Chế độ ăn Trong Các Bệnh Lý đại Tràng

C:\Users\TUONG\Desktop\bài-1.1.jpg

Trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều các bệnh lý liên quan tới chế độ ăn uống sinh hoạt, đặc biệt là các bệnh lý đường tiêu hóa trong đó có các bệnh lý về đại tràng.

Bệnh lý đại tràng gồm những bệnh nào?

Các bệnh lý đại tràng là nhóm bệnh lý gồm nhiều bệnh được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm bệnh lý không có tổn thương ở đại tràng gồm bệnh đại tràng chức năng hay hội chứng ruột kích thích (IBS). Nhóm bệnh lý có tổn thương ở đại tràng gồm: Viêm loét đại trực tràng chảy máu, Crohn, Polyp đại tràng, Viêm đại tràng mạn tính, ...

Nguyên nhân của các bệnh lý đại tràng là gì?

Đối với Hội chứng ruột kích thích: Hay còn gọi là Bệnh đại tràng chức năng là một rối loạn cơ năng của đại tràng, người bị hội chứng ruột kích thích không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng, khi soi không có ổ viêm loét. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích chưa có kết luận rõ ràng, tuy nhiên có 4 hệ thống của cơ thể có liên quan đến bệnh lý này là: hệ thống sinh lý, hệ thống cảm xúc, hệ thống nhận thức, hệ thống hành vi.

Đối với bệnh viêm đại tràng thì nguyên nhân chủ yếu là do các vi sinh vật có thể là virut, vi khuẩn hoặc nấm tấn công qua đường ăn uống.

Còn lại bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu và Crohn là các bệnh lý tự miễn.

Triệu chứng hay gặp của các bệnh lý đại tràng là như thế nào?

Triệu chứng của các bệnh lý đại tràng thường rất phong phú và tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà có các triệu chứng khác nhau. Người bệnh thường có cảm giác đau bụng âm ỉ, có thể quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng, kèm cảm giác chướng bụng đầy hơi, ăn kém, không ngon miệng. Triệu chứng rối loạn đại tiện là triệu chứng rất hay gặp ở các bệnh lý đại tràng. Người bệnh có thể đi ngoài nhiều lần, cảm giác mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu mũi, hoặc cũng có thể bị táo bón, phân rắn, nhiều ngày không đi ngoài. Cũng có những bệnh nhân mắc cả 2 nhóm triệu chứng đi lỏng và táo bón. Dù trong nhóm triệu chứng nào thì các bệnh lý đại tràng cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn như thế nào cho hợp lý cũng rất quan trọng với các bệnh nhân mắc các bệnh đại tràng.

CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ CHO CÁC BỆNH LÝ ĐẠI TRÀNG LÀ GÌ?

C:\Users\TUONG\Desktop\thuc-pham-benh-viem-dai-trang-nen-dung.jpg

Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ đúng bữa, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, cân đối 4 nhóm thực phẩm cung cấp đạm , đường, mỡ, vitamin và muối khoáng, không nên ăn các thức ăn lạ, tránh các thức ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà... đều phải kiêng. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành. Hạn chế mỡ: tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

Lưu ý: Bệnh lý đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu... Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).

Các bệnh lý đại tràng là các bệnh lý liên quan nhiều tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chính vì thế việc có một chế độ ăn uống sinh họat hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong phòng tránh cũng như điều trị các bệnh lý đại tràng.

Từ khóa » Các Bệnh đại Tràng