Chảy Máu Miệng - Nguyên Nhân & Cách Điều Trị - CarePlus

Nguyên nhân chảy máu miệng thường là do các vết loét miệng, do bị bệnh nướu (nha chu), hoặc do lượng tiểu cầu thấp. Số lượng tiểu cầu thấp có thể là tác dụng phụ của việc điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Ngoài ra, những hoạt động hàng ngày như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, hoặc một số tác dụng phụ khác do hóa trị, xạ trị gây ra như khô miệng, loét miệng cũng có thể làm chảy máu trong miệng.

Triệu chứng

  • Máu chảy ra từ miệng hoặc các vết bầm trong miệng (từ trong hoặc ở trên lợi, lưỡi,…)
  • Phát ban hoặc các chấm màu đỏ sáng trên lưỡi, dưới lưỡi, trên miệng và/hoặc bên trong má.

Người bệnh có thể làm gì?

  • Rửa miệng nhẹ nhàng với nước đá mỗi 2 giờ/lần
  • Ngậm đá lạnh ở những chỗ chảy máu. Tránh ăn các loại kẹo cứng nếu miệng đang chảy máu
  • Rửa miệng hoặc đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau khi ăn. Rửa bàn chải đánh răng bằng nước nóng để lông bàn chải mềm hơn.
  • Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, giàu calo và protein. Các loại thực phẩm làm lạnh như kem, táo, bánh pudding, sữa chua,… có thể làm máu chảy chậm lại.
  • Xay nhuyễn các thực phẩm cứng như: táo, lê,…
  • Tránh những loại thức uống nóng, như trà và cà phê vì nhiệt độ cao làm các mạch máu to ra khiến máu chảy nhiều hơn.
  • Bôi kem dưỡng môi để tránh khô môi
  • Không nên sử dụng răng giả, đặc biệt là khi chúng không còn vừa vặn với bạn nữa.
  • Tránh uống các loại thuốc aspirin. Kiểm tra thật kỹ nhãn thuốc trước khi mua để đảm bảo rằng chúng không có chứa aspirin, hoặc kiểm tra với Bác sĩ.

Những việc người chăm sóc có thể làm để giúp đỡ bệnh nhân:

  • Cho người bệnh rửa miệng bằng nước lạnh trước khi ăn. Luôn để sẵn nước lạnh gần chỗ người bệnh.
  • Nếu miệng họ đang chảy máu, đặt 1 cái chén gần đó để họ nhổ nước bọt vào.
  • Pha sinh tố và cho họ ăn những loại thực phẩm làm lạnh khác.
  • Tránh cho người bệnh ăn các loại hạt hoặc các loại thực phẩm giòn (như khoai tây chiên hoặc bánh quy giòn), và các thực phẩm có lớp phủ cứng.
  • Làm lạnh sẵn một số túi trà ướt để bệnh nhân đặt lên những chỗ bị chảy máu trong miệng.

Đưa người bệnh đi khám khi gặp 1 trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh lần đầu tiên bị chảy máu trong miệng
  • Máu chảy kéo dài hơn 30 phút
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra hợp chất trông giống như bã cà phê
  • Có cảm giác đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt

----

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY

Từ khóa » Trị Lưỡi Chảy Máu