Chạy Thận - Lọc Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Thận khỏe mạnh có thể loại bỏ các chất thải, duy trì nồng độ các chất điện giải và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi thận không còn khả năng thực hiện các chức năng này thì người bệnh cần phải được lọc máu để giữ được sự cân bằng của cơ thể.
Lọc máu là gì?
Bệnh nhân suy thận cấp hoặc mạn cần được lọc máu, hay còn gọi là chạy thận nhân tạo. Suy thận là khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 15% so với bình thường. Nếu bệnh nhân mất từ 85-90% chức năng thận thì khả năng cao là cần được lọc máu.
Lọc máu là thủ thuật mô phỏng lại hoạt động tự nhiên của thận.
Chức năng của thận
Thận là cơ quan trọng yếu của cơ thể và có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Chúng có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất thải và bài tiết chúng qua nước tiểu.
Thận có thể lọc được khoảng 140 lít máu mỗi ngày. Nếu như có bệnh lý, chấn thương, hoặc các nguyên nhân khác làm cản trở thận thực hiện chức năng của mình thì muối và các chất thải sẽ tích tụ dần trong máu và gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, khiến cho tình trạng bệnh nhân trở nên nặng hơn.
Lọc máu sẽ thay thế chức năng của thận, bằng cách sử dụng một thiết bị để lọc và làm sạch máu trước khi đưa máu vào lại cơ thể. Việc này giúp cơ thể duy trì được sự cân bằng và các chất điện giải, giúp cho cơ thể hoạt động được bình thường.
Mặc dù lọc máu có thể bắt chước lại hoạt động của thận, nhưng nó không thể chữa khỏi bệnh thận mạn và những vấn đề khác của thận. Các bệnh nhân sẽ cần được điều trị thêm bằng những phương pháp khác để giải quyết được các nguyên nhân nền.
Các dạng lọc máu
Có ba dạng chạy thận - lọc máu:
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là thủ thuật sử dụng máy lọc máu và một màng lọc đặc biệt. Một vài người gọi máy lọc máu này là thận nhân tạo.
Khi thực hiện thủ thuật, hai đầu kim sẽ được đưa vào mạch máu, thường là ở tay, để kết nối cơ thể với máy. Máy sau đó sẽ bơm máu của bệnh nhân đi xuyên qua màng lọc và quay trở lại cơ thể. Máy cũng đo được huyết áp, kiểm soát tốc độ của dòng chảy đi qua màng lọc, và sau đó quyết định thể tích dịch có thể lọc ra khỏi cơ thể.
Bên trong máy này, dòng máu sẽ đi qua những sợi rỗng, và dung dịch lọc máu sẽ đi theo chiều ngược lại ở bên ngoài các sợi này. Chất thải đi từ máu vào dung dịch lọc máu, và máu được lọc sau đó sẽ quay trở lại cơ thể. Một lần lọc máu thường kéo dài khoảng 4 giờ.
Bệnh nhân có thể được lọc máu tại một bệnh viện, trung tâm lọc máu, hoặc tại nhà.
Thẩm phân phúc mạc
Thẩm phân phúc mạc sử dụng lớp màng ở thành bụng để lọc máu.
Có hai dạng thẩm phân phúc mạc: thẩm phân phúc mạch liên tục (CAPD) và thẩm phân phúc mạc tự động (APD).
CAPD
Phương pháp này không cần sử dụng máy. Thay vào đó, nó sẽ sử dụng một túi chứa dung dịch thẩm phân (bao gồm nước, muối và một vài phụ chất khác). Bệnh nhân sẽ được gắn túi này vào bụng thông qua một ống catheter. Dung dịch này sau đó sẽ chảy vào bụng, hấp thu những chất thải và dịch dư thừa từ cơ thể.
Sau một vài giờ, bệnh nhân đổ lượng dịch và chất thải trong túi ra hết, và có thể bắt đầu sử dụng một túi dịch thẩm phân khác. Có thể sẽ cần phải thay đổi túi dịch ba đến năm lần một ngày.
APD
Phương pháp này tương tự như CAPD nhưng nó sẽ sử dụng một thiết bị được gọi là máy thay dịch tự động để thay mới dịch thẩm phân. Một số người còn gọi phương pháp này là thẩm phân phúc mạc liên tục có sử dụng máy tự thay (CCPD).
Bệnh nhân có thể thực hiện CAPD hay APD ở bất kỳ không gian riêng tư sạch sẽ nào, ví dụ như nhà và công ty.
Các phương pháp thay thế thận liên tục
Các phương pháp này (CRRT) là một dạng lọc máu đặc biệt được sử dụng để điều trị suy thận cấp. Phương pháp thường được dụng cho bệnh nhân nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đây có thể là một lựa chọn tốt cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định.
CRRT cũng giống như lọc máu bình thường nhưng thay vì lọc nhiều đợt, mỗi đợt 4 giờ thì phương pháp này kéo dài 24 giờ và sẽ liên tục lọc máu một cách chậm rãi.
Có ba dạng CRRT chính:
- Lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch đối lưu liên tục
- Lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch khuếch tán liên tục
- Lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch khuếch tán đối lưu liên tục
Chuẩn bị
Cách thức chuẩn bị thì khác nhau tùy phương pháp lọc máu. Thường thì bác sĩ sẽ đặt một thiết bị vào người bệnh nhân để có thể tiếp cận được đến mạch máu, đây là một thủ thuật nhanh.
Bệnh nhân nên mặc trang phục thoải mái đến lọc máu và nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, ví dụ như nhịn ăn trước khi thực hiện.
Chạy thận nhân tạo
Bệnh nhân cần được thực hiện phẫu thuật tiếp cận mạch máu trước khi thực hiện. Đây là một tiểu phẫu cho phép bệnh nhân kết nối được với máy chạy thận một cách dễ dàng. Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông động tĩnh mạch, mảnh ghép động tĩnh mạch, hoặc một ống catheter để bệnh nhân có thể chạy thận.
Bệnh nhân nên tuân theo một chế độ ăn đặc biệt để có thể ngăn chặn các chất thải tích tụ lại ở giữa những đợt chạy thận. Chế độ ăn này bao gồm nhiều đạm và hạn chế các chất điện giải và dịch. Kích thước cơ thể bệnh nhân, tình trạng dinh dưỡng và chức năng thận sẽ quyết định lượng đạm chính xác cần.
Thẩm phân phúc mạc
Cũng như chạy thận nhân tạo, bệnh nhân cần được thực hiện một tiểu phẫu để đưa ống catheter vào trong bụng. Sau khi đã đặt catheter xong thì bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách thay túi bằng tay và tránh nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân lựa chọn phương pháp APD thì sẽ được hướng dẫn thêm cách sử dụng máy thay tự động.
Mặc dù bệnh nhân chạy thận cần phải tuân theo một chế độ ăn chuyên biệt nhưng bệnh nhân sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo có chế độ ăn nghiêm khắc hơn so với thẩm phân phúc mạc. Nguyên nhân là vì thẩm phân phúc mạc diễn ra thường xuyên hơn do đó các chất thải sẽ ít bị tích tụ hơn.
CRRT
Bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì trước khi thực hiện. Bác sĩ sẽ quyết định xem bệnh nhân có cần được thực hiện thủ thuật này hay không và sẽ chuẩn bị những thứ cần thiết.
Nguy cơ
Nguy cơ của lọc máu thì có sự khác nhau nhỏ giữa các phương pháp.
Chạy thận nhân tạo
Các vấn đề thường gặp của chạy thận nhân tạo bao gồm: nhiễm trùng, dòng chảy máu bị kém, và tắc nghẽn đường thông nối với mạch máu. Trong vài trường hợp, bệnh nhân sẽ gặp vài vấn đề với sự cân bằng hóa chất và nước, có thể gây ra co cơ hoặc tụt huyết áp đột ngột. Kim bị lỏng cũng có thể gây mất máu, dẫn đến các biến chứng nặng nề.
Thẩm phân phúc mạc
Bệnh nhân luôn phải vệ sinh tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng xung quanh catheter và ngăn ngừa viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là nhiễm trùng của dịch bên trong bụng, và có thể gây đau, sốt, buồn nôn và nôn ói. Nếu gặp phải các triệu chứng trên thì nên đi khám ngay.
Thẩm phân phúc mạc còn có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị, nguyên nhân là do catheter cần phải có một đường thông nối đi vào cơ thể. Ngoài ra, tăng cân cũng có thể gặp do cơ thể hấp thụ đường ở trong dung dịch thẩm phân.
Crrt
Cũng giống như các biện pháp khác, nguy cơ của CRRT bao gồm nhiễm trùng, hạ huyết áp, và mất cân bằng điện giải.
Tóm tắt
Lọc máu là biện pháp điều trị khi thận không thực hiện được chức năng của mình. Nếu như bệnh nhân mắc phải suy thận cấp hoặc mạn thì cần được lọc máu để thay thế cho vai trò của thận.
Các dạng khác nhau của lọc máu bao gồm: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, và liệu pháp thay thế thận liên tục. Mặc dù mỗi cách đều có khác biệt nhỏ, lọc máu thường sẽ cần sử dụng một thiết bị và một dung dịch đặc biệt để loại bỏ các chất thải độc hại, lượng muối và dịch dư thừa ra khỏi máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Người Bị Suy Thận Phải Lọc Máu Khi Nào
-
Bệnh Nhân Suy Thận Lọc Máu Khi Nào? Những điều Cần Phải Biết
-
Lọc Máu điều Trị Suy Thận Mãn Tính Giai đoạn Cuối | Vinmec
-
Chỉ định Lọc Máu Trong Suy Thận Cấp | Vinmec
-
Bệnh Nhân Bị Suy Thận Phải Lọc Máu Khi Nào?
-
Người Bệnh Suy Thận Phải Lọc Máu: Những Chú ý Trong ăn Uống
-
Bệnh Suy Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Góc Tư Vấn: Suy Thận Mạn Giai đoạn Cuối Sống được Bao Lâu?
-
Người Bị Suy Thận Phải Lọc Máu Khi Nào? - H&H Nutrition
-
Tổng Quan Về Chạy Thận Nhân Tạo - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Suy Thận Và Lọc Thận Nhân Tạo | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Bệnh Suy Thận Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Cdcthaibinh
-
Tổng Quan Về Điều Trị Thay Thế Thận - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bạn đừng Bao Giờ Làm Những điều Này Nếu Không Muốn Bị Suy Thận ...
-
Người Bị Bệnh Suy Thận Sống được Bao Nhiêu Năm?