Chảy Máu Dưới Móng Và Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bầm dập chảy máu dưới móng tay chân có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù tình trạng này thường không quá nguy hiểm nhưng đôi khi, móng tay hoặc móng chân bị tím do tụ máu có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề khác cần được điều trị y tế.
Tìm hiểu chung
Chảy máu dưới móng là gì?
Chảy máu dưới móng là tình trạng chấn thương các mạch máu dưới móng, dẫn đến rò rỉ máu vào khoảng trống bên dưới móng. Điều này gây bầm móng chân, móng tay và khiến móng bị đổi màu.
Thông thường, tình trạng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu móng tay màu tím hoặc móng chân bị tím là do gãy xương, tổn thương nền móng hay các mô xung quanh, bạn sẽ cần được điều trị y tế kịp thời.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu và triệu chứng chảy máu dưới móng là gì?
Triệu chứng đầu tiên của tụ máu là một cơn đau nhói do áp lực của máu tạo ra giữa giường móng và móng hoặc do tổn thương các mô quanh móng.
Triệu chứng thứ hai bạn có thể thấy rõ là màu sắc móng thay đổi. Ban đầu, móng tay chân màu tím đỏ, sau đó sẽ chuyển sang màu nâu sẫm và đen như cục máu đông cũ. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý, sự thay đổi màu móng này cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác.
Khi bạn bị chảy máu dưới móng, cơn đau sẽ xuất hiện và biến mất sau vài ngày, nhưng móng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Trong nhiều trường hợp bị hư nặng hoặc gãy móng tay chân chảy máu, móng bong ra hoặc được loại bỏ sẽ được thay thế bởi móng mới mọc từ nền móng. Bị dập móng chân gây tụ máu có thể cần 12 tháng để phát triển hoàn toàn móng mới và móng tay cần 4 – 6 tháng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây chảy máu dưới móng là gì?
Tình trạng tụ máu dưới móng thường hình thành nhất sau một chấn thương gây dập móng chân, móng tay. Các chấn thương trong hoạt động hàng ngày có thể khiến móng ở ngón tay, ngón chân bị bầm tím như:
- Ngón tay/chân kẹt vào cửa gây bật móng chảy máu hoặc đập vào vật cứng
- Một vật nặng, như búa hoặc ổ khóa, rơi trúng móng tay, móng chân
Ngoài ra, các chấn thương trong thể thao cũng có thể khiến bạn bị bầm móng chân hoặc móng tay.
Tụ máu dưới móng và u tế bào hắc tố
U tế bào hắc tố (ung thư hắc tố) là một dạng ung thư da nguy hiểm có thể khiến da – bao gồm cả da dưới móng – bị đổi màu và đôi khi gây chảy máu. Khối u tế bào hắc tố ở móng tay là rất hiếm, xảy ra chỉ trong khoảng 1/1.000.000 người. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng được chẩn đoán trễ và có nhiều khả năng dẫn đến tử vong.
Để phân biệt xem sự đổi màu và chảy máu móng tay của bạn là do tổn thương mạch máu hay khối u ác tính, bác sĩ sẽ tập trung chủ yếu vào việc bạn có tiền sử bị chấn thương móng gần đây hay có chơi thể thao không. Việc tụ máu dưới móng thường xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi chấn thương và sẽ hết sau khi móng lành lại.
Dựa vào dấu hiệu Hutchinson (một vệt lớn có màu sáng đến nâu sẫm, xanh hoặc đen chạy dọc móng) và các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây chảy máu dưới móng là gì.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chảy máu dưới móng?
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tụ máu dưới móng chân hoặc móng tay bằng cách quan sát và hỏi về các chấn thương gần đây của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chụp X-quang ngón tay hoặc ngón chân để xem có tình trạng gãy xương hay không.
Những phương pháp nào giúp điều trị chảy máu dưới móng?
Thực tế, các tình trạng chảy máu nhẹ (cơn đau nhẹ và diện tích tụ máu ít hơn 25% diện tích dưới móng) thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể cân nhắc chăm sóc bằng các biện pháp tại nhà.
Để giảm đau, cũng như tình trạng sưng và khó chịu ở ngón tay hoặc ngón chân, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp RICE để kiểm soát tình trạng bị dập móng chân hoặc móng tay:
- Nghỉ ngơi (Rest): hạn chế sử dụng hoặc di chuyển ngón tay/ngón chân bị ảnh hưởng
- Chườm đá (Ice): chườm túi đá lạnh giúp giảm sưng và đau
- Băng ép (Compression): băng ép khu vực chấn thương ngay lập tức để giảm lượng máu chảy dưới móng
- Nâng cao (Evaluation): đưa tay hoặc chân bị thương lên cao hơn tim để giúp giảm sưng.
Cách này cũng là đáp án cho câu hỏi móng tay, móng chân bị dập tụ máu phải làm sao.
Đối với các tình trạng chảy máu dưới móng nghiêm trọng sau, bạn không thể áp dụng các biện pháp trên mà phải đến gặp bác sĩ ngay:
- Cơn đau khiến bạn không thể chịu nổi
- Chấn thương xảy ra ở trẻ em
- Chảy máu không thể kiểm soát được
- Nền móng bị tổn thương
- Móng bị đổi màu mà không do chấn thương gây ra
Lúc này bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ móng bị hư. Trong một số trường hợp, trước khi bỏ móng, bác sĩ sẽ băng ngón tay để bảo vệ nền móng trong một vài ngày.
Nếu bạn bị dập móng chân và gãy xương, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng nẹp trong vài tuần để cố định xương và giúp khu vực tổn thương nhanh phục hồi.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khoan móng để dẫn lưu máu tụ ra ngoài. Điều này giúp giảm đau và giảm áp lực lên nền móng. Bạn lưu ý không được làm thủ thuật này tại nhà mà phải được nhân viên y tế thực hiện vì nó có thể gây nhiễm trùng nền móng.
Các dấu hiệu nhiễm trùng nền móng như:
- Có dịch hoặc mủ dưới móng tay
- Đau và sưng ngày càng nặng hơn
- Có những vệt đỏ trên da
- Ngón tay/chân nóng hoặc đau nhói
- Khu vực xung quanh nơi chấn thương quá đỏ, phù nề
Nếu bất kỳ các triệu nào trên đây xuất hiện, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Phục hồi
Chảy máu dưới móng bao lâu thì lành?
Nếu diện tích chấn thương dưới móng nhỏ, móng bị hư sẽ rụng trong vài tuần.
Bị dập móng chân có thể cần 12 tháng để phát triển hoàn toàn móng mới và móng tay cần 4 – 6 tháng. Nếu đã có tổn thương trên nền móng và các mô xung quanh, móng mới có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển.
Ngay cả khi được điều trị chảy máu dưới móng hiệu quả, móng mới vẫn có thể mọc lại nhưng trông không bình thường. Nếu bạn thấy bất cứ bất thường nào trong quá trình dập móng chân tay đang lành lại, hãy báo cho bác sĩ ngay.
Từ khóa » Vỡ Mạch Máu Ngón Tay
-
Sưng Mạch Máu Ngón Tay Tự Phát Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Hay Vỡ Mạch Máu Dưới Da Và Trầy Xước Chảy Máu Khi Va Chạm Nhẹ ...
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
Nguyên Nhân Vỡ Mạch Máu Dưới Da Và Các Biểu Hiện Thường Gặp
-
Khắc Phục : Bị Vỡ Mạch Máu Dưới Da - WHEYSHOP.VN
-
Cấp Cứu Vết Thương Mạch Máu Kịp Thời Và đúng Cách
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Hội Chứng Raynaud: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tụ Máu: Những điều Cần Biết - Tuổi Trẻ Online
-
Vết Thương Bàn Tay - Bệnh Viện Quân Y 103
-
XUẤT HUYẾT DƯỚI DA: ĐỪNG CHỦ QUAN!!!
-
Những Dấu Hiệu Bất ổn Của Mạch Máu
-
Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Cầm Máu Khi Bị đứt Tay