Chạy Nhanh Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn? Cách Chạy Nhanh Mà ...
Có thể bạn quan tâm
- 1. Chạy nhanh là gì?
- 2. Chạy nhanh có mấy giai đoạn?
- 2.1 Giai đoạn xuất phát
- 2.2 Giai đoạn chạy lao
- 2.3 Giai đoạn chạy giữa quãng
- 2.4 Giai đoạn về đích
- 3. Cách chạy nhanh mà không mệt
- 3.1 Lựa chọn trang phục phù hợp khi chạy
- 3.2 Khởi động trước khi chạy
- 3.3 Thời gian uống hợp lý trước khi chạy
- 3.4 Tư thế chạy đúng kỹ thuật
- 3.5 Cách chạy bộ không mệt nhờ hít thở sâu
- 3.6 Kiểm soát tốc độ chạy
- 4. Tổng kết
Bạn có biết, chạy nhanh là gì? Chạy nhanh có mấy giai đoạn? Cách chạy nhanh mà không mệt như thế nào? Cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu tất tần tật thông tin về bộ môn chạy nhanh qua bài viết bên dưới nhé.
1. Chạy nhanh là gì?
Chạy nhanh hay còn gọi là chạy nước rút hoặc chạy ngắn là hình thức chạy cự ly ngắn trong một khoảng thời gian giới hạn. Đây là môn thể thao tốc độ cơ bản và là môn thi đấu điền kinh tại các kỳ Thế vận hội (OLYMPIC).
Các cự ly chạy nhanh phổ biến hiện nay:
- 60m : 60 mét là cự ly để các vận động viên trẻ tập luyện ngoài trời khi mới tập chạy nước rút.
- 100m : Thông thường người giữ kỷ lục thế giới trong cuộc đua này được coi là “người chạy nhanh nhất hành tinh.” Kỷ lục thế giới hiện nay là 9,58 giây do Usain Bolt của Jamaica thiết lập vào ngày 16 tháng 8 năm 2009 tại Giải vô địch điền kinh thế giới 2009.
- 200m : Cuộc đua 200 mét bắt đầu từ các làn chạy cong của đường chạy tiêu chuẩn và kết thúc ở làn chạy thẳng (các VĐV được xếp xuất phát ở các vị trí không thẳng hàng, người chạy làn ngoài lần lượt đứng cao hơn người chạy làn trong để đảm bảo các vận động viên chạy đủ quãng đường 200m).
- 400m : 400 mét là cuộc chạy diễn ra trong một vòng chạy quanh sân vận động. Tất cả vận động viên sẽ chạy ở làn bên trong cùng. Tuy nhiên, xuất phát giống như chạy 200m.
- Tiếp sức : Chạy tiếp sức bao gồm chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 400m. Chạy tiếp sức 4 x 100m là một nội dung được nhiều sự quan tâm, thường thi đấu tại hầu hết các giải điền kinh còn chạy 4 x 400m thường là nội dung cuối cùng của các giải đấu lớn.
>> Xem thêm kỷ lục chạy 100m của Việt Nam là bao nhiêu giây?
2. Chạy nhanh có mấy giai đoạn?
Kĩ thuật chạy nhanh gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn xuất phát.
- Giai đoạn chạy lao.
- Giai đoạn chạy giữa quãng.
- Giai đoạn về đích.
2.1 Giai đoạn xuất phát
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn xuất phát. Thông thường, chạy nhanh cần sử dụng kĩ thuật xuất phát thấp với bàn đạp để tận dụng lực đạp sau giúp cơ thể xuất phát nhanh. Sau khẩu lệnh “Chạy” hoặc tiếng súng lệnh, các VĐV sẽ ngay lập tức xuất phát.
2.2 Giai đoạn chạy lao
Trong giai đoạn chạy lao, cùng với việc tăng tốc độ chạy, độ nghiêng về trước của thân trên giảm dần, mức độ dùng sức trong đánh tay cũng giảm dần. Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài của bước chạy. Bước sau nên dài hơn bước trước khoảng một nửa bàn chân và sau 9 – 11 bước thì ổn định.
2.3 Giai đoạn chạy giữa quãng
Tiếp sau giai đoạn chạy lao là giai đoạn chạy giữa quãng. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là duy trì tốc độ cao đã đạt được trong chạy lao. Trong giai đoạn này, kĩ thuật chạy sẽ khá ổn định.
2.4 Giai đoạn về đích
Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn về đích. Khi cách đích khoảng 15 – 20m các bạn cần tập trung hết sức lực để có thể duy trì tốc độ và cố tăng độ ngả người về trước để tận dụng hiệu quả đạp sau.
Lưu ý:
- Không nên nhảy về đích vì sau khi nhảy lên, cơ thể chuyển động (bay về trước) theo quán tính nên tốc độ chậm dần đều và chỉ trong khoảng khắc đó thôi, người chạy ngay phía sau có thể chạm đích trước bạn.
- Sau khi về đích, các bạn cần chạy tiếp vài bước theo quán tính và giữ thăng bằng để khỏi ngã, không nên dừng đột ngột và không va chạm với người cùng về đích…
>>> Xem thêm chạy bền là gì, chạy bền có giống và khác chạy nhanh ở chỗ nào?
3. Cách chạy nhanh mà không mệt
Làm thế nào hay có cách nào để chạy nhanh mà không mệt là câu hỏi rất nhiều bạn quan tâm. Nếu chúng ta chạy nhanh, chắc chắn sẽ mệt, không có cách nào giúp chúng ta có thể chạy nhanh mà không mệt cả. Tuy nhiên, với một số mẹo bên dưới đây, chắc chắn sẽ giúp các bạn có thể chạy nhanh hơn và đỡ mệt hơn.
3.1 Lựa chọn trang phục phù hợp khi chạy
Việc lựa chọn trang phục phù hợp khi chạy rất quan trọng. Các bạn không nên lựa chọn trang phục quá rộng hoặc quá bó sát vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong khi chạy, có thể khiến cơ thể bạn khó chịu, cản trở động tác, hạn chế tuần hoàn máu, mất tập trung,…
Đôi giày các bạn sử dụng để chạy bộ cũng vậy, cần lựa chọn kích thước vừa chân bởi nếu quá chật hoặc quá rộng sẽ dẫn đến tình trạng phồng rộp, sưng rát và làm tổn thương mắt cá chân.
3.2 Khởi động trước khi chạy
Các bài tập khởi động là điều các bạn không được bỏ qua, đặc biệt là khi chuẩn bị chạy bộ. Các bài tập khởi động sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, tăng khả năng linh hoạt, dãn cơ,… giúp bạn hạn chế được những chấn thương như căng cơ, chuột rút, rách cơ, chấn thương cơ khi bạn chạy nhanh.
>>> Xem ngay 15+ tác dụng của việc chơi thể thao thật tuyệt vời mà bạn chưa biết.
3.3 Thời gian uống hợp lý trước khi chạy
Các bạn chú ý, nên ăn uống trước giờ chạy ít nhất khoảng 2 tiếng hoặc 30 phút nếu ăn nhẹ và đừng quên bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách uống sữa hoặc nước hoa quả trước khi bắt đầu chạy khoảng 30 phút và mang theo chai nước khoáng để uống khi nghỉ ngơi.
Các bạn nên uống một lượng nước vừa đủ trước khi thực hiện chạy bộ đúng cách 30 phút. Không nên uống quá nhiều nước bởi nếu trong bụng có quá nhiều nước rất hay bị đau một bên bụng. Nếu không uống nước, sau khi chạy cơ thể bị thiếu nước rất dễ dẫn đến hiện tượng căng cơ.
>>> Xem thêm cách chạy bền không bị sốc hông, đau bụng.
3.4 Tư thế chạy đúng kỹ thuật
Tư thế chạy đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn đỡ tiêu hao năng lượng, chạy nhanh hơn và đỡ mệt hơn.
Tư thế đúng kỹ thuật khi chạy nhanh:
- Đầu và thân người thẳng tự nhiên, mắt nhìn về trước khoảng 10 – 15m.
- Lưng và vai thẳng một đường, nên thả lỏng và giữ cho cơ thể thăng bằng trong khi chạy
- Thả lỏng các cơ, nhất là cơ vai và chỉ cần các ngón tay gấp nhẹ, ngón cái gập sát đốt thứ hai của ngón trỏ.
- Chạm đất bằng gót chân rồi đến mũi bàn chân là cách chạy bộ hiệu nhất.
- Không nên vung tay quá mạnh khiến việc di chuyển trở nên nặng nề và nhanh xuống sức.
- Khi kết thúc quá trình chạy bộ nên thả lỏng các cơ bằng cách đi lại hoặc các bài tập giãn cơ, tuyệt đối không ngồi đột ngột.
3.5 Cách chạy bộ không mệt nhờ hít thở sâu
Một yếu tố quan trọng trong cách chạy bộ không mệt là việc hít thở đúng cách khi chạy. Bạn có thể hít thật sâu bằng mũi và thở chậm ra bằng miệng. Tùy vào cường độ chạy mà nhịp thở cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nhịp thở 3:3 khi chạy ở cường độ thấp (chạy 3 bước rồi hít vào sau đó chạy tiếp 3 bước thì thở ra).
- Nhịp thở 2:2 nếu bạn chạy ở cường độ trung bình.
- Nhịp thở 1:1 nếu bạn chạy ở cường độ cao.
3.6 Kiểm soát tốc độ chạy
Kiểm soát tốc độ chạy cũng là một cách hiệu quả để cải thiện tốc độ của bạn. Mỗi giai đoạn của chạy nhanh, các bạn sẽ cần điều chỉnh tốc độ cho phù hợp để giữ sức tốt hơn và bung sức khi cần. Nếu ngay từ thời điểm đầu, các bạn đã bung hết sức để giành lợi thế thì giai đoạn sau khi gần về đích sẽ xuống sức rất nhanh, trong khi đó, đây lại là giai đoạn bung sức của đối thủ, bạn sẽ rất dễ bị đối thủ vượt qua và về đích trước.
>> Xem thêm cách chạy bền hiệu quả nhất hiện nay mà các VĐV ai cũng phải thuộc lòng.
4. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp thông tin chạy nhanh là gì? Các giai đoạn của chạy nhanh và cách chạy nhanh không mệt. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.
Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
>> Xem ngay 20+ mẫu đồng hồ bấm giây thể thao – dụng cụ không thể thiếu để đo thời gian khi luyện tập chạy nhanh.
Chia sẻ: Câu hỏi thường gặpChạy nhanh có mấy giai đoạn?
Chạy nhanh có 4 giai đoạn là giai đoạn xuất phát, giai đoạn chạy lao, giai đoạn chạy giữa quãng và giai đoạn về đích.
Cách chạy nhanh mà không mệt?
Không có cách nào giúp chúng ta có thể chạy nhanh mà không mệt. Tuy nhiên có một số mẹo chắc chắn sẽ giúp các bạn có thể chạy nhanh hơn và đỡ mệt hơn. Chi tiết xem trong bài viết.
Nhận Xét Của Khách Hàng 0 0 votes Article Rating Subscribe Login Notify of new follow-up comments new replies to my comments Label {} [+] Name* Email* Website Label {} [+] Name* Email* Website 0 Comments Inline Feedbacks View all commentsCùng chuyên mục
Kỷ Lục Chạy 100m Nhanh Nhất Của Việt Nam Và Thế Giới Bao Nhiêu Giây?
Bạn có biết, kỷ lục chạy 100m nhanh nhất của Việt Nam bao nhiêu giây? Ai là người...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Điền Kinh Là Gì? Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Môn Điền Kinh
Bạn có biết, điền kinh là gì? Khái niệm điền kinh và ý nghĩa của môn điền kinh...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Chạy Tiếp Sức Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn? Các Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu chạy tiếp sức là gì? Chạy...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Chạy Bền Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn Và Gồm Những Cự Ly Nào?
Bạn có biết, chạy bền là gì? Lợi ích, tác dụng của chạy bền đối với sức khỏe...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
[ĐÃ KIỂM CHỨNG] 15+ Lợi Ích, Tác Dụng Của Chơi Thể Thao Tuyệt Vời
Ai cũng biết, thường xuyên chơi thể thao mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe....Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Chạy Bền Có Tăng Chiều Cao, Giảm Cân Không? Cách Chạy Bền Hiệu Quả Nhất
Bạn có biết, chạy bền có tăng chiều cao không? Chạy bền có giảm cân không? Chạy bền...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
[TỔNG HỢP] Tất Cả Những Trường Hợp Phạm Quy Trong Nhảy Xa
Nhảy xa là một môn thể thao thi đấu trong bộ môn điền kinh và cũng là một...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
[KỸ THUẬT] Cách Nhảy Xa Kiểu Ngồi, Kiểu Ưỡn Thân Hiệu Quả
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Nhảy Xa Là Gì? Nhảy Xa Có Mấy Giai Đoạn? Luật Nhảy Xa Như Thế Nào
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu nhảy xa là gì? Nhảy xa...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Kích Thước, Chiều Dài Hố Nhảy Xa, Ván Giậm Nhảy Là Bao Nhiêu?
Bạn có biết, kích thước, chiều dài hố nhảy xa, kích thước ván giậm nhảy tiêu chuẩn thi...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Chạy 100m Thuộc Cự Ly Chạy Nào? Kỹ Thuật Chạy 100m Không Mệt
Bạn có biết, chạy 100m thuộc cự ly chạy nào? Kỹ thuật chạy 100m hiệu quả, không mệt...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Có Mấy Cách Đóng Bàn Đạp? Trình Bày Các Cách Đóng Bàn Đạp
Bạn có biết, có mấy cách đóng bàn đạp? Trình bày các cách đóng bàn đạp? Cùng Thể...Thể Thao Đông Á
21/03/2022
Top những công ty thiết kế web tại Hà Nội uy tín nhất hiện nay Top công ty thiết kế website giá rẻ uy tín đáng chọn nhất hiện nay wpDiscuzInsertTừ khóa » Trong Chạy Nhanh Có Mấy Giai đoạn
-
Kỹ Thuật Chạy Bền Gồm Mấy Giai đoạn? Những điều Cần Lưu ý Trong ...
-
Em Hãy Cho Biết, Chạy Nhanh Có Mấy Giai đoạn, Giai đoạn Nào Là ...
-
Kĩ Thuật Chạy Nhanh Gồm Mấy Giai đoạn? Giai đoạn Nào Là Quan ...
-
[CHUẨN NHẤT] Trình Bày Các Giai đoạn Trong Chạy Ngắn - TopLoigiai
-
Phân Tích Kỹ Thuật Chạy Nhanh Gợi ý: Có 4 Giai đoạn ... - MTrend
-
Chạy Nhanh Gồm Có Mấy Giai đoạn - Logo
-
Chạy Nhanh Có Mấy Giai đoạn Lớp 8 - Thả Rông
-
Kỹ Thuật Chạy Nhanh Gồm Mấy Giai đoạn
-
Chạy Nhanh Có Mấy Giai đoạn, Kể Tên Các Giai đoạn ,giai đoạn Nào ...
-
Bạn đã Biết Kỹ Thuật Chạy Bền Gồm Mấy Giai đoạn? - Tốc Sport
-
[Lý Thuyết] Kỹ Thuật Chạy Cự Ly Ngắn (100m)
-
Kỹ Thuật Xuất Phát Cao Trong điền Kinh, Chạy Bộ Thế Nào? - Elipsport