măng).
  • Các phụ gia khác như chất chống nứt củng cố thêm chất lượng và độ bền, tuổi thọ của sản phẩm.

Các mẫu chậu xi măng nhẹ đẹp phổ biến

Một số mẫu chậu xi măng siêu nhẹ đẹp và được yêu thích:

Chậu xi măng nhẹ chữ nhật – vuông

Chậu xi măng chữ nhật và hình vuông là những mẫu chậu phổ biến nhất. Với rất nhiều kích thước lớn nhỏ, cao thấp, chậu phù hợp trồng cây đơn, cây bụi, trang trí trong nhà, ngoài trời, sảnh lối đi…

Chậu xi măng nhẹ chữ nhật – vuông

Chậu xi măng siêu nhẹ hình tròn

Chậu xi măng hình tròn hoặc bầu với đường nét mềm mại hơn, nhiều kích thước phù hợp trồng cây cảnh trong nhà, trang khi không gian bên trong nhà trở nên đẹp, thanh mát và nghệ thuật.

Ngoài bề mặt trơn hoặc sơn màu trơn như trắng, đen, xám. Chậu còn có thể được thiết kế với họa tiết bắt mắt hơn như các hình khối, nét vẽ…

Chậu xi măng siêu nhẹ hình tròn

Chậu xi măng nhẹ hình khối

Ngoài các hình đơn giản như vuông – chữ nhật – tròn, chậu xi măng siêu nhẹ còn được thiết kế độc đáo bằng cách vát bề mặt tạo thành hình khối kim cương, lục giá… mang lại những chậu cây đặc sắc, tinh tế và nghệ thuật.

Chậu xi măng nhẹ hình khối

Nên xem: Tổng hợp các loại chậu kiểng đẹp nhiều chất liệu

Ưu điểm nổi bật của chậu xi măng nhẹ

Nhờ được sản xuất dựa trên nguyên lý chất liệu composite tổng hợp, cải cách mới trong vật liệu bê tông truyền thống, đồng thời kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại, chậu xi măng siêu nhẹ được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Ưu điểm thiết thực, nổi bật của chậu xi măng composite siêu nhẹ:

Trọng lượng nhẹ

Ưu điểm về trọng lượng nhẹ được xem là một “cách mạng vật liệu” so với chậu bê tông truyền thống. Nguyên liệu từ bê tông bọt khí, cốt sợi thủy tinh đều có đặc tính giúp giảm trọng lượng, hẹ hơn chậu xi măng thông thường đến 70%, từ đó mang lại lợi ích khi sử dụng, di chuyển, trang trí và sắp đặt chậu cây.

Độ bền

Độ bền của chậu cây xi măng siêu nhẹ thể hiện qua các đặc điểm:

  • Cứng cáp, khả năng chống va đập, chống thấm, chống nứt
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài.
  • Sợi thủy tinh gia cường có tính chất chống UV hạn chế phai màu bề mặt, hạn chế sự gây hại từ tia UV nắng mặt trời.
  • Chất chống nứt giúp gia tăng tuổi thọ, chống nứt bề mặt

Tính phù hợp

Sử dụng được cả trong nhà và ngoài trời. Khi đặt chậu cây ngoài trời, chậu chịu được các tác động của thời tiết như nắng nóng, mưa, sương giá… mà vẫn giữ được độ bền, màu sắc như ban đầu.

Thẩm mỹ

Chậu xi măng siêu nhẹ có màu sắc mộc mạc, tự nhiên như các loại chậu xi măng truyền thống khác. Ngoài ra, bề mặt sản phẩm có thể được sơn hoặc phủ một lớp màu theo yêu cầu. Màu sắc trở nên đa dạng nên đáp ứng nhiều “concept” thiết kế cũng như phù hợp với nhiều phong cách khác nhau: cổ điện, mộc mạc, vintage, tự nhiên, hiện đại, sang trọng…

Tính an toàn – thân thiện

Chậu cây bê tông composite còn có đặc điểm khác như không hấp thụ nhiệt năng giúp bảo vệ sức khỏe cây trồng, không dẫn điện giúp ứng dụng được đa dạng hơn, an toàn khi sử dụng. Vật liệu được đánh giá là an toàn và thân thiện với môi trường.

So sánh giữa chậu xi măng composite và chậu xi măng truyền thống

Có thể tóm tắt những ưu điểm của chậu xi măng siêu nhẹ bằng bảng so sánh với chậu xi măng truyền thống:

Chậu xi măng siêu nhẹ Chậu xi măng truyền thống
Thành phần Vật liệu tổng hợp composite: bê tông bọt khí, sợi thủy tinh gia cường, sợi PP, chất chống nứt, chất tạo bọt, phụ gia Vật liệu truyền thống: xi măng, đất, cát
Độ bền Cứng cáp, tuổi thọ cao

Chống nứt

Chống UV, không hấp thu nhiệt

Cứng cáp, tuổi thọ thấp hơn

Dễ rạn nứt

Không chống UV, hấp thu nhiệt

Trọng lượng Nhẹ Nặng
Bề mặt Thô Nhẵn mịn
Thẩm mỹ Đẹp, nhiều màu sắc, phù hợp nhiều thiết kế Màu xám tự nhiên của bê tông, phong cách giản dị
Giá thành Cao hơn Thấp hơn

Hướng dẫn cách làm chậu xi măng siêu nhẹ tại nhà

Có thể theo những hướng dẫn cơ bản dưới đây để tự tạo chiếc chậu xi măng siêu nhẹ ngay tại nhà:

Dụng cụ:

  • Đôi găng tay cao su, mặt nạ, kính bảo hộ
  • Bồn nhựa để trộn
  • Đoạn ống ngắn, nút chai hoặc chốt để tạo thành lỗ thoát nước
  • Khuôn (chậu, hộp, xô): 1 khuôn to, 1 khuôn nhỏ có hình dáng giống nhau, kích thước đường kính lệch nhau khoảng 2.5cm
  • Bàn chải dây hoặc giấy nhám

Nguyên liệu:

  • Perlite – đá trân châu (một loại thủy tinh vô định hình)
  • Xơ dừa
  • Xi măng
  • Nước
  • Dầu ăn

Cách làm:

Bước 1: Trộn hỗn hợp

  • Trước khi bắt tay vào làm chậu xi măng siêu nhẹ, mang găng tay, kính bảo hộ và mặt nạ để tránh hít phải bụi xi măng.
  • Trộn đá trân châu, xơ dừa, xi măng theo tỉ lệ 3:3:2 hoặc 1.5:1.5:1.
  • Thêm nước vào hỗn hợp, cho mỗi lần một ít cho đến khi hỗn hợp trở nên đặc sệt, tránh để hỗn hợp quá ướt hay quá khô.

Bước 2: Đổ vào khuôn

  • Trước khi cho hỗn hợp vào khuôn, xịt dầu ăn lên bề mặt khuôn để tạo khi lấy sản phẩm đã khô cứng ra một cách dễ dàng.
  • Dùng nút chai đặt vào đáy khuôn để tạo lỗ thoát nước cho chậu.
  • Cho hỗn hợp vào khuôn lớn để tạo lớp đáy chậu dày khoảng 2.5cm, lưu ý giữ cho nút chai được cố định để hỗn hợp không lấp đầy lỗ thoát nước.
  • Lồng khuôn nhỏ vào bên trong khuôn lớn. Trước đó, quét một lớp dầu lên thành khuôn.
  • Đổ hỗn hợp còn lại vào khoảng không giữa 2 khuôn, lắc nhẹ đều để loại bỏ bọt khí.
  • Sau khi hỗn hợp khô lại, tiến hành lấy khuôn ra.

Bước 3: Thành phẩm

  • Dùng bàn chải, giấy nhám chà lên bề mặt để tạo độ nhẵn mịn cho chậu cây.
  • Sơn màu, vẽ họa tiết hoặc để màu tự nhiên theo sở thích

Ứng dụng chậu xi măng composite siêu nhẹ

Xu hướng sử dụng chậu xi măng nhẹ ngày càng phổ biến. Đặc biệt, ngày càng nhiều người trẻ với óc sáng tạo và thẩm mỹ cao cũng ứng dụng chậu xi măng composite trong trang trí nội – ngoại thất vì ưa chuộng sự giản dị, tinh tế, mộc mạc và gần gũi của chậu.

Trồng và trang trí cây cảnh trong nhà

Chậu bê tông nhẹ có nhiều kích thước, được thiết kế nhiều mẫu mã, màu sắc từ đơn giản đến nổi bật nên rất phù hợp trồng cây cảnh trang trí trong nhà. Chậu xi măng làm nổi bật cây cảnh và tạo nét đẹp riêng cho không gian nội thất.

Trồng và trang trí cây cảnh ngoài trời

Vốn độ bền của chậu cao, thêm những ưu điểm về khả năng chống va đập, chống chịu thời tiết cũng như chống UV nên chậu bê tông siêu nhẹ được sử dụng để trồng cây cảnh ngoài trời. Chậu có kích thước từ nhỏ, trung bình, to nên thích hợp trồng cây thân mềm, thân thảo, cây có chiều cao thấp và cả cây thân gỗ, có chiều cao lớn.

Ứng dụng chậu xi măng composite siêu nhẹ

Trồng cây cảnh công trình

Trên đường phố, vỉa hè hay trong công viên, khu du lịch cũng dễ dàng thấy sự góp mặt của chậu xi măng dùng để trồng cây công trình. Những cây cảnh công trình dùng chậu xi măng phổ biến như cây phát tài núi, cây cọ, cây hoa giấy…

Chậu cây phòng thủy

Bề mặt chậu có thể được sơn theo màu sắc yêu cầu, do đó đáp ứng được nhu cầu về phong thủy bên cạnh những nhu cầu cơ bản là trồng cây và trang trí.

Tiểu cảnh trang trí

Ngoài dùng để trồng cây, nhiều người sử dụng chậu xi măng để tô điểm thêm cho góc tiểu cảnh trong không gian nội thất và ngoại thất.

Chậu nuôi cá kiểng, bể thủy sinh

Chậu được dùng để làm bể thủy sinh, bể cá kiểng hay chậu đựng nước décor trong sản spa, resort…tạo một không gian bình yên, nghệ thuật và phong thủy.

HOT: Chậu xi măng siêu nhẹ composite nhiều mẫu mã mới, giá tốt TẠI ĐÂY

Ban biên tập: Havico

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cây Xi Măng