Chấy Rận Và Những Nguy Cơ Tiềm ẩn Với Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Tổng quan bệnh chấy rận ở da đầu
- 2. Người bị chấy rận ở da đầu có thể gặp các triệu chứng gì?
- 2. Tại sao chúng ta lại bị nhiễm chấy rận?
- 4. Đối tượng nguy cơ bệnh chấy rận
- 5. Phòng ngừa bệnh chấy rận như thế nào?
- 6. Chẩn đoán bệnh chấy rận
- 7. Các biện pháp điều trị bệnh chấy rận
Nhiễm chấy rận là một trong những bệnh gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe như ngứa, loét, nhiễm trùng da đầu,… Bên cạnh đó người nhiễm chấy rận còn hình thành tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, và gặp gỡ người khác. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em, học sinh nội trú, những người làm công việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe, trường học. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh chấy rận qua bài viết sau của bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu.
1. Tổng quan bệnh chấy rận ở da đầu
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Truyền nhiễm, tải ngay ứng dụng YouMed.
Chấy rận là loài côn trùng nhỏ bé, không có cánh, thường ký sinh trên cơ thể người hoặc động vật. Chúng hút máu từ cơ thể vật chủ để tồn tại. Ở người, chúng lây lan qua tiếp xúc, qua quần áo, thường sống trong lông tóc và hút máu từ da đầu. Một con rận con trưởng thành có kích thước bằng hạt vừng. Một quả trứng rận thì có kích thước bằng một vảy gàu nhỏ.
Chúng ta cần hiểu rằng, nhiễm chấy rận không phải là dấu hiệu của vệ sinh cá nhân kém hay môi trường sống ô uế. Đồng thời, chấy không mang theo mầm bệnh truyền nhiễm vi khuẩn hay virus.
2. Người bị chấy rận ở da đầu có thể gặp các triệu chứng gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh chấy rận, bao gồm:
- Ngứa. Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà người nhiễm chấy hay gặp phải. Người bị nhiễm thường than ngứa ở da đầu, cổ và tai. Điều này xảy ra do phản ứng cơ thể với vết cắn của chấy.
- Nhìn thấy chấy trên da đầu, tóc hoặc quần áo người bệnh. Ta có thể nhìn thấy chấy bằng mắt thường nhưng khó phát hiện vì chúng nhỏ, di chuyển nhanh, và tránh ánh sáng.
- Có cảm giác côn trùng di chuyển trên tóc và da đầu.
- Nhìn thấy trứng chấy tại lông hay trục tóc người bệnh. Trứng rỗng có thể dễ dàng phát hiện hơn, vì chúng có màu nhạt và xa da đầu.
- Vết loét trên da đầu, cổ hoặc vai. Các vết loét này do người bệnh thường xuyên gãi để giảm bớt cảm giác ngứa. Đôi khi, chúng tạo ra ổ nhiễm khuẩn trên da đầu.
2. Tại sao chúng ta lại bị nhiễm chấy rận?
Đối với bất kì ai khi mắc phải chấy rận đều băn khoăn câu hỏi, tại sao tôi lại bị nhiễm?
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh chấy rận ở da đầu thường lây lan qua tiếp xúc. Người bị bệnh chấy rận do tiếp xúc với quần áo có chấy rận hoặc trứng chấy rận. Các đường lây truyền chính của bệnh chấy rận như:
2.1 Lây truyền trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Đây là hình thức lây truyền phổ biến nhất. Trường hợp này hay gặp ở trẻ em do chơi đùa gần gũi với nhau ở trường hoặc người trong cùng một gia đình.
2.2 Lây truyền gián tiếp
- Dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, băng đô, lược, khăn mặt với người bị chấy rận.
- Do tiếp xúc với chấy rận tại các nơi như giường chiếu, tủ quần áo.
- Vật nuôi trong nhà thì không có vai trò trong việc truyền chấy.
Khi có các biểu hiện nghi ngờ về bệnh chấy rận, người bệnh cần kiểm tra lại các yếu tố lây bệnh để phòng tránh và điều trị tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đồng thời đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh chấy rận
Nhiễm chấy rận có thể gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các đối tượng có nguy cơ cao mắc chấy rận như:
- Học sinh mầm non và tiểu học. Các em có xu hướng tiếp xúc và chơi gần nhau, có nguy cơ cao nhất.
- Các thành viên trong gia đình của trẻ em trong độ tuổi đến trường.
- Những người làm việc trong trung tâm chăm sóc ban ngày, trường mầm non hoặc tiểu học.
5. Phòng ngừa bệnh chấy rận như thế nào?
Ngăn chặn sự lây lan của chấy rận ở trẻ em tại các cơ sở chăm sóc trẻ em và trường học là một điều cần thiết. Để có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm chấy rận, bạn có thể hướng dẫn con bạn:
- Treo quần áo trên một cái móc riêng.
- Tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân như: lược, bàn chải, mũ và khăn quàng cổ, băng đô, tai nghe, cột tóc.
- Không nằm trên giường, nệm hoặc gối, mền đã tiếp xúc với người bị nhiễm chấy.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên.
6. Chẩn đoán bệnh chấy rận
Bạn có thể được chẩn đoán nhiễm chấy bằng cách:
- Kiểm tra tóc, sát da đầu, xem có chấy không.
- Kiểm tra có trứng chấy ở tóc.
- Chải bằng một chiếc lược có răng mịn xuyên qua tóc, bắt đầu từ da đầu, để bắt chấy và trứng.
Lưu ý rằng khi tìm thấy trứng, nên xác định xem trứng còn hoạt động hay không (trứng chắc) nếu trứng đã bị phá hủy (trứng lép), có thể sẽ không cần điều trị.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt giữa trứng và gàu hoặc các mảnh vụn khác trên tóc. Hầu hết các mảnh vụn có thể được loại bỏ dễ dàng, khi sờ hoặc chải tóc. Riêng trứng thì bám chặt vào tóc của bạn.
Nếu một người trong gia đình bạn có chúng, những người khác cũng có thể đang mắc chấy rận. Cần kiểm tra tất cả mọi người trong gia đình để tìm dấu hiệu của chấy mỗi vài ngày.
7. Các biện pháp điều trị bệnh chấy rận
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh chấy rận. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ tìm các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả cho người bệnh.
Có một số phương pháp điều trị chấy có sẵn. Hầu hết các phương pháp điều trị sẽ cần phải được sử dụng hai lần. Điều trị thứ hai, sau một tuần đến 9 ngày, sẽ giết chết bất kỳ trứng mới nở.
Một số phương pháp điều trị phổ biến cho chấy rận ở da đầu bao gồm:
7.1 Sử dụng thuốc
Điều trị chấy không kê đơn (OTC)
Hai loại hóa chất thường được sử dụng trong điều trị chấy OTC.
- Pyrethrin, được phê duyệt để sử dụng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Permethrin (Nix), được phê duyệt để sử dụng cho những trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
Nếu điều trị OTC thất bại, bác sĩ có thể cho bạn điều trị theo toa, với các hóa chất khác.
Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, nếu xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp.
7.2 Điều trị thay thế
Nếu bạn không muốn sử dụng thuốc, hãy dùng chiếc lược có răng hoặc lược chải bọ chét (được bán trong các cửa hàng vật nuôi) để loại bỏ chấy. Có thể thoa dầu lên tóc trước khi chải. Điều này sẽ giúp chấy và trứng dính vào lược, và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
Bắt đầu chải ở da đầu và liên tục cho đến hết đuôi tóc. Hãy làm điều này đều đặn sau mỗi 2 đến 3 ngày cho đến khi bạn không còn dấu hiệu của chấy hay trứng.
7.3 Dọn dẹp nhà của bạn
Chấy rận có thể sống sót trên các vật dụng, đồ dùng cá nhân trong một đến vài ngày. Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để diệt chấy:
- Giặt quần áo và khăn trải giường trong nước nóng – 130°F (54°C) trở lên – và sấy khô ở nhiệt độ cao.
- Ngâm bàn chải tóc, lược, băng đô và các phụ kiện tóc khác trong nước nóng (54°C) 5 đến 10 phút.
- Vệ sinh nhà cửa, hút bụi, làm sạch các bề mặt tiếp xúc.
Bạn có thể thoát khỏi nỗi ám ánh chấy rận nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Hãy giảm nguy cơ đó bằng cách dọn dẹp nhà cửa đúng cách và tránh tiếp xúc trực tiếp với những người có chấy trên đầu cho đến khi họ được điều trị xong. Đồng thời hạn chế dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân với người khác để giảm nguy cơ bị chấy.
Từ khóa » Hình ảnh Về Con Chấy
-
Chấy Cùng Tất Cả Những Kiến Thức Về Chấy - Suckhoe123
-
Chấy Trông Như Thế Nào? Cách Trẻ Em Mắc Phải Chấy? | Vinmec
-
Con Chấy (chí): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Con Chấy Sinh Ra Từ đâu? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Chấy Rận - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chấy, Rận – Những điều Cần Biết Và Cách Phòng Chống
-
Chấy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Chấy Rận - Health Việt Nam
-
Nổi Da Gà Với Mái Tóc Của Bé Gái 'nuôi Chấy' Suốt 5 Năm - VTC News
-
Con Chấy Số Mấy
-
Bé Gái 12 Tuổi Bị Chấy Cắn Suốt 3 Năm, Tử Vong Vì Ngưng Tim
-
Con Chấy Số Mấy
-
Hình ảnh Phát Buồn Nôn Về Những Người "nuôi" Hàng Ngàn Con ...