Chế độ Cai Trị Của Chính Quyền Thực Dân Pháp Tại Vùng đất Vị Thanh
Có thể bạn quan tâm
Trong sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, Nhà Nam bộ học Sơn Nam viết: “Trước khi người Pháp đến, đất Nam kỳ đã là nơi việc cai trị tổ chức thành nền nếp khá minh bạch. Người Pháp nghiên cứu kỹ lưỡng, sửa đổi hoặc noi theo phần nào để áp dụng có lợi cho việc thực dân...”.
Kênh xáng Xà No được đào trong giai đoạn chính quyền thực dân Pháp cai trị Nam kỳ (1901-1903). Ảnh: LÝ ANH LAM
Trước hết, để thi hành chính sách cai trị, họ xóa bỏ hết cấp phủ, huyện; lập địa hạt, nhưng sau đó đặt lại cấp tỉnh, rồi cấp quận. Việc chọn tỉnh hay quận lỵ; đặt tên tỉnh, quận cũng khá nôm na theo địa danh sở tại, thường lấy tên các ngôi chợ lớn nhất trong vùng.
Pháp vẫn duy trì cấp tổng từ triều Nguyễn. Đứng đầu là cai tổng, phụ tá có phó tổng. Để tỏ ra dân chủ, chính quyền Pháp cho tổ chức các cuộc bầu cử với quy chế phức tạp, thường thì khuyến khích những người chịu hợp tác với Pháp, nhất là giới địa chủ, người giàu có, theo Tây học ra ứng cử.
Đối với cấp hạ tầng: Pháp vẫn duy trì bộ máy quản trị xã, thôn thời triều Nguyễn, với các chức vụ Hương chủ, Hương cả; Xã trưởng hay Thôn trưởng hoặc Lý trưởng. Từ năm 1876, các xã, thôn, thống nhất gọi là làng. Một cơ chế hành chính khác: Ngày 13-3-1909, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định việc thành lập các làng mới từ các sở điền tư nhân có tối thiểu 400 mẫu, từ 80 nông dân trực tiếp sản xuất. Các làng kiểu này đặt dưới sự quản trị theo quy chế chung của các làng khác. Ban hội tề làng, do nông dân trong làng bầu cử lên. Trường hợp này đã có tại làng Vị Thanh, vốn trên đất có điền Tây Pall Serrure. Đối chiếu tư liệu, có thể sở điền này thành lập làng Hưng Thạnh (thuộc tổng An Minh). Về sau, do biến động hành chính, làng này giải thể.
Ngày 27-8-1904, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định công nhận các làng Việt Nam là hạ tầng cơ sở, tổ chức điều hành bởi một hội đồng đại hương chức, gọi là ban hội tề, gồm các chức danh như: Hương cả, hương chủ, hương sư, hương trưởng, hương chánh, hương giáo, hương quản, thủ bộ, hương thân, hương hào, lý trưởng,…
Đây là cơ chế hành chính có dung hòa, giữa cung cách truyền thống thời triều Nguyễn và lối mới theo phương Tây, mà người Pháp nhằm siết chặt chế độ cai trị. Tất nhiên, họ bày ra các kiểu ứng cử, bầu cử như có vẻ dân chủ, nhưng thật ra vẫn là các địa chủ, người giàu có đắc cử theo ý đồ của chính quyền Pháp. Do vậy mới xảy ra nhiều vụ hương chức là địa chủ lấy đất của tá điền hoặc áp bức, bóc lột dân nghèo cô thế, nhất là lúc đào kinh xáng Xà No và các con kinh khác trong vùng. Nhiều người trở thành địa chủ nắm trong tay hàng ngàn mẫu đất nên họ phải len lỏi vào bộ máy chính quyền để thâu tóm và giữ gìn ruộng, đất.
Vùng Hỏa Lựu, Vị Thủy, Long Mỹ, Vị Thanh xưa vẫn phải thực hiện theo nền hành chính chung của Nam kỳ, như cơ chế vừa nêu. Và thực tế, bộ máy do chính quyền thực dân tổ chức, sắp đặt nên đã thành cơ hội tốt cho “cường hào, ác bá” lập thành phe phái ra tay thâu tóm ruộng đất, ức hiếp dân nghèo.
Mặt nào đó, cho thấy việc đào kinh, khẩn đất canh tác mang lại nhiều thành quả thiết thực. Một phần do người giàu có bỏ vốn đầu tư, huy động nhân lực, ứng dụng cơ giới,… Nhưng đồng thời, đều do công sức người nông dân lao động nghèo nỗ lực mới có được. Tuy nhiên, công sức của họ không được thụ hưởng đầy đủ, đôi khi bị tước đoạt thành quả. Và dù có tranh chấp, kiện tụng đến quan làng, quan tổng thì cuối cùng, phần thua thiệt vẫn là người nông dân nghèo, cô thế. Bởi bộ máy cầm quyền do các thế lực địa chủ, hương chức, hội tề nắm giữ.
Tình hình trên phân hóa rõ rệt trong xã hội. Số địa chủ ít, nhưng chiếm hữu ruộng đất rất nhiều. Trong khi nông dân, tá điền thì vẫn làm thuê nộp tô cho địa chủ. Qua khảo sát, tìm hiểu nhân chứng, được biết riêng tại địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, sau khi đào kinh xáng Xà No mấy mươi năm, nhiều địa chủ phất lên nắm trong tay từ vài trăm mẫu đến hàng ngàn mẫu ruộng như: Trần Kim Yến, sở hữu phần đất từ Ngã Ba Di Hạn đến Kinh Năm, chạy dài 5km theo sông Nước Đục, với 5 lô rừng tràm rộng hàng ngàn công; Huỳnh Tấn Tước (Chủ Chẹt), điền chủ người Hoa, có số ruộng đất vào hạng nhất nhì Cần Thơ, Rạch Giá tới 12.000 mẫu; Đỗ Hữu Trí, có 500 mẫu, thuộc ấp Thạnh Hòa, xã Hỏa Tiến ngày nay.
Ngoài ra, còn có nhiều điền chủ khác ở Hỏa Lựu không nắm rõ số ruộng đất sở hữu như: Hội đồng Hổ, Trần Phú Quới, Nguyễn Viết Liên, Lý Tấn Lợi. Tại làng Vị Thanh, có cả những địa chủ người Pháp như Duval, Guéry, Labaste đã sở hữu nhiều ruộng đất; hoặc người giàu có ở Sài Gòn, Cần Thơ, Rạch Giá đến xin khai thác đất bờ xáng hay mua ép của nông dân với giá rẻ.
VỊ THANH
Từ khóa » Các Chính Sách Cai Trị Của Pháp ở Việt Nam
-
Sự Thống Trị, Bóc Lột Tàn Bạo Của Thực Dân Pháp Và Sự Chuyển Biến ...
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời Như Thế Nào? - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Chính Trị - Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 90 Năm Ngày...
-
Những Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp ở Việt Nam Vào ... - 123doc
-
Những Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp ở Việt Nam Vào ... - 123doc
-
Chính Sách Cai Trị Của Pháp - Lịch Sử đảng - StuDocu
-
Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp ở Việt Nam Về Chính Trị - Xây Nhà
-
Chính Sách Khai Thác Thuộc địa Của Thực Dân Pháp? - Luật Hoàng Phi
-
Phân Tích Sự Chuyển Biến Của Xã Hội ở Việt Nam Dưới Chính Sách Cai ...
-
Https://.vn/chi-tiet-tin/?/su-thong-t...
-
Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp ở Việt Nam Về Văn Hóa - Học Tốt
-
Bước Ngoặt Quan Trọng Trong Lịch Sử Cách Mạng Việt Nam
-
Pháp Thuộc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp ở Việt Nam - Tailieuontap