Chảy Máu Hậu Môn Nhưng Không đau Cảnh Báo 6 Bệnh Nguy Hiểm

Chảy máu hậu môn nhưng không đau là hiện tượng phổ biến thường hay gặp ở nhiều người. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý do táo bón, nóng trong người, thân nhiệt cao…nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh đang mắc phải. Vậy, chảy máu hậu môn nhưng không đau phải làm sao? Tìm hiểu về vấn đề này là biện pháp tốt nhất để mọi người có thể phòng và chữa bệnh an toàn hiệu quả.

Chảy máu hậu môn nhưng không đau là bị làm sao?

Chuyên gia hậu môn trực tràng TS.bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Chảy máu hậu môn nhưng không đau là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh dấu hiệu do táo bón, nhiệt vì thiếu nước và chất xơ thì hiện tượng chảy máu hậu môn còn là triệu chứng biểu hiện của một số bệnh lý sau:

1. Chảy máu ở hậu môn do ung thư đại trực tràng

Đây là bệnh lý nguy hiểm và phổ biến có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, nguy cơ tử vong rất lớn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì bệnh có thể chữa khỏi lên đến 90%.

Triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường, sụt cân nhanh, chướng bụng, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Chảy máu hậu môn nhưng không đau, là một trong những triệu chứng sớm gặp của bệnh ung thư đại trực tràng, đặc biệt là khi người bệnh đi đại tiện, máu thường có màu đỏ tươi và lẫn trong phân.

2. Chảy máu hậu môn nhưng không đau biểu hiện bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến hay gặp ở vùng hậu môn trực tràng do sự căng phồng và giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch bên trong hậu môn không chịu được áp lực quá lớn nên hình thành các búi trĩ và sa ra khỏi hậu môn.

Chảy máu hậu môn nhưng không đau là biểu hiện sớm và điển hình của bệnh trĩ nội kèm theo hiện tượng ngứa ngáy hậu môn, sa búi trĩ, đại tiện ra máu.

Lượng máu chảy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cụ thể, bệnh càng nặng búi trĩ sa xuống thì máu càng chảy nhiều khiến người bệnh bị mất máu dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Do không bị đau đớn gì nên người bệnh thường chủ quan không thăm khám khiến bệnh nặng hơn.

3. Bị chảy máu ở hậu môn Bệnh Polyp trực tràng, đại tràng

Polyp đại trực tràng là những khối u nhỏ hình thành trong thành ruột  hoặc trực tràng do sự phát triển quá mức của các tế bào niêm mạc hậu môn trực tràng. Thông thường, polyp là những khối u lành tính nhưng cũng có thể chuyển thành ác tính nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời., các khối u càng lớn nguy cơ bị ung thư càng cao.

Bị chảy máu hậu môn là bệnh gì? Triệu chứng phổ biến khi bị Polyp đại trực tràng là chảy máu hậu môn nhưng không đau, đi đại tiện ra máu lẫn ở trong phân, nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các khối u trong lòng hậu môn, polyp lớn có thể gây tắc ruột, đau chướng bụng, tiêu chảy liên tục, hạ kali trong máu, polyp sa xuống, thòng qua lỗ hậu môn.

4. Chảy máu hậu môn nhưng không đau do nứt kẽ hậu môn

Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, táo bón kéo dài, viêm nhiễm hậu môn, quan hệ tình dục qua hậu môn… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nứt kẽ hậu môn khiến vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện các vết rách kết hợp với sự co thắt hậu môn dẫn đến chảy máu.

Nứt kẽ hậu môn giai đoạn đầu có triệu chứng chảy máu hậu môn nhưng không đau nên người bệnh thường chủ quan không thăm khám bác sĩ. Khi bệnh phát triển nặng nặng, lượng máu chảy càng nhiều hơn, kèm theo cảm giác đau rát tùy mức độ.

5. Chảy máu hậu môn nhưng không đau do táo bón

Ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, nhiều chất đạm, uống ít nước, sử dụng bia rượu thường xuyên là những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở nhiều người. 

Táo bón khiến phân cứng khó đào thải ra ngoài, khi người bệnh dùng sức để rặn mạnh sẽ vô tình làm cọ xát dẫn đến tổn thương thành hậu môn và gây chảy máu.

Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau còn do hậu môn bị tổn thương, dị vật hoặc vết thương chưa lành hoàn toàn.

6. Hậu môn bị chảy máu do bệnh Corhn

Bệnh Crohn là tình trạng tổn thương do viêm đường tiêu hóa khiến người bệnh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, giảm cân. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh như: tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, chảy máu hậu môn…

Chảy máu hậu môn là bệnh gì? TS.bác sĩ CKII Trịnh Tùng, chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Không thể chỉ dựa trên các triệu chứng đơn thuần để kết luận bệnh và tình trạng sức khỏe được. Bởi hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, khi có dấu hiệu chảy máu hậu môn bất thường mọi người cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra.

Chảy máu hậu môn nhưng không đau có nguy hiểm không?

Bác sĩ CKII Trịnh Tùng cho biết: nếu chảy máu hậu môn nhưng không đau sau vài ngày là hết thì có thẻ chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì người bệnh không cần lo lắng quá, hãy chú ý nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, hiện tượng này sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm và kéo dài thì người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:

  • Thiếu máu trầm trọng

Hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau kéo dài, đặc biệt là người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu chảy ồ ạt sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, mệt mỏi suy nhược và suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt 

Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu làm tăng nguy cơ thai phụ bị suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

  • Suy giảm sức đề kháng

Hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm khác như: HIV, bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,…

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Hậu môn chảy máu tươi khiến người bệnh luôn lo lắng bất an và có cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.

  • Một số tác hại khác

Nếu chảy máu hậu môn do bệnh lý nguy hiểm mà không được điều trị sớm, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như: Ung thư đại trực tràng, nhiễm trùng máu, hoại tử hậu môn thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Chảy máu hậu môn nhưng không đau tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và gây ra vô vàn các hệ lụy khác nhau gây hại cho sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên lơ là chủ quan, chậm chạp trong việc thăm khám khiến bệnh chuyển nặng, việc điều trị càng khó khăn, tốn kém hơn.

Bị chảy máu hậu môn phải làm sao?

Đối với hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau, người bệnh cần biết rõ đây chính là triệu chứng biểu hiện sớm của các bệnh lý nguy hiểm như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, ung thư ruột kết, bệnh Crohn, polyp hậu môn…do đó không nên tự chữa bệnh tại nhà. Việc sử dụng thuốc nào và liều lượng ra sao cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, có rất nhiều cách chữa các vấn đề ở hậu môn khác nhau:

1. Phương pháp điều trị nội khoa

Cách chữa bệnh bằng thuốc được áp dụng cho các trường hợp bị chảy máu hậu môn do mắc bệnh trĩ nội, nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ bằng việc sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn….có tác dụng: giúp co mạch búi trĩ, và hàn gắn các tổn thương…

Ngoài ra, đối với các bệnh lý viêm nhiễm khác thì cần sử dụng thuốc đặc trị, bá sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người để đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả nhất.

2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Đối với các trường hợp bị polyp hậu môn trực tràng, bệnh trĩ nặng, u cục ở hậu môn thì cần sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
  • Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phẫu thuật Longo
  • Khâu treo trĩ bằng tay
  • Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH,…

Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu điểm và thế mạnh khác nhau, việc áp dụng phương pháp phẫu thuật nào để chữa trị bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau, mọi người cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin như: rau, củ, quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi khô thoáng
  • Sử dụng rau diếp cá hoặc lá ngải để ăn giúp cầm máu và chống viêm hiệu quả
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh, khoa học
  • Tránh tâm lý căng thẳng, lo âu stress quá mức
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt, và kẽm để bổ sung lại lượng máu đã mất.
  • Không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh khi đi đại tiện
  • Thường xuyên vận động luyện tập thể thao nâng cao thể lực và tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ nội soi hậu môn trực tràng, tầm soát máu ẩn trong phân
  • Khi bị chảy máu hậu môn đau hay không đau nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Chảy máu hậu môn nhưng không đau là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mọi người cần chủ động gặp bác sĩ để thăm khám tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Từ khóa » Hậu Môn Chảy Máu