Chạy Tiếp Sức Là Gì? Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức 4x100m Trong Thi ... - Oreni
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều hình thức chạy khác nhau như chạy ngắn, chạy dài, chạy vượt rào… ngoài ra còn có chạy tiếp sức. Chạy tiếp sức là một trong những hình thức chạy theo đội có sự nối tiếp nhau trong thi đấu.
Loại hình này đòi hỏi sức lực và khả năng phối hợp giữa những thành viên trong đội hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Oreni Việt Nam sẽ cung cấp đến bạn thông tin về kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m chi tiết nhất.
1. Chạy tiếp sức là gì?
Chạy tiếp sức là môn điền kinh trong đó nhiều vận động viên chạy nối tiếp nhau trên một đường dài bằng cách sử dụng cây gậy để đánh dấu việc chuyển tiếp giữa những cá nhân trong đội chạy.
Chạy tiếp sức là môn thi đấu Điền kinh
Thông thường, nếu chạy như một cách để rèn luyện sức khỏe cá nhân thì không có quy định. Trong khi, nếu việc chạy tiếp sức như một bộ môn thi đấu chuyên nghiệp thì mỗi đội sẽ gồm 4 thành viên, dụng cụ không thể thiếu đó chính là một chiếc gậy để các thành viên trong đội chuyền cho nhau. Người đến vạch đích trước thì dừng lại và giành chiến thắng.
Trong đó, người đứng đầu giữ vai trò khởi động cho đội, có vai trò quan trọng như một cách để khơi dậy tinh thần thi đấu cho toàn đội. Và 3 người còn lại tiếp tục trao gậy cho nhau. Khoảng cách cho mỗi lần trao gậy là 20m và phải cách khu vực đích đến đúng 10m.
Kết quả của các cuộc thi chạy tiếp sức sẽ được đánh giá dựa theo thời gian chạy kết thúc quãng đường quy định của mỗi đội. Đội nào có thời gian chạy hoàn thành ngắn hơn sẽ giành chiến thắng.
Hiện nay có nhiều cuộc thi trong môn chạy tiếp sức được tổ chức dành cho nam, nữ và cả nam và nữ với nhiều cự ly khác nhau như: chạy tiếp sức 4x100m, 4x200m, 4x400m, 4x800m, ...
>> Xem thêm: Kỹ thuật chạy cự ly 100m nước rút về đích nhanh nhất
2. Cách sắp xếp vị trí các VĐV trong chạy tiếp sức
Trong thi đấu chạy tiếp sức, việc sắp xếp vị trí các VĐV hợp lý, khoa học góp phần không nhỏ giúp thành tích của đội đạt kết quả tốt nhất. Việc sắp xếp đội hình chạy sẽ dựa vào điểm mạnh của từng thành viên trong đội từ đó tìm ra vị trí thích hợp nhất.
Cách sắp xếp vị trí các thành viên trong đội như sau:
- Người chạy ở vị trí đầu tiên: Là VĐV có kỹ thuật xuất phát, phản xạ tốt nhất và có kỹ thuật trao gậy tốt nhất trong đội.
- Người chạy thứ 2: Phải là người có sức bền, sự phối hợp ăn ý.
- Người chạy thứ 3: Là VĐV có tốc độ vượt bậc và kỹ thuật nhận gậy chuẩn xác.
- Người chạy ở vị trí cuối cùng: Là VĐV có tâm lý bình tĩnh tự tin và có khả năng chạy nước rút tốt nhất trong đội.
Máy chạy bộ Oreni RE-521,500,000đ
Máy chạy bộ Oreni RE-5 được thiết kế đa năng, hỗ trợ tập chạy bộ + gập bụng + massage hiệu quả và phù hợp để rèn luyện sức khỏe tại nhà cho cả gia đình
Xem thêm
3. Kỹ thuật chạy tiếp sức chính xác nhất
Quá trình chạy tiếp sức trải qua các giai đoạn theo lộ trình thời gian. Nếu thi đấu thì cần chạy đúng luật và nhanh nhất để giành chiến thắng.
3.1. Kỹ thuật xuất phát
Trong quá trình chạy, người chạy đầu tiên trong 4 thành viên của đội chạy tiếp sức thực hiện tư thế xuất phát thấp:
- Bàn đạp ở tư thế ngón tay cái và ngón trỏ chống trên đường chạy, sau vạch xuất phát.
- Các ngón còn lại nắm cây gậy (tay phải là tay cầm gậy).
- Lần lượt đặt chân thuận vào bàn đạp trước, chân không thuận vào bàn đạp sau.
- Khi nghe thấy hiệu lệnh thì chuyển trạng thái người hướng về phía trước, đồng thời nâng mông lên cao hơn vai.
- Sau đó chạy lao về phía trước.
Khi có hiệu lệnh cần chạy lao lên phía trước
3.2. Chạy tiếp sức cho người tiếp theo
Người chạy thứ 2, 3, 4 là những người sẽ nhận gậy từ người liền kề sau đó, xuất phát ở tư thế 3 điểm chống (2 chân và 1 tay tiếp xúc với đường chạy) và quay mặt về phía sau quan sát động đội.
3.3. Chạy tăng tốc
Việc chạy càng nhanh trong quá trình chạy tiếp sức sẽ giúp rút ngắn thời gian, giúp đội có cơ hội chiến thắng nhiều hơn.
Người thứ nhất khi nghe thấy khẩu lệnh chạy hoặc tiếng súng nổ thì phải nhanh chóng đạp mạnh hai chân và lao người về phía trước, tay đánh so lo với chân, thực hiện bước chạy dài và lao về phía trước nhanh nhất có thể, sau đó chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng.
Người chạy thứ 2, 3, 4 của đội thì sau khi nhận gậy từ người thứ nhất hay liền kề trước đó phải chạy thật nhanh, đạt tốc độ tối đa.
3.4. Chạy giữa quãng
Giai đoạn chạy giữa quãng tất cả thành viên cần phải duy trì tốc độ của bản thân ở mức ổn định và cần chú ý đến nhịp đánh tay đều, thoải mái.
3.5. Chạy về đích
Quãng chạy về đích thường có chiều dài từ 15 đến 20m chạy cuối cùng. Người chạy cần liên tục tăng tốc để cán đích sớm nhất.
Cần giảm dần tốc độ khi về đích
Vận động viên cần chú ý tư thế thân người ngả về phía trước nhiều hơn so với chạy giữa quãng, các bước chân và tần suất bước nhiều và nhanh hơn, đồng thời kết hợp đánh tay mạnh, theo nhịp bước chân.
3.6. Kỹ thuật chạy đường vòng
Đối với chạy tiếp sức 4x100m thì ở những đoạn đường cong các VĐV cần phải áp dụng kỹ thuật chạy đường vòng như sau:
- Chạy sát mép ô trong đường chạy của mình, bàn chân hơi xoay và cần nghiêng người về bên trái.
- Tốc độ của VĐV sẽ ảnh hưởng đến độ ngả. Độ nghiêng người trong đường vòng từ từ tăng dần và từ từ giảm dần khi chạy ra đường thẳng.
- Khi chạy đường vòng tay phải nên hướng vào trong nhiều hơn, còn tay trái sẽ chếch ra phía ngoài. Và tay phải phải đánh thật nhanh, biên độ bắt buộc phải lớn hơn tay trái.
4. Kỹ thuật trao - nhận gậy trong chạy tiếp sức 4x100m
Trong nội dung thi đấu chạy tiếp sức 4x100m các VĐV có thể áp dụng 2 cách trao và nhận gậy là trao từ dưới lên trên hoặc trao từ trên xuống dưới.
- Trao từ dưới lên trên: Người nhận gậy giang tay ra sau, lòng bàn tay úp, các đầu ngón tay chĩa xuống dưới. Người trao gậy sẽ có nhiệm vụ trao gậy từ dưới lên trên vào giữa ngón trỏ và ngón cái.
- Trao từ trên xuống dưới: Đây là cách trao gậy thường được áp dụng nhiều hơn. Người nhận gậy phải ngửa tay lên trời, người trao gậy sẽ để chiếc gậy theo hướng trượt từ cổ tay xuống dưới bàn tay.
Quá trình trao gậy thường sẽ diễn ra khi người trao phát ra tín hiệu bằng miệng và người nhận khi nghe thấy tín hiệu này sẽ đưa tay ra sau để nhận gậy. Sau đó người trao sẽ xác định vị trí thuận lợi nhất thường là lúc khoảng cách giữa 2 người từ 1m - 1,3m, cánh tay người nhận đưa ra sau và tay người trao đưa ra trước hết cỡ. Nơi trao - nhận gậy ở đoạn 2 - 3m cuối trong khu vực quy định.
>> Xem thêm: Chạy việt dã là gì? Chạy Trail là gì? Chạy Marathon là gì?
Xe đạp tập thể dục Tokado TK0076,480,000đ
Xe đạp thể dục Tokado TK007 được thiết kế đa năng, hỗ trợ tập tay, tập vai, tập mông, đùi hiệu quả và phù hợp để rèn luyện sức khỏe tại nhà cho cả gia đình.
Xem thêm
5. Luật chạy tiếp sức 4x100m dành cho các vận động viên chuyên nghiệp
Bộ môn thi đấu chạy tiếp sức là một nội dung thể thao được nhiều người biết đến dành cho các vận động viên chuyên nghiệp về Điền kinh.
5.1. Gậy chạy tiếp sức
Theo luật điền kinh có quy định về gậy chạy tiếp sức:
- Chất liệu gỗ hoặc kim loại hay các vật liệu khác đảm bảo về độ cứng.
- Dạng ống rỗng, chu vi 12 – 13cm, dài 28 – 30cm.
- Trọng lượng không được dưới 50 gam.
5.2. Quá trình chạy
Tất cả các thành viên của đội đều phải tuân thủ nghiêm ngặt chạy trong ô chạy quy định của đội mình và không được phép lấn sang làn chạy của đội khác nếu không sẽ phạm luật.
Trong khi thi đấu chạy tiếp sức, người tham gia luôn phải cầm gậy tiếp sức trên tay trong suốt thời gian chạy, không làm rơi nếu không muốn bị tụt lại phía sau.
4.3. Quy định đưa - nhận gậy
Khu vực trao gậy và nhận gậy dài 20m (khu vực này luôn có một dấu kẻ ngang để làm báo hiệu, trong đó 10m thuộc về cự ly của người chạy trao và 10m thuộc về cự ly của người nhận).
Đảm bảo cự ly khi đưa nhận gậy
Theo quy định, các thành viên của đội, trừ người chạy đầu tiên, có thể bắt đầu chạy từ bên ngoài vùng trao gậy tiếp sức (tối đa không quá 10m). Dấu phân biệt phải được đánh trong mỗi ô chạy để chỉ rõ giới hạn kéo dài.
Vận động viên sẽ không rời khỏi đường chạy khi trao gây xong cho đến khi đợi tất cả các đội còn lại trao gậy xong mới được phép rời để tránh tình trạng các vận động viên xô đẩy hoặc va chạm vào nhau trong quá trình chạy.
5.4. Trọng tài
Trọng tài trong chạy tiếp sức là người quan sát, đánh giá lỗi nếu có cũng như phân xử công bằng liên quan đến kết quả của các thành viên, các đội tham gia thi đấu.
5.5. Một đội có thể bị loại khỏi cuộc đua chạy tiếp sức vì
- Mất tín gậy (Đánh rơi tín gậy sẽ không bị truất quyền thi đấu).
- Xuất phát sai.
- Thực hiện quá trình trao - nhận tín gậy không đúng quy định.
- Vượt qua đối thủ cạnh tranh khác không đúng cách.
- Ngăn cản đối thủ khác vượt qua.
- Cố ý cản trở, băng qua đường đua không đúng cách hoặc bằng bất cứ một cách nào khác gây trở ngại cho đối thủ cạnh tranh khác.
6. Những lưu ý quan trọng khi tập luyện môn chạy tiếp sức hiệu quả, an toàn
Một vài chú ý quan trọng bạn cần biết để chạy tiếp sức được hiệu quả, tránh những chấn thương có thể gặp phải.
- Khởi động kỹ càng: Bạn cần thực hiện khởi động từ 7 - 10 phút cho cơ thể ấm dần lên, quen với những chuyển động và tránh việc bị chuột rút hay chấn thương khi chạy.
- Chuẩn bị trang phục, giày chạy: Bạn cần có trang phục và đôi giày chạy vừa với kích thước cơ thể bạn. Việc chọn loại trang phục co giãn, thấm hút mồ hôi và “nhẹ” sẽ giúp chạy nhanh hơn. Trong khi đó, giày chạy cần có đế êm, dây thắt kỹ càng.
- Không dừng ngay sau khi về đích: Sau khi về đích VĐV không nên ngồi xuống ngay mà nên giảm tốc độ chạy xuống và chuyển dần sang đi bộ nhẹ để cơ thể trở lại trang thái bình thường rồi mới dừng hẳn.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Để có một thể lực tốt, sức chạy bền bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nước đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày; hạn chế việc ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống nước ngọt...
Cần mặc thoải mái khi tập luyện chạy tiếp sức
Máy chạy bộ Oreni RE-215,500,000đMáy chạy bộ Oreni RE-316,500,000đMáy chạy bộ Oreni RE-521,500,000đMáy chạy bộ Oreni RE-626,500,000đMáy chạy bộ Oreni RE-724,500,000đMáy chạy bộ Oreni RE-828,390,000đ
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất mà Oreni giới thiệu về nội dung chạy tiếp sức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng trong quá trình tập luyện và đạt được thành tích cao trong thi đấu nhé!
Oreni Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục chính hãng, chất lượng, giá tốt cho mọi nhà. Nếu có nhu cầu mua hàng hãy liên hệ tới hotline 1800.1238 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất nhé.
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/
https://oreni.vn
Nguồn tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Relay_race
Từ khóa » Có Mấy Cách Trao Nhận Gậy Trong Chạy Tiếp Sức
-
Chạy Tiếp Sức Có Mấy Giai đoạn & Cách Trao Nhận Tín Gậy ! - WikiSport
-
Có Mấy Kiểu Trao Nhận Tín Gậy Trong Chạy Tiếp Sức? - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Chạy Tiếp Sức Chi Tiết - TopLoigiai
-
CHẠY TIẾP SỨC - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Cách Trao Nhận Tín Gậy Trong Chạy Tiếp Sức Mà Bạn Nên Biết!
-
Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức Có Mấy Giai đoạn | Vinmec
-
Luật Thi đấu Và Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức 4x100m Các VĐV Cần Biết
-
Có Mấy Cách Trao Nhận Gậy Trong Chạy Tiếp Sức?
-
Chạy Tiếp Sức Có Mấy Khu Vực Trao Nhận Gậy?
-
Có Mấy Cách Trao Nhận Gậy Trong Chạy Tiếp Sức
-
Có Mấy Cách Trao Và Nhận Tín Gậy Trong Chạy Tiếp Sức? Kỹ ...
-
Có Mấy Cách Xuất Phát Trong Chạy Tiếp Sức
-
Chạy Tiếp Sức Là Gì? Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức 4x100m Trong Thi đấu