Chảy Máu âm đạo Sau Sinh - Khi Nào Cần đến Gặp Bác Sĩ?
Có thể bạn quan tâm
Chảy máu âm đạo sau khi sinh có thể ở nhiều mức độ và do các nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là mẹ cần nhận biết kịp thời để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Ở bài viết sau đây BS Đồng Thị Hồng Trang tại Pasteur sẽ phân tích đầy đủ và chi tiết về vấn đề này để các mẹ bầu có thêm kiến thức đầy đủ nhất.
Mục lục
- Chảy máu âm đạo sau sinh Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Như thế nào là chảy máu âm đạo bình thường?
- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo và thoát ra ngoài sau khi sinh, được gọi là sản dịch. Đó là cách để cơ thể bạn giải phóng máu và niêm mạc tử cung đã hoại tử trong tử cung ra ngoài. Chảy máu lượng nhiều nhất trong vài ngày đầu sau sinh, nhưng nếu vẫn chảy máu nặng tiếp tục sau đó, bạn có thể cần đến khám bác sĩ.
Như thế nào là chảy máu âm đạo bình thường?
Máu của bạn sẽ có màu đỏ tươi, có thể lẫn cục máu đông trong vài ngày đầu sau sinh. Những ngày đầu, bạn phải sử dụng băng vệ sinh dành cho bà mẹ và có thể quay trở lại một loại băng vệ sinh thông thường những ngày sau đó.
Bạn có thể bị chảy máu nhiều hơn một chút khi bạn mang em bé về nhà. Điều này có thể là do bạn di chuyển quá nhiều. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng nghỉ ngơi một chút. Đôi khi bạn cảm thấy có một dòng máu chảy ra khi bạn đứng và điều đó là bình thường. Bởi máu chảy ra trong một khu vực giống như cốc trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm và khi bạn đứng, nó thoát ra.
Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy ít máu hơn. Bạn có thể bị chảy máu nhẹ hoặc dạng vết trong tối đa 6 tuần sau khi sinh và hãy sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này.
- Bệnh lý huyết khối trong thai kỳ là gì
- Một số lưu ý chăm sóc mẹ sau khi sinh
- Tìm hiểu chung về vấn đề mang thai ngoài tử cung
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chảy máu nặng sau khi sinh được gọi là băng huyết sau sinh (BHSS). Nó ảnh hưởng đến 5% phụ nữ sinh con. BHSS có khả năng xảy ra trong 24 giờ đầu sau sinh hoặc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần đầu sau sinh.
BHSS là tình trạng nguy hiểm, có thể làm hạ huyết áp của bạn. Nếu áp lực xuống quá thấp, các cơ quan sẽ không được tưới máu đầy đủ. Đây là một tình trạng shock, có thể tử vong cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Bạn cần đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng hay dấu hiệu sau:
- Chảy máu đỏ tươi sau ngày thứ ba sau sinh
- Cục máu đông có kich thước to hơn hạt nho khô
- Chảy máu làm ướt nhiều hơn một băng vệ sinh trên một giờ và không có dấu hiệu chảy chậm hoặc dừng lại
- Nhìn mờ
- Ớn lạnh
- Da ẩm ướt, khó chịu
- Tim đập loạn nhịp
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Ngất
Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi hơn vế vấn đề này các mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 02363811868 khoa khám sản phụ khoa của phòng khám Pasteur để được các bác sĩ tư vấn – thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất nhé
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
THS BS Đồng Thị Hồng Trang
Phòng khám đa khoa Pasteur
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Sinh Xong 3 Tháng Vẫn Ra Máu
-
Kinh Non Sau Sinh Con: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Sau Sinh 2 Tháng Vẫn Ra Nhiều Máu đỏ Tươi Là Bị Làm Sao? | Vinmec
-
Sản Dịch Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết? | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Sau Sinh 2 Tháng Vẫn Ra Máu, Không Phải Lúc Nào Cũng Nguy Hiểm
-
Sản Dịch Hết Rồi Lại Ra Máu Tươi Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Sinh Mổ 2 Tháng Vẫn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Sau Sinh Hơn 3 Tháng Vẫn Ra Máu âm đạo?
-
Sinh Mổ 2 Tháng Vẫn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?
-
Tìm Hiểu Về Kinh Non Sau Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Cảnh Báo Các Bệnh Hậu Sản Sau Sinh Khiến Nhiều Mẹ Lo Lắng - Procare
-
Ứ Sản Dịch Sau Sinh – Biến Chứng Nguy Hiểm Mẹ Cần Lưu ý
-
Chảy Máu Sau Sinh: Dấu Hiệu Nào Là Bất Thường?
-
Sau Sinh Thường 2 Tuần Vẫn Ra Sản Dịch Có Nguy Hiểm Không?
-
Sau Sinh 2 Tháng Vẫn Ra Máu Có Sao Không? Khi Nào Là Bất Thường?