Che Còng Số 8 Khi Dẫn Giải Bị Can, Bị Cáo. Lý Do Vì Sao? - Luật Sư X

Xuất hiện rất nhiều trên các trang báo, mạng xã hội hình ảnh bị can, bị cáo bị công an dẫn giải. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc tại sao có người bị còng tay, người khác thì không bị còng tay, thậm chí có tấm khăn chùm tay của bị can, bị cáo. Tại sao lại có sự khác biệt, tại sao lại phải che “còng số 8”? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đấy:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019

Nội dung tư vấn

Che còng số 8 được hiểu như thế nào?

Còng số 8 hay còn gọi là khóa số 8 là công cụ hỗ trợ. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Trên thực tế không biết khi nào những người này có hành vi phản kháng, bỏ chạy nên cơ quan điều tra đã sử dụng công cụ hỗ trợ là khóa số 8 và thường được che bằng 1 chiếc áo phòng sự việc xấu có thể xảy ra, và có thể thấy hình ảnh này vừa để tránh những ý kiến trái chiều trong dư luận về việc sử dụng còng số 8 của lực lượng vũ trang; vừa được coi là tinh tế; vì không ai dám khẳng định đằng sau tấm vải là còng số 8.

Nguyên tắc sử dụng công cụ hỗ trợ trong giải quyết vụ án

  1. Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
  2. Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
  3. Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
  4. Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.

Ai được sử dụng và che còng số 8?

Căn cứ theo quy định tại điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định rất chi tiết các đối tượng được sử dụng còng số 8. Cụ thể các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ gồm:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Cơ quan thi hành án dân sự;
  • Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
  • An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
  • Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
  • Ban Bảo vệ dân phố;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Cơ sở cai nghiện ma túy;
  • Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Sử dụng và che còng số 8 trong trường hợp nào?

  • Tuân thủ quy định về nguyên tắc sử dụng công cụ hỗ trợ
  • Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp; bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
  • Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng; sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
  • Ngăn chặn, giải tán việc gây rối; chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ; làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
  • Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

Tại sao phải che còng số 8?

Như đã trình bày sử dụng còng số 8 – công cụ hỗ trợ khi bị can, bị cáo có biểu hiện gây rối; không hợp tác, không phục tùng mệnh lệnh; thì Cơ quan có thẩm quyền mới sử dụng đến công cụ hỗ trợ.

Đối với bị can, bị cáo không có bất kỳ hành vi chống trả; thì không được phép sử dụng khóa số 8. Mà chỉ sử dụng khi Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; và bị cáo sẽ bị coi là tội phạm; hoặc thuộc trường hợp buộc cơ quan chức năng phải sử dụng công cụ hỗ trợ.

Mặc dù vậy có rất nhiều trường hợp bị can, bị cáo bị còng tay; dù vẫn chấp hành các yêu cầu của cơ quan điều tra. Để tránh những ý kiến trái chiều trong dư luận về việc sử dụng còng số 8 của lực lượng vũ trang; Hành vi che “còng số 8” được coi là tinh tế; vì không ai dám khẳng định đằng sau tấm vải là còng số 8. Có thể đưa ra suy đoán, bị can, bị cáo bị còng tay để phòng trường hợp họ có hành vi chống đối, bỏ chạy nên cơ quan điều tra đã sử dụng công cụ hỗ trợ phòng sự việc xấu có thể xảy ra.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc tại sao phải che còng số tám khi dẫn, giải bị can, bị cáo

Có thể bạn quan tâm:

  • Thủ tục xin giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ
  • Mang vũ khí nào để tự vệ mà không vi phạm pháp luật

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Che còng số 8 khi dẫn giải bị can, bị cáo. Lý do vì sao? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đáp ứng điều kiện như thế nào mới được phép sử dụng công cụ hỗ trợ?

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng?

a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

Người được phép sử dụng có được mang công cụ hỗ trợ ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra, vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:a) Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ;b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Còng Số 8 Màu Hồng